Nguyên tắc công bằng trong CBTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 25)

1.2 Tổng quan về công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị

1.2.2.3 Nguyên tắc công bằng trong CBTT

Nguyên tắc này được hiểu là thông tin được công bố theo nghĩa vụ CBTT phải được công bố rộng rãi cho công chúng đầu tư. NĐT cần được tiếp nhận như nhau về các thông tin của TTCK như về thời gian, nội dung và phương thức. Tổ chức cung cấp thông tin phải đảm bảo rằng mọi thông tin được công bố sao cho mọi đối tượng có được khả năng cao nhất về mức độ tiếp cận đồng thời và như nhau đến thông tin công bố. Tổ chức CBTT không được cung cấp thông tin cho một số NĐT riêng biệt hoặc những bên có lợi ích khác trước khi cơng bố rộng rãi ra công chúng. Các trường hợp ngoại lệ chỉ được áp dụng khi cung cấp thông tin cho các nhà tư vấn hoặc các công ty xếp hạng tín nhiệm, hoặc có khi là bên đối tác mà tổ chức niêm yết đang hoặc có ý định hợp tác trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trong những trường hợp này, bên nhận thơng tin phải có trách nhiệm bảo mật các thơng tin đó.

Để thực hiện ngun tắc công bằng trong CBTT, thông thường, những bên cung cấp thông tin phải sử dụng nhiều loại phương tiện công bố nhằm giúp cho

người sử dụng thơng tin có thể tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng mọi thơng tin cần thiết.

Mọi hoạt động của NĐT trên thị trường đều dựa trên thông tin công bố. Do vậy, khi thiết kế hệ thống thông tin thị trường, việc phân loại người sử dụng cũng như loại và phạm vi thông tin mà người sử dụng được nhận là rất cần thiết nhằm tránh xảy ra tình trạng gián đoạn hoạt động của thị trường do việc tiếp cận và sử dụng thông tin một cách bất hợp pháp và không công bằng.

1.2.2.4 Tăng cƣờng trách nhiệm của chủ thể CBTT

Trách nhiệm được hiểu là việc tuân thủ nghĩa vụ CBTT của tổ chức cung cấp thơng tin. Khi đó, các tổ chức thực hiện CBTT phải đảm bảo tôn trọng những nguyên tắc về CBTT như thơng tin chính xác, liên tục, có khả năng giải thích về các thơng tin công bố. Trong một số trường hợp, một số tổ chức cụ thể được định rõ có thể sẽ cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với các thông tin đưa ra.

1.2.3 Phƣơng tiện cơng bố thơng tin trên thị trƣờng chứng khốn 1.2.3.1 Đối với Sở giao dịch chứng khoán

Nhiều loại phương tiện có thể được dùng để CBTT. SGDCK thường cung cấp thông tin trên cơ sở thời gian công bố và đối tượng sử dụng.

Phƣơng tiện CBTT tức thời: Thông tin tức thời chủ yếu được cung cấp thông qua các thiết bị nối mạng với thiết bị nguồn của bộ phận cung cấp thông tin thị trường. Các phương tiện CBTT tức thời tạo ra sự tiện ích và dễ dàng cho người sử dụng trong việc truy cập thông tin. Các thiết bị cung cấp thông tin tức thời thường gặp là:

Bảng hiển thị giá chứng khoán, màn hình điện tử theo dõi thơng tin giao dịch…đặt tại SGDCK hay CTCK.

Thiết bị máy tính đầu cuối của thành viên: Đặc điểm của thiết bị đầu cuối của thành viên đặt tại SGDCK là vừa được sử dụng để chuyển lệnh vừa để nhận các thông tin cung cấp trực tiếp từ hệ thống giao dịch. Ngồi ra, thành viên có thể được phép lắp đặt thiết bị đầu cuối nối mạng từ hệ thống thông tin thị trường về công ty nhưng thiết bị này chỉ sử dụng được để xem thông tin một chiều.

