Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ

1.5 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

1.5.1 Rủi ro không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng từ phía đối tác:

Là rủi ro phát sinh khi phía đối tác không thực hiện hợp đồng dù NH đã thực hiện nghĩa vụ của mình. Rủi ro này có thể xuất hiện ở hầu hết các giao dịch ngoại tệ trên OTC.

1.5.2 Rủi ro thanh khoản

Là rủi ro phát sinh khi NH không đủ tiền để đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán. Rủi ro thanh khoản khơng những làm giảm uy tín của NH trong mắt khách hàng và đối tác mà có thể dẫn đến những kết quả xấu hơn như nguy cơ phá sản.

1.5.3 Rủi ro gắn với các giao dịch đối ứng để cân bằng trạng thái ngoại tệ vàluồng tiền luồng tiền

Trong hoạt động cung ứng ngoại tệ cho khách hàng cũng như tự KD cho chính mình, NH ln có nhu cầu thực hiện các giao dịch đối ứng, đặc biệt trong các giao dịch Forward và Swap. Và rủi ro này xuất hiện khi NH khơng tìm được giao dịch đối ứng phù hợp (về đồng tiền, thời điểm mong muốn, số lượng…) hoặc khi đối tác không thực hiện giao dịch đối ứng đã kí kết.

1.5.4 Rủi ro tỷ giá (hay rủi ro thị trường)

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh từ sự biến động bất lợi của tỷ giá khi trạng thái ngoại tệ đang mở. Với sự biến động tỷ giá, lợi nhuận dự tính sẽ có thể trở thành 1 khoản lỗ và 1 khoản lỗ dự tính có thể sẽ càng nặng nề hơn.

Nếu khơng duy trì trạng thái ngoại tệ mở thì sẽ khơng đối mặt với rủi ro tỷ giá; hoặc duy trì trạng thái ngoại tệ mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Tuy nhiên, một thực tế là, đã là nhà KD ngoại tệ thì động cơ kiếm lời chủ yếu là thông qua việc tạo trạng thái và tỷ giá biến động càng nhanh, càng mạnh càng khó dự đốn thì cơ hội kiếm lời càng nhiều và rủi ro càng lớn.

1.6. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động KD ngoại hối.

1.6.1 Doanh số giao dịch ngoại tệ.

Đây là chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối. DS giao dịch càng lớn càng thể hiện năng lực của NH trong hoạt động KD ngoại hối. DS giao dịch lớn tạo điều kiện để NH gia tăng nguồn thu từ phí dịch vụ, cũng như giảm thiểu được rủi ro về thanh khoản.

DS mua bán có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái ngoại tệ của NH. Nếu doanh số mua lớn hơn doanh số bán ra góp phần tạo ra trạng thái ngoại tệ ở thế trường hoặc ngược lại. Trong hoạt động trading, nếu “view” thị trường của NH là ở giữ thế trường và thực tế xu hướng tỷ giá lên thì NH sẽ thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ. Ngược lại nếu “view” thị trường của NH là giữ ở thế trường nhưng thực tế xu hướng tỷ giá lại xuống thì cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi nhuận NH. Tuy nhiên việc nắm giữ trạng thái cũng phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu từ KH. Nếu nhu cầu của KH quá nhiều trong khi thực tế khả năng mua vào của NH có hạn thì việc trạng thái bị âm là khơng thể tránh khỏi. Do đó việc giữ được sự hài hòa giữa lượng ngoại tệ mua vào và bán ra phù hợp với tình hình thực tế của NH là việc hết sức quan trọng và cần thiết.

1.6.2 Doanh thu và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại tệ.

Doanh thu ngoại tệ là lượng tiền có được khi NH mua bán ngoại tệ trên thị trường được tính trên cơ sở = doanh số KD ngoại tệ x tỷ giá quy đổi ra vnd

Lợi nhuận = doanh thu - chi phí, tính tốn lãi lỗ từ việc KD ngoại tệ.

Khi lợi nhuận NH thực dương chức tỏ NH đang hoạt động có lãi và ngược lại khi lợi nhuận NH thực âm thì hoạt động KD ngoại tệ đang bị lỗ.

