Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại tỉnh đoàn bình dương (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Các nghiên cứu về sự sáng tạo của người lao động

1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Các nghiên cứu liên quan đến sự sáng tạo của người lao động trong tổ chức khơng cịn xa lạ trên thế giới. Rất nhiều các nhà nghiên cứu đã phân tích và đưa ra những kết luận được coi là nền tảng cho những nghiên cứu sau này. Điển hình có những nghiên cứu của Amabile từ những năm 1996 đến 2012 mà khái niệm về Sáng tạo trong các nghiên cứu này được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên tại Việt Nam những nghiên cứu về sự sáng tạo của người lao động vẫn được coi là khá mới mẻ, trước đây có một số nghiên cứu như:

Đoàn Hải Tú (2014) với luận văn thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự

sáng tạo của người lao động: nghiên cứu trường hợp người lao động ngân hàng tại TP.HCM”, Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được

thực hiện nhằm mục đích phân tích và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động, cụ thể là người lao động ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Các yếu tổ được nghiên cứu từ cơ sờ lý thuyết bao gồm: (1) Động lực nội tại, (2) Tự chù trong còng việc, (3) Tự chù trong sáng tạo, (4) Phong cách tư duy sáng tạo và (5) Sự hỗ trợ của tố chức. Kết quả phân tích định lượng cho thấy, có 3 trong số 5 yếu tố kế trên tác động có ý nghĩa đến sự sáng tạo của người lao động trong lĩnh vực ngân hàng tại TP.HCM. Cụ thể, động lực nội tại, tự chủ trong sáng tạo và sự hỗ trợ của tổ chức ảnh hưởng có ý nghĩa, với hệ số hồi quy đạt lần lượt là 0,245; 0,141 và 0,288. Hai yếu tố còn lại tác động khơng có ý nghĩa thống kê.

Nguyễn Hoàng Vinh (2015) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến

sự sáng tạo của người lao động trong công việc tại trường Đại Học Tài Chính – Marketing”, trường Đại Học Tài Chính – Marketing. Mục tiêu luận văn là phân

tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động trong công việc tại trường Đại học Tài chính – Marketing, nhằm giúp nhà trường có chính sách quản trị nguồn nhân lực thích hợp nhất để phát huy tính sáng tạo trong cơng việc của người lao động, nâng cao chất lượng công tác của người lao động, một mặt giúp người lao động phát triển bản thân, một mặt làm cho nhà trường ngày càng có uy tín và phát triển về chiều sâu theo đúng sứ mệnh và tầm nhìn hướng đến. Kết quả nghiên cứu định lượng được tiến hành với phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật

phân tích phù hợp đã cho thấy 5 nhân tố trên đều có tác động tích cực đến sự sáng tạo của người lao động với mức độ tác động đến sự sáng tạo của người lao động giảm dần theo thứ tự là phong cách tư duy làm việc, sự hỗ trợ của tổ chức, tự chủ trong sáng tạo, tự chủ trong công việc và cuối cùng là động lực làm việc.

Nguyễn Thị Mai Linh (2015) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sáng

tạo của người lao động nghiên cứu tại trường cao đẳng xây dựng số 2 thành phố Hồ Chí Minh”, trường Đại Học Tài Chính-Marketing. Nghiên cứu nhằm mục

đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động tại trường Cao Đẳng Xây Dựng số 2. Mơ hình được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy: Động lực nội tại, tự chủ trong công việc, Tự chủ trong sáng tạo, Phong cách tư duy sáng tạo, Sự hỗ trợ của tổ chức có tác động cùng chiều tới sự sáng tạo của người lao động. Nhân tố còn lại là Những rào cản của sự sáng tạo có tác động ngược chiều tới sự sáng tạo của người lao động.

Nguyễn Thị Đức Nguyên và Lê Phước Luông (2017) với nghiên cứu “Các

yếu tố tính cách ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của người lao động tại các doanh nghiệp ở Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp Chí Khoa Học Đại Học Mở. Kết

quả cho thấy: (a) các đặc tính thuộc ba nhân tố Tận tâm, Cầu thị hướng ngoại và Định hướng kiểm sốt nội lực đều có tác động dương lên năng lực tạo ra và thực hiện ý tưởng sáng tạo và năng lực tạo động lực sáng tạo; và (b) các đặc tính thuộc khái niệm Đồng thuận và Kiểm sốt ngoại lực khơng có mối quan hệ với năng lực tạo ra và thực hiện ý tưởng sáng tạo và năng lực tạo động lực sáng tạo. Kết quả nghiên cứu này cung cấp nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thiết lập chính sách tuyển dụng và phát triển nguồn lực với các tố chất phù hợp cho sự sáng tạo cá nhân và phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tổ chức trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