Hệ thống truyền thông qua mạng máy vi tính do SGDCK cung cấp cho các đối tượng đăng ký sử dụng thông tin: Đối với các đối tượng như NĐT tổ chức, các tổ chức môi giới thông tin…cần nhận các thông tin tức thời phục vụ cho hoạt động của họ, SGDCK sẽ xem xét và cho phép các đối tượng này được nhận một số thông tin tức thời trên cơ sở hệ thống vi tính nối mạng trực tuyến với hệ thống thơng tin thị trường. Ngồi hệ thống do SGDCK cung cấp, các CTCK, các cơng ty mơi giới thơng tin…cũng có thể lắp đặt hệ thống máy tính nối mạng từ máy chủ của công ty tới máy cá nhân cho các khách hàng có nhu cầu.

Điện thoại và hệ thống điện thoại tự động trả lời: Đây cũng là phương tiện cung cấp thông tin quan trọng đối với người đầu tư. Các thông tin cung cấp chủ yếu là thông tin về báo giá như giá hiện tại, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa, giá đóng cửa…

Phƣơng tiện CBTT thống kê: Các thông tin thống kê thường được công bố

định kỳ sau mỗi đợt khớp lệnh, hoặc sau khi kết thúc ngày giao dịch, hoặc định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm…NĐT có thể tìm thấy các thơng tin này trên các phương tiện như bản tin của đài phát thanh, đài truyền hình, bản tin hàng ngày của SGDCK, báo chí và các ấn phẩm tài chính…Những thơng tin cung cấp qua các phương tiện thông tin đại chúng là những thông tin thuộc loại cung cấp miễn phí, NĐT có thể dễ dàng tìm hiểu những thơng tin này. Nhưng thơng thường, có một số tổ chức chun mơn thực hiện thống kê các thơng tin này rồi cung cấp dưới hình thức các ấn phẩm riêng xuất bản định kỳ hoặc đưa ra các dịch vụ tư vấn cho khách hàng và thu phí.

1.2.3.2 Đối với tổ chức niêm yết và các chủ thể khác

Để thực hiện CBTT có hiệu quả, tại các TTCK phát triển, tổ chức niêm yết và các chủ thể khác thường thực hiện CBTT một cách chặt chẽ trên những hệ thống chuyên biệt nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ thơng tin theo những quy trình chặt chẽ và cụ thể, giúp cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận đến thông tin.

Hiện nay, việc CBTT chủ yếu được thực hiện qua mạng internet. Nhờ đó, các thơng tin dù là thơng tin về đợt phát hành lần đầu như bản cáo bạch, các BCTC,

thông tin công bố tức thời hoặc theo yêu cầu…đều được phổ biến và cập nhật một cách liên tục cho NĐT.

Bên cạnh đó, đối với các thơng tin về đợt phát hành lần đầu, theo quy định, các tổ chức phát hành phải công bố bảng cáo bạch về đợt phát hành cho công chúng đầu tư. Thông thường đây là tài liệu in sẵn, đã được cơ quan quản lý chấp thuận thông qua đối với đợt phát hành, được phân phát miễn phí cho những NĐT quan tâm.

Tuy nhiên, thông thường, các thông tin công bố của tổ chức niêm yết phải được báo cáo cơ quan quản lý như UBCKNN hoặc SGDCK để kiểm tra về mức độ chính xác của thơng tin nên các thơng tin này cũng được đăng tải trên các phương tiện CBTT của các cơ quan quản lý.

CBTT về tổ chức niêm yết còn được thực hiện bởi CTCK, do trong khi thực hiện các nghiệp vụ, CTCK luôn luôn phát triển mạng lưới thông tin đến NĐT. Đây là một cơng việc khơng những vì quyền lợi của NĐT mà cịn của chính bản thân các CTCK. Tại các CTCK ln có một hệ thống thơng tin kết nối với hệ thống CBTT của tổ chức niêm yết cũng như với hệ thống CBTT của SGDCK. Các thông tin này cũng có tác dụng đối với các CTCK trong hoạt động tự doanh, tạo lập thị trường cũng như tư vấn cho khách hàng.

