Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.4 Các loại giao dịch ngoại tệ
1.4.1 Giao dịch giao ngay (spot)
1.4.1.1 Khái niệm
Giao dịch ngoại tệ giao ngay là giao dịch trong đó hai bên thỏa thuận mua bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao hàng - thanh tốn được thực hiện trong vịng hai ngày làm việc.
Tỷ giá giao dịch được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường liên NH. Thị trường giao ngay là thị trường rất sôi động, giao dịch với khối lượng tiền cực lớn và tốc độ nhanh nhằm tận dụng cơ hội KD chênh lệch giá.
1.4.1.2 Giao dịch giao ngay bán lẻ & liên NH
* Giao dịch giao ngay bán lẻ: được thực hiện giữa một bên là NHTM và một bên
là khách hàng mua bán lẻ. Giao dịch trên thị trường mua bán lẻ có quy mơ tương đối nhỏ và khơng đồng đều. Tỷ giá này thường không biến động gay gắt mà thường là mỗi ngày một giá, tỷ giá được NHTM xác định vào đầu ngày và được áp dụng cho cả ngày đối với tất cả các giao dịch.
Thông thường sau khi xác nhận giao dịch mua hay bán ngoại tệ với khách hàng, NHTM tiến hành bán lại hay mua lại với số tiền đã giao dịch với khách hàng khác để kiếm chênh lệch hoặc thực hiện giao dịch đối ứng trên thị trường liên NH.
* Giao dịch giao ngay liên NH:
Thị trường liên NH trực tiếp:
Trên thị trường giao ngay Liên NH trực tiếp có các đặc điểm sau: - Các NH đều là các nhà tạo thị trường
- Các dealer của các NH hỏi giá và báo giá lẫn nhau thông qua các phương tiện truyền thông: điện thoại, telex và hệ thống giao dịch điện tử.
- Trong một giao dịch ln có hai dealer của hai NH tham gia, một dealer hỏi giá và một dealer báo giá, dealer hỏi giá khơng bao giờ cho đối tác biết mình muốn mua hay bán, nhưng dealer báo giá phải báo giá cả hai chiều.
Thị trường liên NH gián tiếp:
Trên thị trường Liên NH gián tiếp, các NH đặt các lệnh giới hạn một chiều cho các nhà mơi giới
Ví dụ: một NHTM đặt một lệnh cho nhà mơi giới để mua 10 triệu tại tỷ giá 1 GBP = 1.4860 USD. Nhà môi giới ghi lệnh này vào sổ và cố gắng tìm cách đối chiếu lệnh mua GBP với các lệnh bán GBP từ các NH khác. Trong khi các NHTM tiến hành các
giao dịch khác cho chính mình và cả khách hàng của mình thì nhà mơi giói chỉ giao dịch duy nhất cho chính mình.
1.4.2 Giao dịch kỳ hạn (forward)
1.4.2.1 Khái niệm
Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch mua bán ngoại tệ trong đó tỷ giá được hai bên thỏa thuận ngày hơm nay và việc giao hàng – thanh tốn được thực hiện tại mức tỷ giá đó vào một ngày xác định trong tương lai.
Ngày xác định trong tương lai này phải cách ngày ký kết hợp đồng từ 3 ngày làm việc trở lên nếu không giao dịch kỳ hạn sẽ trở thành giao dịch giao ngay.
Công thức xác định ngày giá trị trong giao dịch kỳ hạn: T = t + 2 + n
T : ngày giá trị t + 2 : ngày hợp đồng n : số ngày của kỳ hạn
1.4.2.2 Cách xác định tỷ giá kỳ hạn
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay để làm cơ sở cho việc giao hàng và thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai. Tỷ giá kỳ hạn chính là tỷ giá giao ngay kỳ vọng trong tương lai. Nó được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay hiện hành, kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn và lãi suất của các đồng tiền liên quan.
Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn:
F = S x Trong đó:
F : tỷ giá kỳ hạn 1 năm S : tỷ giá giao ngay
(1+ i ) (1+ i *)
i*: lãi suất đồng tiền yết giá tính theo tỷ lệ %/năm và áp dụng cho kỳ hạn 1 năm. i : lãi suất đồng tiền định giá tính theo tỷ lệ %/năm và áp dụng cho kỳ hạn 1 năm. Giao dịch hối đoái kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên do giao dịch kỳ hạn là bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi, hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Nếu không thực hiện hợp đồng sẽ bị phạt vì vi phạm hợp đồng, mức phạt này được quy định trong hợp đồng mua bán kỳ hạn, thông thường là khá cao đủ để NH bù đắp các thiệt hại phát sinh.
Ngồi ra giao dịch hối đối kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi khách hàng cần mua hay bán ngoại tệ. Đơi khi thực tế khách hàng vừa có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai.
Do đó giao dịch hối đối giao ngay hay giao dịch hối đoái kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng mà phải kết hợp cả hai loại này với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự kết hợp này hình thành nên một loại giao dịch mới đó là giao dịch hốn đổi.