Sau khi tổng kết giao dịch theo tháng, quý, năm, kết quả lợi nhuận cao hay thấp sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH.

1.6.3 Thanh khoản ngoại tệ

Tính thanh khoản của ngoại tệ được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt (VNĐ) của các khoản nợ, các khoản phải thu bằng ngoại tệ của NH.

Đối với hoạt động KD ngoại tệ thì chỉ tiêu thanh khoản là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển trong hoạt động KD ngoại tệ của NH.

Trong giao dịch hối đối thường ngày thì có thể xem tính thanh khoản của ngoại tệ ln ở mức cao. Tuy nhiên, tính thanh khoản của ngoại tệ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ sự cân đối của cung và cầu ngoại tệ. Vì vậy, khi có sự biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực về tỷ giá của một hay một số ngoại tế chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch ngoại hối thì cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của các loại ngoại tệ trong rổ tiền tệ, gây khó khăn trong việc điều chỉnh nguồn vốn hoạt động của NH. Một nguyên nhân chính khác dẫn đến rủi ro thanh khoản ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NH đến từ các khoản tín dụng bằng ngoại tệ. Để đảm bảo thanh khoản ngoại tệ các NH cần duy trì tình trạng cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, sự hỗ trợ của NHNN qua kênh nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại hối, và các khoản vay tái cấp vốn với các NH thương mại quy mô lớn khác.

1.6.4 Mức độ đa dạng của các sản phẩm ngoại tệ.

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, sản phẩm ngoại tệ cũng là một tiêu chí khơng kém phần quan trọng trong việc hoạt động KD ngoại tệ. Cung cấp các sản phẩm ngoại hối phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn cho khách hàng, cũng như xây dựng hệ thống sản phẩm ngoại hối phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng khi tham gia thị trường.

1.6.5 Mức độ phát triển công nghệ thông tin.

Với tốc độ phát triển và mức độ ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động KD ngày càng sâu rộng như hiện nay, để đánh giá hiệu quả của hoạt động KD ngoại hối khơng thể khơng kể đến tiêu chí về cơng nghệ. Cơng nghệ hiện đại, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch phát sinh, có cơ chế cảnh báo và báo cáo kịp thời sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối, đảm bảo tính chính xác và kịp thời

cho các giao dịch, hạn chế được những biến cố xảy ra ảnh hưởng bất lợi cho bản thân NH cũng như khách hàng..

1.7. Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại một số NgânHàng trên thế giới đối với Việt Nam. Hàng trên thế giới đối với Việt Nam.

KD ngoại tệ là hoạt động phát triển của các NH ở các nước phát triển. Hoạt động KD ngoại tệ diễn ra một cách khá sôi động và là nơi thu hút các nhà đầu tư không thua kém gì so với trường chứng khốn.

Vì thế các NH xem vấn đề mở rộng KD ngoại tệ là một lĩnh vực kinh doanh vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng và mang lại khoản lợi nhuận to lớn cho NH.

Một số quốc gia trong khu vực đã trải qua các giai đoạn khủng hoảng về tiền tệ có thể kể đến như: Trung Quốc, Thái Lan….và chính các quốc gia này đã tự rút tỉa ra các bài học kinh nghiệm quý báu cho hoạt động tiền tệ của quốc gia mình.

Trung Quốc, con đường trở thành đại gia

Cũng giống một số nước khác, vào năm 1994, Trung Quốc đã cố định tỷ giá 8,28 nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ. Điều thú vị ở đây là khác với nhiều nước Đông Á, với tỷ giá này, đồng nhân dân tệ đã bị định giá thấp, nhưng tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng.

Cộng với những yếu tố thuận lợi khác, một kết quả hết sức mỹ mãn đối với Trung Quốc là kể từ đó thặng dư mậu dịch và dữ trữ ngoại hối liên tục gia tăng. Con số kỷ lục được thiết lập vào năm 2006 với thặng dư ngoại thương lên đến 177,6 tỷ đôla (Bloomberg TV, 08/01/2007), dự trữ ngoại hối vượt 1.000 tỷ đôla.