Ngoài ra, sử dụng phương tiện thông tin đại chúng cũng là một trong những cách thức mà tổ chức niêm yết thực hiện CBTT.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch trong cơng bố thơng tin trên thị trƣờng chứng khoán

Các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho rằng có hai nhóm nhân tố lớn của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến mức độ CBTT và CBTT minh bạch trong phạm vi một thị trường. Loại thứ nhất bao gồm các nhân tố thuộc về tài chính của doanh nghiệp, còn loại thứ hai bao gồm các nhân tố thuộc về quản trị doanh nghiệp.

1.2.4.1 Những nhân tố thuộc về tài chính doanh nghiệp

Những nhân tố thuộc về tài chính có thể ảnh hưởng đến mức độ CBTT và CBTT minh bạch đã được nghiên cứu và có nhiều ý kiến trái ngược nhau bao gồm:

(i) Quy mô doanh nghiệp: Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ

lớn thì CBTT minh bạch hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mơ lớn thì có lượng NĐT lớn hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mơ lớn có nhiều nguồn lực để CBTT cho NĐT tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, Khanna và cộng sự (2004) đã phát hiện mối liên hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp (với thước đo là vốn hóa thị trường) và điểm số minh bạch tổng thể. Tài liệu của Archambault và Archambault (2003) lại cho thấy sự trái ngược giữa quy mô doanh nghiệp (với thước đo là tổng tài sản) và điểm số CBTT.

(ii) Địn bẩy tài chính: Các doanh nghiệp có địn bẩy tài chính cao có mức

độ minh bạch cao hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp CBTT nhiều hơn (Khanna và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn không chứng minh được luận điểm của họ. Meek và cộng sự (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa địn bẩy tài chính và CBTT của các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Archambault và Archambault (2003) cũng cho rằng khơng có mối liên hệ giữa địn bẩy tài chính và việc CBTT của doanh nghiệp.

(iii) Tình hình tài chính: Có thể tình hình tài chính trong quá khứ ảnh

hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp (Khanna và cộng sự, 2004). Các doanh nghiệp có lợi nhuận có thể muốn CBTT cho NĐT bên ngồi hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuân. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động cả tình hình kế tốn và tình hình thị trường đối với các cấp độ CBTT. Nghiên cứu này sử dụng cả hai loại tình hình tài chính nói trên để đo lường.

(iv) Tài sản đảm bảo: Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, cần

phải CBTT nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra được quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản đảm bảo và mức độ CBTT. Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng các doanh nghiệp có nhiều tài sản bị cầm cố khơng có nhu cầu CBTT tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản đảm bảo có thể làm giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ

nắm quyền sở hữu tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu CBTT cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và mức độ CBTT.

(v) Hiệu quả sử dụng tài sản: Có thể các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả

sử dụng tài sản cao thì có mức độ CBTT cao hơn so với doanh nghiệp có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Lý do là các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao có thể thu hút nhiều NĐT và nhà phân tích hơn. Do vậy các doanh nghiệp này phải công bố nhiều thông tin hơn cho NĐT bên ngoài mà đổi lại sẽ dẫn đến mức độ CBTT và minh bạch cao hơn đối với doanh nghiệp có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao.

Hình 1.3: Các nhân tố thuộc về tài chính ảnh hƣởng đến CBTT minh bạch tại doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp từ Cheung et al., 2003. Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand. American Accounting

Association 2006 Annual Meeting. Washington, D.C 6-9 August 2006. Florida:

American Accounting Association) [26]

1.2.4.2 Những nhân tố thuộc về quản trị doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã tập trung vào mối quan hệ giữa quản trị và hiệu quả doanh nghiệp. Các kết quả được tổng hợp cho thấy rằng hoạt động quản trị tốt

CBTT doanh nghiệp Quy mơ doanh nghiệp Địn bẩy

tài chính Tình hình Tài chinh

Tài sản cầm cố

Hiệu quả sử dụng tài sản

không nhất thiết dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp tốt hơn. Mặt khác một số nghiên cứu về công ty ở vùng Đông Á đã nhận thấy rằng các nhân tố quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc đánh giá doanh nghiệp (Mitton, 2002; Lins, 2003). Sự khác nhau của các phát hiện này có thể do việc quản trị doanh nghiệp khơng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả doanh nghiệp. Giả thiết rằng, có một biến trung gian là CBTT, nói cách khác quản trị cơng ty tốt dẫn đến CBTT tốt hơn. Tuy nhiên khơng có sự bảo đảm nào việc CBTT tốt hơn sẽ dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp tốt hơn. Ba đặc điểm về quản trị doanh nghiệp là những nhân tố quyết định mức độ CBTT và CBTT minh bạch:

(i) Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu: Gần đây, tác động của mức độ vốn

chủ sở hữu đối với giá trị doanh nghiệp thu hút được nhiều sự chú ý về kinh tế tài chính. Giả thiết rằng việc sở hữu tập trung cổ phiếu có thể dẫn đến quản trị năng động hơn, với việc tập trung này dẫn đến quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Việc quản trị năng động này làm giảm một cách hiệu quả khả năng người quản lý làm mất tài sản của cổ đông (McConnell và Servaes, 1990). Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây về các thị trường ở vùng Đông Á kết luận rằng sự tập trung vốn chủ sở hữu có thể dẫn đến mâu thuẫn về quyền sở hữu giữa người chủ sở hữu bên trong và NĐT bên ngoài doanh nghiệp (Claessens và cộng sự, 2000; Claessens và cộng sự, 2002; La Porta và cộng sự, 1999). Một số giả thiết cho rằng tỷ lệ của cổ phiếu hiện hành được nắm giữ bởi năm cổ đơng lớn nhất có thể liên quan mức độ CBTT và CBTT minh bạch.

(ii) Cơ cấu HĐQT: Một yếu tố then chốt của quản trị doanh nghiệp là vai

trò của HĐQT trong việc giám sát người quản lý. Việc giám sát người quản lý là cần thiết bởi vì những người quản lý thường hành động vì lợi ích riêng và khơng thể ln hành động vì lợi ích của cổ đơng. Né tránh trách nhiệm, những đặc quyền quá mức và những khoản đầu tư khơng mang lại lợi ích tối ưu là những ví dụ điển hình cho hành động lạm quyền của người quản lý. HĐQT có thể làm giảm bớt mâu thuẫn quyền đại diện bằng cách thực thi quyền hạn của mình để giám sát và kiểm tra người quản lý (Jensen và Meckling, 1976). Những giám đốc không thuộc HĐQT

được cho là người thực hiện chức năng giám sát thay mặt cổ đông nhằm bảo đảm rằng sự quản lý doanh nghiệp đi đúng theo đường lối và tối đa hóa lợi nhuận của cổ đơng, bởi vì chính bản thân cổ đơng cảm thấy khó khăn trong việc giám sát do sự phân tán quá rộng quyền sở hữu cổ phần thường. Lập luận cho rằng những giám đốc không thuộc HĐQT nên độc lập trong việc quản lý, điều hành và khơng nên có bất kỳ cơng việc kinh doanh hoặc những mối liên hệ khác với doanh nghiệp mà có thể ảnh hưởng xấu đến quyền tự chủ của họ. Fama và Jensen (1983) lập luận rằng những giám đốc độc lập bên ngoài HĐQT được xem như là những trọng tài chuyên nghiệp không chỉ làm gia tăng khả năng quản trị của HĐQT mà còn làm giảm khả năng cấu kết giữa những người quản lý cấp cao để chiếm đoạt tài sản của cổ đông. Khái quát của lập luận này là các giám đốc bên ngồi phục vụ HĐQT càng độc lập thì hiệu quả doanh nghiệp càng cao hơn. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm cho thấy khơng có sự liên hệ rõ ràng giữa cơ cấu HĐQT với hiệu quả doanh nghiệp.

Rosenstein và Wyatt (1990) ghi nhận mặt tích cực đáng kể của lợi nhuận trên cổ phiếu qua việc thông báo chỉ định các giám đốc bên ngoài. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng gián tiếp bổ trợ cho tác động tích cực của giám đốc bên ngoài. Bằng việc sử dụng mẫu các cơng ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Thái Lan trong giai đoạn 1999-2001, Limpaphayom và Sukchareonsin (2003) phát hiện mối liên hệ tích cực giữa thành phần HĐQT và giá thị trường của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)