1.4.3 Giao dịch hoán đổi tiền tệ (swap)
1.4.3.1 Khái niệm
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch trong đó một bên đồng ý bán cho bên kia một đồng tiền nhất định tại một thời điểm và đồng thời cam kết mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm khác trong tương lai với các mức giá được thỏa thuận từ trước.
Một hợp đồng hốn đổi có các đặc điểm sau:
- Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay.
- Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này (đồng tiền yết giá) là bằng nhau trong cả hai vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi.
- Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng bán ra là khác nhau.
Trong giao dịch hối giao ngay và kỳ hạn, một NH mới chỉ hoạt động một chiều để phục vụ khách hàng của mình. Nghĩa là NH tiến hành mua hoặc bán ngoại tệ với một khách hàng tại thời điểm hiện tại hoặc thời điểm kỳ hạn mà không chắc chắn được trạng thái ngoại tệ ngay sau thời điểm giao dịch. Khi đó NH sẽ có nguy cơ gặp phải rủi ro về tỷ giá….Nghiệp vụ swap ra đời để khắc phục những rủi ro trên.
Trong trạng thái ngoại tệ swap thì khối lượng tiền mua bán ln bằng nhau. Vì vậy swap khơng làm thay đổi trạng thái thực của NH.
Giao dịch hốn đổi có hai loại sau:
+ Loại thứ nhất: bao gồm giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn (spot – forward swap )
+ Loại thứ hai: bao gồm hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn, nhưng có các ngày giá trị khác nhau (forward against forward swap)
Thời hạn giao dịch hốn đổi có thể từ ba ngày đến sáu tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ Nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.
Giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thoả mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai. Đồng thời khắc phục nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hốn đổi vẫn có các hạn chế:
+ Giao dịch hốn đổi là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điều này có lợi là tránh được rủi ro tỷ giá cho khách hàng nhưng đồng thời đánh mất cơ hội KD nếu tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.
+ Giao dịch hoán đổi chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt thời gian giữa hai thời điểm đó.
Tỷ giá hốn đổi (swap rate) phản ánh điểm kỳ hạn (forward point) hay điểm hốn đổi (swap point), tại đó NH yết giá sẵn sàng hốn đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.
Như vậy, thực chất thì:
Swap rate =Swap point = Forward point = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay
Nếu điểm hoán đổi mua vào nhỏ hơn điểm hốn đổi bán ra thì đồng tiền yết giá có điểm kỳ hạn gia tăng. Tỷ giá kỳ hạn sẽ được tính bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng điểm hoán đổi.
Nếu điểm hoán đổi mua vào lớn hơn điểm hoán đổi bán ra thì đồng tiền yết giá có điểm kỳ hạn khấu trừ. Tỷ giá kỳ hạn sẽ được tính bằng cách lấy tỷ giá giao ngay trừ điểm hoán đổi.
Giao dịch ngoại tệ không tạo ra trạng thái ngoại tệ rịng nên là cơng cụ quản lý luồng tiền một cách thích hợp mà vẫn tránh được rủi ro tỷ giá.
1.4.4 Giao dịch tương lai (future)
1.4.4.1 Khái niệm
Hợp đồng tiền tệ tương lai là các giao dịch trong đó hai bên mua bán thỏa thuận với nhau về việc mua bán một số lượng tiền của một loại tiền xác định theo mức tỷ giá được thỏa thuận ngay tại thời điểm giao dịch và việc giao hàng, thanh toán được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch.
1.4.4.2 Các đặc điểm của giao dịch tương lai
Tiêu chuẩn hóa: Hợp đồng tiền tệ tương lai được tiêu chuẩn hóa về quy mơ hợp đồng, cách yết giá, mức biến động….làm cho việc khớp lệnh được thực hiện dễ dàng hơn, tăng tính thanh khoản và khối lượng giao dịch.
Tuy nhiên khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tiền tệ tương lai chỉ sẵn sàng thực hiện đối với một số loại ngoại tệ. Chẳng hạn tại thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng với sáu loại ngoại tệ mạnh như: GBP, CAD, EUR, JPY, CHF and AUD.
Giao dịch tập trung tại sàn: các nhà KD là thành viên của sở giao dịch nếu có nhu cầu mua bán thì đến sàn giao dịch để giao dịch tập trung thơng qua việc đấu giá mở.
Q trình giao dịch như vậy sẽ làm cho giao dịch dễ thành công hơn, nhu cầu mua bán của các nhà KD sẽ dễ dàng được đáp ứng.
Hợp đồng tiền tệ tương lai có cả ưu và nhược điểm khi sử dụng.
+ Ưu điểm là sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ, cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng bất cứ lúc nào trước khi hợp đồng hết hạn.
+ Nhược điểm là chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn.
Thực chất hợp đồng tiền tệ tương lai có thể bổ sung cho giao dịch kỳ hạn và hốn đổi ở tính chất thực hiện thanh tốn hằng ngày nhằm bảo đảm cho nhà đầu cơ có thể tận dụng cơ hội nếu thị trường biến động có lợi cho họ.