Với sức mạnh về ngoại thương và số tiền có sẵn trong tay, Trung Quốc đã khiến cho tất cả các đối tác thương mại, kể cả Hoa Kỳ phải e ngại. Có lẽ, một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất trên chính trường nước Mỹ là vấn đề tỷ giá giá đồng Nhân dân tệ. Có thể việc khơng thuyết phục được Trung Quốc nới lỏng chính sách tỷ giá như kỳ vọng mà Bộ trưởng Bộ Tài chính John Snow phải từ chức để lại gánh nặng cho người kế nhiệm Henry Paulson.

(Thực ra, vào cuối tháng 07/2005, để chuẩn bị món quà cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã quyết định bỏ chế độ tỷ giá cố định, cho

phép đồng Nhân dân tệ dao động linh hoạt hơn. Nhưng điều này có vẻ vẫn chưa làm hài lịng các chính trị gia cũng như các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, sau 18 tháng, đồng Nhân dân tệ chỉ tăng giá vào khoảng 6%, thấp hơn mức người ta kỳ vọng rất nhiều.).

Hơn thế nữa, nhờ khoản tiền dữ trữ ngoại hối dồi dào mà Trung Quốc có thể chi ra cả trăm tỷ đô-la để biến các NH thương mại nhà nước với tình trạng tài chính yếu kém trở thành những NHcó khả năng cạnh tranh được biết đến qua những vụ phát hành cổ phiếu ra công chúng hết sức rùm beng trong hai năm qua.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc có được vị thế như hiện nay mà song song với quá trình cải cách kinh tế, họ đã thực hiện một quá trình cải cách và tự do hóa tài chính một cách hợp lý qua 5 giai đoạn khác nhau mà bắt đầu bằng việc tự do hóa lần đầu tiên trong những năm 1978-1986, đến giai đoạn tự do hóa và mở cửa ngành tài chính sau khi gia nhập WTO vào năm 2001.

Trong quá trình tự do hóa tài chính của mình, khơng phải lúc nào cũng suôn sẻ đối với Trung Quốc, sau cuộc khủng hoảng năm 1997, sức ép phá giá lên đồng Nhân dân tệ rất nhiều, nhưng nhờ sức mạnh sẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dữ trữ tương đối lớn (gần 150 tỷ đôla) mà Trung Quốc đã thành cơng trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình. Điều này cũng đã giúp Đơng Á khơng chìm sâu vào khủng hoảng.

Điều đáng chú ý ở đây là trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc đã tung ra số Nhân dân tệ bằng 40% cung tiền để mua vào gần 1.000 tỷ đơla giá trị ngoại tệ mạnh, nhưng lạm phát bình quân chưa đến 1%, trong khi tốc độ tăng cung tiền lên đến 16% và tốc độ tăng dữ trữ ngoại hối trên 24%.

Nhiều người lý giải vấn đề này là do đồng Nhân dân tệ đang mạnh, người ta muốn cất giữ nó (bằng tiền mặt) hoặc chuyển ra nước ngồi để chờ khi nó lên giá mới bán ra. Đây là một trong những điều lo ngại của Trung Quốc. Dù sao, với vị thế của mình, Trung Quốc đang thực hiện một tiến trình cải cách tỷ giá hối đối và tự do hóa tài chính một cách chủ động.

Thái Lan được xem là nơi châm ngịi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại châu Á vào năm 1997-1998. Lúc đó, nhiều người khơng tin điều tồi tệ như vậy lại có thể xảy ra.

Tuy nhiên, sau khi có đủ thời gian suy nghĩ, có thể thấy rằng khủng hoảng là điều tất yếu và một trong những nguyên nhân chính là do các nước trong khu vực đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế cố định tỷ giá (Yusuf 2000) khi mà nền kinh tế chưa thực sự ổn định, khu vực tài chính NH cịn bộc lộ nhiều yếu kém cộng với những cải cách khác chưa được thực hiện theo tiến trình tự do hóa tài chính nêu trên.

