6. Kết cấu của luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động trong tổ chức
1.3.6. Tự chủ công việc
Tự chủ trong công việc là một khái niệm dùng để chỉ một quá trình mà một cá nhân nhận thức được khả năng của mình để thực hiện một cơng việc nào đó, nó làm nên cảm xúc, cách nghĩ, sự thúc đẩy bản thân và hành động (Bandura, 1997 trích trong Fitzgerald & Schutte, 2009). Theo Eder (2007) thì “tự chủ có thể được hiểu là sự tự tin, ý thức được kiến thức và trình độ chuyên mơn tốt của mình trong cơng việc. Tự chủ trong cơng việc cịn được định nghĩa là cách nhìn của một người về năng lực của người đó để tiến hành cơng việc nói chung nào đó”.
Tierney & Farmer (2002) thì tự chủ trong cơng việc “là sự nhận thức về khả năng, năng lực của một người có thể làm tốt một cơng việc trong lĩnh vực nào đó thì tự chủ trong sáng tạo lại nói về niềm tin của cá nhân về khả năng tạo ra các kết quả sáng tạo (creative outcomes –)”. Houghton & Diliello (2009) cho rằng “tự chủ trong sáng tạo là niềm tin chủ quan về khả năng. Do đó, các tác giả đồng tình rằng tự chủ trong sáng tạo là một dạng đặc biệt của tự chủ trong công việc.”
Một điểm phân biệt khác là tự chủ trong công việc thể hiện niềm tin của cá nhân về khả năng, về một lĩnh vực, cơng việc nào đó thì tự chủ trong sáng tạo lại không phụ thuộc một lĩnh vực nào. Trong mơ hình của Amabile, tự chủ trong cơng việc được xếp vào thành phần về chuyên môn (tức là phụ thuộc vào lĩnh vực làm việc) trong khi tự chủ trong sáng tạo được xếp vào thành phần kỹ năng sáng tạo (tức không phụ thuộc lĩnh vực làm việc).
Nghiên cứu về tự chủ trong công việc và vai trị của nó cũng được nhiều tác giả tiến hành. Khái niệm này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một loạt các hành vi của cá nhân (Bandura, 1997 trích trong Eder, 2007). Theo Eder (2007), một người lao động bắt buộc phải nắm vững và làm tốt cơng việc chung trước khi có thể trở nên sáng tạo trong cơng việc. Tierney & Farmer (2004) cho rằng sự tự chủ trong công việc sẽ ảnh hưởng đến mức độ cá nhân thích thú với các hoạt động sáng tạo, nảy sinh các ý tưởng sáng tạo và duy trì mức độ sáng tạo nhất định trong các cơng việc mà họ tiến hành. Và bởi vì sáng tạo tiêu tốn thời gian và công sức nhưng tiềm ẩn sự thất bại cao, cho nên người lao động phải có nguồn lực để giúp họ vượt qua trở ngại và duy trì hoạt động sáng tạo. Nguồn lực ở đây chính là sự tự chủ trong cơng việc.
Tóm lại, tự chủ trong cơng việc nói chung là một cơ sở và động lực cho sự sáng tạo của người lao động. Vì để trở nên sáng tạo thì trước hết người lao động phải có niềm tin vào năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của họ trong cơng việc và chính điều đó sẽ thúc đẩy họ sáng tạo.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu về sự sáng tạo của người lao động trong công việc, cùng mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các yếu tố ảnh hưởng của sự sáng tạo trong công việc của người lao động. Theo đó, (1) Tự chủ sáng tạo, (2) Động lực nội tại, (3) Phong cách tư duy sáng tạo, (4) Sự hỗ trợ của tổ chức, (5) Phong cách lãnh đạo chuyển dạng, (6) Tự chủ cơng việc được dự đốn có quan hệ cùng chiều với sự sáng tạo của người lao động.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SÁNG TẠO TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
TỈNH ĐỒN BÌNH DƯƠNG