1.4.5 Giao dịch quyền chọn (option)
1.4.5.1 Khái niệm
Là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền. Trong đó bên mua quyền có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước.
Người mua quyền lựa chọn là người có quyền thực hiện quyền chọn nhưng khơng ràng buộc phải thực hiện mua hoặc bán ngoại tệ với tỷ giá đã thỏa thuận. Người mua quyền chọn phải trả một khoản phí, gọi là phí quyền chọn để có được quyền chọn mua hoặc bán ngoại tệ.
Người bán quyền chọn là người có nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng đã ký kết với người mua quyền chọn.
1.4.5.2 Phân loại quyền chọn
Có hai loại quyền chọn: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option):
+ Quyền chọn bán (put option): trao cho người mua quyền bán ngoại tệ
Có hai kiểu quyền chọn:
+ Quyền chọn kiểu Mỹ (American Style Option): Quyền chọn có thể được thực hiện bất cứ thời điểm nào đến khi hợp đồng đáo hạn
+ Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Style Option): Quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
1.5. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.5.1 Rủi ro không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng từ phía đối tác:
Là rủi ro phát sinh khi phía đối tác khơng thực hiện hợp đồng dù NH đã thực hiện nghĩa vụ của mình. Rủi ro này có thể xuất hiện ở hầu hết các giao dịch ngoại tệ trên OTC.
1.5.2 Rủi ro thanh khoản
Là rủi ro phát sinh khi NH không đủ tiền để đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán. Rủi ro thanh khoản khơng những làm giảm uy tín của NH trong mắt khách hàng và đối tác mà có thể dẫn đến những kết quả xấu hơn như nguy cơ phá sản.
1.5.3 Rủi ro gắn với các giao dịch đối ứng để cân bằng trạng thái ngoại tệ vàluồng tiền luồng tiền
Trong hoạt động cung ứng ngoại tệ cho khách hàng cũng như tự KD cho chính mình, NH ln có nhu cầu thực hiện các giao dịch đối ứng, đặc biệt trong các giao dịch Forward và Swap. Và rủi ro này xuất hiện khi NH khơng tìm được giao dịch đối ứng phù hợp (về đồng tiền, thời điểm mong muốn, số lượng…) hoặc khi đối tác không thực hiện giao dịch đối ứng đã kí kết.
1.5.4 Rủi ro tỷ giá (hay rủi ro thị trường)
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh từ sự biến động bất lợi của tỷ giá khi trạng thái ngoại tệ đang mở. Với sự biến động tỷ giá, lợi nhuận dự tính sẽ có thể trở thành 1 khoản lỗ và 1 khoản lỗ dự tính có thể sẽ càng nặng nề hơn.
Nếu khơng duy trì trạng thái ngoại tệ mở thì sẽ khơng đối mặt với rủi ro tỷ giá; hoặc duy trì trạng thái ngoại tệ mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Tuy nhiên, một thực tế là, đã là nhà KD ngoại tệ thì động cơ kiếm lời chủ yếu là thông qua việc tạo trạng thái và tỷ giá biến động càng nhanh, càng mạnh càng khó dự đốn thì cơ hội kiếm lời càng nhiều và rủi ro càng lớn.
1.6. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động KD ngoại hối.
1.6.1 Doanh số giao dịch ngoại tệ.
Đây là chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối. DS giao dịch càng lớn càng thể hiện năng lực của NH trong hoạt động KD ngoại hối. DS giao dịch lớn tạo điều kiện để NH gia tăng nguồn thu từ phí dịch vụ, cũng như giảm thiểu được rủi ro về thanh khoản.
DS mua bán có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái ngoại tệ của NH. Nếu doanh số mua lớn hơn doanh số bán ra góp phần tạo ra trạng thái ngoại tệ ở thế trường hoặc ngược lại. Trong hoạt động trading, nếu “view” thị trường của NH là ở giữ thế trường và thực tế xu hướng tỷ giá lên thì NH sẽ thu được một khoản lợi nhuận khơng nhỏ. Ngược lại nếu “view” thị trường của NH là giữ ở thế trường nhưng thực tế xu hướng tỷ giá lại xuống thì cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi nhuận NH. Tuy nhiên việc nắm giữ trạng thái cũng phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu từ KH. Nếu nhu cầu của KH quá nhiều trong khi thực tế khả năng mua vào của NH có hạn thì việc trạng thái bị âm là khơng thể tránh khỏi. Do đó việc giữ được sự hài hòa giữa lượng ngoại tệ mua vào và bán ra phù hợp với tình hình thực tế của NH là việc hết sức quan trọng và cần thiết.
1.6.2 Doanh thu và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại tệ.
Doanh thu ngoại tệ là lượng tiền có được khi NH mua bán ngoại tệ trên thị trường được tính trên cơ sở = doanh số KD ngoại tệ x tỷ giá quy đổi ra vnd
Lợi nhuận = doanh thu - chi phí, tính tốn lãi lỗ từ việc KD ngoại tệ.