Những nhân tố thuộc về tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

1.2 Tổng quan về công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị

1.2.4.1 Những nhân tố thuộc về tài chính doanh nghiệp

Những nhân tố thuộc về tài chính có thể ảnh hưởng đến mức độ CBTT và CBTT minh bạch đã được nghiên cứu và có nhiều ý kiến trái ngược nhau bao gồm:

(i) Quy mô doanh nghiệp: Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ

lớn thì CBTT minh bạch hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mơ lớn thì có lượng NĐT lớn hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mơ lớn có nhiều nguồn lực để CBTT cho NĐT tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, Khanna và cộng sự (2004) đã phát hiện mối liên hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp (với thước đo là vốn hóa thị trường) và điểm số minh bạch tổng thể. Tài liệu của Archambault và Archambault (2003) lại cho thấy sự trái ngược giữa quy mô doanh nghiệp (với thước đo là tổng tài sản) và điểm số CBTT.

(ii) Địn bẩy tài chính: Các doanh nghiệp có địn bẩy tài chính cao có mức

độ minh bạch cao hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp CBTT nhiều hơn (Khanna và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn không chứng minh được luận điểm của họ. Meek và cộng sự (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa địn bẩy tài chính và CBTT của các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Archambault và Archambault (2003) cũng cho rằng khơng có mối liên hệ giữa địn bẩy tài chính và việc CBTT của doanh nghiệp.

(iii) Tình hình tài chính: Có thể tình hình tài chính trong quá khứ ảnh

hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp (Khanna và cộng sự, 2004). Các doanh nghiệp có lợi nhuận có thể muốn CBTT cho NĐT bên ngồi hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuân. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động cả tình hình kế tốn và tình hình thị trường đối với các cấp độ CBTT. Nghiên cứu này sử dụng cả hai loại tình hình tài chính nói trên để đo lường.

(iv) Tài sản đảm bảo: Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, cần

phải CBTT nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra được quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản đảm bảo và mức độ CBTT. Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng các doanh nghiệp có nhiều tài sản bị cầm cố khơng có nhu cầu CBTT tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản đảm bảo có thể làm giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ

nắm quyền sở hữu tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu CBTT cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và mức độ CBTT.

(v) Hiệu quả sử dụng tài sản: Có thể các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả

sử dụng tài sản cao thì có mức độ CBTT cao hơn so với doanh nghiệp có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Lý do là các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao có thể thu hút nhiều NĐT và nhà phân tích hơn. Do vậy các doanh nghiệp này phải công bố nhiều thông tin hơn cho NĐT bên ngoài mà đổi lại sẽ dẫn đến mức độ CBTT và minh bạch cao hơn đối với doanh nghiệp có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao.

Hình 1.3: Các nhân tố thuộc về tài chính ảnh hƣởng đến CBTT minh bạch tại doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp từ Cheung et al., 2003. Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand. American Accounting

Association 2006 Annual Meeting. Washington, D.C 6-9 August 2006. Florida:

American Accounting Association) [26]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)