Phân tích kết quả khảo sát định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại tỉnh đoàn bình dương (Trang 58 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sáng tạo của người lao

2.3.1.3. Phân tích kết quả khảo sát định lượng

Mẫu khảo sát

Sử dụng bảng câu hỏi sau khi đã điều chỉnh để khảo sát trong người lao động của Tỉnh Đồn Bình Dương. Kết quả khảo sát, gửi 178 bảng câu hỏi đã được gửi đến người lao động có thời gian làm việc trên 1 năm tại Tỉnh Đồn Bình Dương, thơng qua hộp email cơng vụ và trực tiếp, tác giả thu về được 178 bảng. Sau khi sàng lọc, loại bỏ các bảng câu hỏi khơng đạt u cầu (có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời), hoặc không đáng tin cậy (chọn cùng một mức độ, hoặc hai mức độ trả lời cho tất cả các câu hỏi), số bảng câu hỏi còn lại 168, đáp ứng tiêu chuẩn cở mẫu tối thiểu như đã xác định.

Kiểm định thang đo

Như đã trình bày ở trên, mơ hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố với 29 biến quan sát độc lập và 01 nhân tố với 04 biến quan sát phụ thuộc đo lường sự sáng tạo của người lao động bao gồm: (1) Tự chủ sáng tạo, (2) Động lực nội tại, (3) Phong cách tư duy sáng tạo, (4) Sự hỗ trợ của tổ chức, (5) Phong cách lãnh đạo chuyển dạng, (6) Tự chủ công việc. Tác giả tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát.

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động đều có Cronbach Alpha khá lớn, cao hơn mức yêu cầu là 0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,3). Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Tuy nhiên có biến TD1 có hệ số tương quan biến tổng là 0,107, do vậy thành phần này sẽ bị loại trong nghiên cứu tiếp theo.

Thang đo sự sáng tạo trong công việc gồm 29 biến quan sát, theo kiểm định Cronbach’s Alpha thì các biến có hệ số tương quan biến – tổng thấp hơn 0,3 nên có 1 biến bị loại là TD1. Vì vậy chỉ cịn 28 biến sử dụng để kiểm định EFA. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích factor cho thấy sig = 0,000 và hệ số KMO rất cao (0,768 > 0,5) nên phân tích EFA thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.

Bảng 2.4 KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,768 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2240,847

df 378

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý bẳng phần mềm SPSS, 2018

Kết quả phân tích EFA cho thấy với phương pháp trích nhân tố trích được 6 nhân tố và phương sai trích được bao gồm :

(1) Tự chủ sáng tạo : TC1, TC2, TC3, TC4 (2) Động lực nội tại: DL1, DL2, DL3, DL4

(3) Phong cách tư duy sáng tạo: TD2, TD3, TD4, TD5, TD6 (4) Sự hỗ trợ của tổ chức: HT1, HT2, HT3, HT4, HT5

(5) Phong cách lãnh đạo chuyển dạng: LD1, LD2, LD3, LD4, LD5 (6) Tự chủ công việc: CV1, CV2, CV3, CV4, CV5

Phân tích hồi quy và Anova

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giải quyết được mục tiêu mà nghiên cứu cũng như các giả thuyết đã đề ra là có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa các thành phần với sự sáng tạo của người lao động, thành phần nào tác động mạnh nhất lên sự sáng tạo.

Bảng 2.5. Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính

Mơ hình Tổng các bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Hồi qui 15,744 6 2,624 32,410 0,000b Phần dư 13,035 161 0,081

Tổng 28,780 167

Nguồn: Kết quả xử lý bẳng phần mềm SPSS, 2018

Bảng 2.5 thể hiện các kết quả hồi qui bội và mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc căn cứ vào hệ số hồi qui riêng phần B, hệ số beta và hệ số tương quan từng phần, riêng phần.

Bảng 2.6 Kết quả hồi quy

Mơ hình Các hệ số hồi quy

Các hệ số chuẩn hố

t Sig. Đa cơng tuyến

B Sai lệch chuẩn

Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 0,849 0,252 3,369 0,001 TC 0,109 0,037 0,172 2,917 0,004 0,813 1,230 DL 0,133 0,031 0,245 4,306 0,000 0,873 1,146 TD 0,147 0,043 0,190 3,449 0,001 0,926 1,079 HT 0,180 0,028 0,360 6,492 0,000 0,915 1,093 LD 0,122 0,035 0,207 3,522 0,001 0,818 1,222 CV 0,114 0,039 0,167 2,915 0,004 0,854 1,171 Nguồn: Kết quả xử lý bẳng phần mềm SPSS, 2018

Nhìn vào cột cuối của kết quả hồi quy thì VIF đều nằm trong khoảng từ 1 đến 1,2 nên có thể kết luận là khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Phương trình hồi quy:

ST = 0,849 + 0,172*TC + 0,245*DL + 0,190*TD + 0,360*HT + 0,207*LD + 0,167*CV

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động tại Tỉnh Đồn Bình Dương bao gồm (1) Tự chủ sáng tạo, (2) Động lực nội tại, (3) Phong cách tư duy sáng tạo, (4) Sự hỗ trợ của tổ chức, (5) Phong cách lãnh đạo chuyển dạng, (6) Tự chủ cơng việc. Trong đó sự hỗ trợ của tổ chức có tác động mạnh nhất đến sự sáng tạo của người lao động tại Tỉnh Đoàn Bình Dương với β=0,360. Kế đến là Động lực nội tại có tác động mạnh thứ hai

đến sự sáng tạo của người lao động với β=0,245. Tiếp theo là các yếu tố Phong cách lãnh đạo chuyển dạng, Phong cách tư duy sáng tạo, Tự chủ sáng tạo. Cuối cùng tự chủ cơng việc có tác động yếu nhất đến sự sáng tạo của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại tỉnh đoàn bình dương (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)