Thân Như Diệu (2017) với đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố

ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động: trường hợp công ty TNHH Dongil Rubber Belt Việt Nam”, trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí

Minh. Trong nghiên cứu này tác giả đã tìm ra các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động tại công ty TNHH Dongil Rubber Belt

Việt Nam. Các yếu tố ảnh hưởng xuất phát từ bốn yếu tố tổng qt đó là: đặc điểm cá nhân, mơi trường tổ chức, môi trường xã hội và môi trường công việc. Các yếu tố cụ thể hơn đại diện cho bốn yếu tố chính này được tìm thấy là: (1) Tự chủ sáng tạo, (2) Động lực nội tại, (3) Phong cách tư duy sáng tạo (đại diện: đặc điểm cá nhân); (4) Nhận thức văn hóa học hỏi, (5) Sự hỗ trợ tổ chức (đại diện: môi trường tổ chức); (6) Phong cách lãnh đạo chuyển dạng (đại diện: môi trường xã hội); (7) Tự chủ công việc (đại diện: môi trường công việc). Kết quả khảo sát 167 người lao động công ty xác nhận một lần nữa thực trạng những hoạt động của cơng ty có tác động tích cực cũng như những hoạt động chưa phát huy được sáng tạo của người lao động. Theo kết quả nhận được, công ty đã và đang thực hiện các yếu tố này và được đại đa số người lao động ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả thực tế sáng tạo vẫn chưa cao, do đó, để nâng cao sáng tạo của người lao động thì cần một giải pháp tích hợp tất cả các yếu tố, duy trì những hoạt động đã thực hiện và lập kế hoạch thay đổi và bổ sung những chính sách, hoạt động cần thiết mà lãnh đạo phải là người tiên phong, động viên, khuyến khích, chia sẻ, gắn kết người lao động thì các giải pháp cịn lại sẽ phát huy tác dụng.

Nguyễn Ngọc Nga (2017) với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng

đến sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại Trung tâm Hành chính quận Tân Phú”, trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu

này được thực hiện nhằm mục đích phân tích và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động, cụ thể là người lao động làm việc trong các tổ chức công tại Trung tâm Hành chính quận Tân Phú. Các yếu tố được nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết bao gồm: (1) Động lực nội tại, (2) Tự kỷ trong công việc, (3) Phong cách tư duy sáng tạo, (4) Phong cách lãnh đạo mới về chất. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề ra và mơ hình nghiên cứu được xây dựng. Các biến được đo lường bởi các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu của một số tác giả Houghton & DiLiello (2009), Tierney & cộng sự (1999), Eder & Sawyer (2008). Phương pháp định lượng bao gồm Cronbach’s Alpha và EFA, được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo. Sau khi chạy EFA, các biến gộp lại thành những nhân tố mới: (1) Động lực nội tại, (2) Năng lực sáng tạo, (3) Động lực sáng tạo, (4) Phong cách lãnh đạo mới về chất. Mối quan hệ

giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu sau đó được kiểm định thơng qua mẫu gồm 185 người lao động đang làm việc Trung tâm Hành chính quận Tân Phú. Kết quả phân tích định lượng cho thấy, có 3 trong số 4 yếu tố kể trên có tác động có ý nghĩa đến sự sáng tạo của người lao động trong các tổ chức công tại Trung tâm Hành chính quận Tân Phú. Cụ thể, động lực nội tại, động lực sáng tạo và lãnh đạo mới về chất ảnh hưởng có ý nghĩa, với hệ số hồi quy đạt lần lượt là 0,233; 0,200 và 0,191. Yếu tố còn lại (năng lực sáng tạo) tác động khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả định lượng cũng cho thấy khơng có sự khác biệt về sự sáng tạo của người lao động ở giới tính nam và nữ, giữa các nhóm tuổi, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác. Kết quả này phần nào khẳng định lại cơ sở lý thuyết của nghiên cứu. Đồng thời, kết quả trên là cơ sở để nghiên cứu đề ra các kiến nghị nhằm tăng cường sự sáng tạo của người lao động đang làm việc tại quận Tân Phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại tỉnh đoàn bình dương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)