Các tiêu chí đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú yên (Trang 29 - 32)

Xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ là một hoạt động cần thiết đối với các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ thẻ chất lượng cao cho khách hàng.

2.1.4.1. Số lượng thẻ phát hành

Số lượng thẻ thanh toán phát hành là tởng số lượng thẻ thanh tốn phát hành trong kỳ của NHTM, bao gồm thẻ ghi nợ nội địa, ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng… số lượng thẻ được phát hành càng nhiều làm cho thu nhập của ngân hàng càng cao và ngược lại. Số lượng thẻ phát hành càng nhiều cho thấy dịch vụ thẻ ngân hàng được quan tâm nhiều. Chính vì vậy, việc gia tăng số lượng thẻ, gia tăng khách hàng, là mợt trong các tiêu chí quan trọng mà ngân hàng nào cũng hướng tới. Thông thường các NHTM thường dựa vào số lượng thẻ phát hành để đánh giá sự

phát triển của thẻ thanh toán. Tuy nhiên, không nên chỉ căn cứ vào số lượng thẻ đã phát hành mà phải dựa vào số lượng thẻ đang hoạt động, con số này mới đánh giá chính xác sự phát triển của thẻ thanh tốn các ngân hàng hiện nay.

2.1.4.2. Mạng lưới thanh toán

Để phục vụ cho sự phát triển dịch vụ thẻ chúng ta không thể không kể đến chỉ tiêu mạng lưới thanh tốn, bao gờm hệ thống máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ được lắp đặt. Dựa vào thông tin về số lượng máy giao dịch thẻ ATM và số lượng máy POS được đặt trên địa bàn từ lúc triển khai dịch vụ tới thời điểm hiện tại, nhà quản trị ngân hàng có thể nắm bắt được các thông tin về phát triển mạng lưới. Vì thế các ngân hàng cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới thanh toán tương xứng với số lượng thẻ phát hành, có như vậy hoạt đợng thanh toán thẻ mới diễn ra liên tục, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng tăng lên mỗi năm nhằm tăng doanh số thanh toán thẻ với mục đích gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng mình.

2.1.4.3. Doanh số thanh toán

Tổng giá trị các giao dịch thanh toán bằng thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ và số lượng tiền mặt được ứng ra tại các điểm rút tiền mặt trong một kỳ của ngân hàng được xem là doanh số thanh toán thẻ là. Doanh số thanh toán thẻ càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao. Vì vậy, để gia tăng doanh số thanh tốn thẻ các ngân hàng cần có nhiều chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho khách hàng khi thanh tốn hàng hóa dịch vụ bằng thẻ.

2.1.4.4. Doanh thu từ hoạt động thẻ

Doanh thu từ dịch vụ thẻ là các khoản phí thu được trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ cũng như sử dụng các dịch vụ gia tăng của thẻ như phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí in sao kê, phí cấp lại PIN, phí báo mất thẻ, phí thay thẻ.... Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm các nguồn thu sau:

+ Thẻ nợi địa: từ phí phát hành, phí duy trì tài khoản thẻ,...Thu từ việc sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán...

Đối với thẻ ghi nợ quốc tế: ng̀n thu từ các khoản phí liên quan, số dư trên tài khoản thanh tốn, phí từ Interchange

Đối với thẻ tín dụng : Phí phát hành, thường niên,..., thu lãi cho vay từ khoản tín dụng tiêu dùng, thu phí Interchange - là mợt số phần trăm tính trên doanh số chủ thẻ giao dịch, phí do Visa/MasterCard trả ngân hàng phát hành.

+ Thu từ POS: Thu từ các điểm bán hàng mợt số phần trăm tính trên doanh số thanh tốn, trả cho tở chức thẻ quốc tế mợt phần, còn lại là thu của ngân hàng. + Thu từ ATM: Các phí giao dịch trên ATM như phí rút tiền, phí chuyển khoản, phí rút từ các khách hàng có thẻ ATM của ngân hàng khác trong liên minh là nguồn thu của ngân hàng.

Doanh thu từ dịch vụ thẻ cũng là một chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt đợng thanh tốn thẻ. Doanh thu từ dich vụ thẻ càng tăng cao phản ánh hoạt đợng thanh tốn thẻ càng phát triển, góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

2.1.4.5. Đa dang hóa về sản phẩm thẻ và tiện ích của thẻ

Các ngân hàng cần cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm thẻ mới, đẹp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì số lượng phát hành ngày càng nhiều, làm tăng thị phần của ngân hàng.

Đa dạng hóa về tiện ích và chức năng dịch vụ thẻ: đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ, các nhà quản trị có thể đánh giá các tiện ích, dịch vụ đi kèm trong dịch vụ thẻ ATM với các đối thủ một chiếc thẻ với nhiều tiện ích càng có thế mạnh trong việc thu hút khách hàng..

2.1.4.6. Chất lượng dịch vụ thẻ

Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về tính ưu việt và nởi bật của mợt thực thể. Nó là mợt dạng của thái độ và các hệ quả từ một so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận được. (Zeithaml, 1987) Theo TCVN ISO 9000:2000, “Chất lượng dịch vụ là mức độ của mợt tập hợp các đặc tính vốn có của dịch vụ thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của khách hàng và các bên có liên quan là mợt khái niệm để chỉ mức đợ các đặc tính của sản phảm dịch vụ ngân hàng, nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng”.

Chất lượng dịch vụ thẻ là khả năng đáp ứng dịch vụ thẻ đối với sự mong đợi của khách hàng. Hiện nay khi số lượng thẻ đang từng bước bão hòa, việc phát triển dịch vụ thẻ chính là thu hút khách hàng mới, vừa duy trì được khách hàng hiện hữu sử dụng dịch vụ của mình. Ngân hàng muốn thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ thì phải nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Chất lượng dịch vụ thẻ có vai trị quyết định và cũng chính là nhân tố đánh giá quan trọng nhất đối với phát triển dịch vụ thẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú yên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)