Ở Thái Lan, khi tài khoản vốn được tự do cộng với kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư và sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã làm cho dòng vốn ồ ạt chảy vào. Chỉ trong 10 năm từ 1987-1996, đã có đến 100 tỷ đơla được đổ vào Thái Lan. Nghiêm trọng hơn, trên 70% số tiền này là vốn vay với hơn nửa là vay ngắn hạn do các tổ chức tài chính, nhất là các cơng ty tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản chiếm một tỷ trọng khơng nhỏ (Alba 1999).

Thêm vào đó, với tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht ăn 1 đôla quá lâu khi mà thâm hụt thương mại kéo dài đã làm cho áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng gia tăng. Những chỉ số kinh tế vĩ mô đẹp mắt tồn tại trong thời gian dài như: tốc độ tăng trưởng bình quân 9,5%, thất nghiệp được giữ ở con số dưới 2%, dự trữ ngoại hối tăng bình qn 26,2% với 35 tỷ đơ-la được mua thêm, trong khi tốc độ tăng cung tiền chỉ là 18,7% và tỉ lệ lạm phát bình quân 4,7%, năm cao nhất chỉ là 6%..., dường như đã đánh lừa được mọi người.

Tuy nhiên, điều gì phải đến đã đến. Áp lực của những khoản nợ đến hạn, áp lực của thâm hụt ngoại thương liên tục đã vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, nhu cầu ngoại tệ gia tăng đột biến. Mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ đôla trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã không đủ sức giữ được tỷ giá. Đồng baht bị phá giá và khủng hoảng xảy ra với những hậu quả khơn lường.

Sau cuộc khủng hoảng này, tuy có một số biện pháp xiết chặt, nhưng nhìn chung tài khoản vốn vẫn coi như được tự do cộng với một cái mới là tỷ giá được thả nổi. Điểm đáng chú ý nhất của Thái Lan là sau khi phá giá đồng Baht, thặng dư thương mại ngày

càng gia tăng. Hơn thế nữa, dịng vốn nước ngồi đang quay trở lại ngày một nhiều hơn. Hệ quả tất yếu của điều này là áp lực tăng giá đồng tiền trong nước tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.

Sự lo lắng đã biến thành hành động cụ thể khi mà vào ngày 18/12/2006, Thái Lan đã quyết định áp dụng các biện pháp hành chính nhằm hạn chế dịng dịng tiền đổ vào. Hậu quả tức thời là ngay ngày thứ Ba hơm sau, thị trường chứng khốn sụt giảm 15%, mức cao nhất kể từ năm 1990 (Financial Times, 20/12/2006). Lo sợ một cuộc khủng hoảng xảy ra , ngay ngày hôm sau quyết định này đã được dỡ bỏ trong sự lúng túng đối với vấn đề đang cần giải quyết.

 Một trong những sai lầm lớn nhất gây ra cuộc khủng hoảng năm 1997 là việc Thái Lan đã mở tài khoản vốn quá sớm làm cho một dòng nợ, nhất là nợ ngắn hạn khổng lồ đổ vào kết hợp với chính sách cố định tỷ giá ở mức cao, đồng tiền kém sức cạnh tranh, thâm hụt thương mại gia tăng làm cho vấn đề trầm trọng hơn.

Trái lại, thành cơng của Trung Quốc có được là do nước này đã định giá đồng tiền ở mức thấp tạo ra lợi thế cạnh tranh ngoại thương cộng với một tiến trình cải cách thương mại và cải cách tài chính hợp lý.

- Một trong số các NH trên thế giới được đánh giá cao về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ phải kể đến là Citibank, ANZ, HSBC…Để đạt được những thành tựu cao trong lĩnh vực KD ngoại tệ, các NH trên đã phải nỗ lực hết sức và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình mở rộng hoạt động KD ngoại tệ:

- Tránh nóng vội trong q trình mở rộng KD ngoại tệ. Đây là một quá trình cần sự phát triển lâu dài và bền vững cả về chất lượng và số lượng, cả về quy mơ và hiệu quả.

- Q trình mở rộng KD ngoại tệ được cho là thành công khi hoạt động KD ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)