Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 115)

2.5 Nguyên nhân tồn tại những vi phạm trong công bố thông tin tại các

2.5.1 Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp niêm yết

Các doanh nghiệp niêm yết chưa nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc CBTT minh bạch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong CBTT là chính bản thân của doanh nghiệp niêm yết, nhiều doanh nghiệp vẫn còn phổ biến cung cách làm ăn nhỏ, manh mún, đối phó nên trách nhiệm đối với xã hội chưa đúng mức và đầy đủ.

Trong lĩnh vực chứng khoán, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết là rất lớn vì nó góp phần tạo ra mơ hình kinh doanh cơng khai, minh bạch và bảo vệ NĐT. TTCK là thị trường của thông tin, nếu một doanh nghiệp thực hiện việc CBTT nghiêm chỉnh, tức là có trách nhiệm xã hội, thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo bởi lòng tin lâu dài của NĐT. Việc thực hiện tốt các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo theo yêu cầu của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý và thị trường là một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thông tin về doanh nghiệp thường được công bố chậm, hay đưa ra những thông tin thiếu chính xác, thậm chí cịn xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt...gây ra khơng ít biến động thị trường và nhiều hậu quả cho NĐT mà không phải đại diện doanh nghiệp niêm yết nào có liên quan đến tin đồn cũng xuất hiện để giải trình làm sáng tỏ. Phần lớn các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam chưa tuân thủ tốt các nguyên tắc, vi phạm quyền lợi của cổ đông thiểu số thông qua cách tổ chức và vận hành đại hội đồng cổ đông, thông báo thông tin cho cổ đông, công khai các giao dịch của cổ đông nội bộ, thực hiện quy trình quản trị cơng ty...

Hệ thống kế tốn kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, nhiều loại báo cáo cịn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu như BCTN, báo cáo quản trị...

Ban kiểm soát nội bộ hoạt động khơng có hiệu quả vì các thành viên ban kiểm sốt thường là do chính các thành viên HĐQT chỉ định nên sự độc lập của ban kiểm sốt và HĐQT khơng rõ ràng, hoặc là lao động trong doanh nghiệp và chỉ thực hiện vai trị kiểm sốt viên như là một vị trí kiêm nhiệm thêm, trình độ chun mơn về kiểm sốt nội bộ cịn thấp. Thực trạng bất cập này đã dẫn đến hoạt động của ban kiểm sốt hồn tồn khơng hiệu quả thường chỉ mang tính hình thức, cung cấp những báo cáo kiểm toán nội bộ khi cần thiết.

2.5.2 Nguyên nhân từ phía nhà đầu tƣ và các tổ chức trung gian trên thị trƣờng chứng khốn

Có thể thấy chỉ NĐT trung và dài hạn mới quan tâm và địi hỏi tìm hiểu thơng tin về doanh nghiệp ở nhiều phương diện, chứ không chỉ tập trung vào kết quả kinh doanh. Số đông NĐT vẫn dựa theo xu hướng thị trường, chủ yếu quan tâm đến biến động của thị giá hàng ngày để tính tốn mua bán chứ ít dành thời gian tìm hiểu phân tích doanh nghiệp đầu tư. Những NĐT nhỏ thường ít quan tâm đến việc tham dự Đại hội cổ đông để có thể lấy những nguồn tin chính thức và có những kiến nghị địi hỏi quyền lợi mà có xu hướng lấy thơng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để ra quyết định đầu tư, nơi thông tin có thể khơng chính xác về nội dung và từ ngữ, hoặc cố tình bị sai lệch để trục lợi. Nhiều NĐT chưa thực sự quan tâm đúng mức đến tính cơng khai, minh bạch của thơng tin nắm giữ mà chỉ đến khi doanh nghiệp gặp sự cố bất thường mới phản ứng.

Số lượng công ty kiểm toán ngày càng tăng cao nên chất lượng kiểm tốn khó theo kịp. Đa số mơ hình tổ chức các cuộc kiểm tốn đều theo hình kim tự tháp, trong đó phần lớn các cơng việc kiểm tốn như đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thu thập bằng chứng kiểm toán hay lấy mẫu kiểm toán được thực hiện bởi các trợ lý kiểm toán viên hoặc các kiểm toán viên cịn ít kinh nghiệm nên dễ dẫn đến những sai lầm trong việc thu thập bằng chứng làm sai lệch ý kiến kiểm tốn. Chưa có Luật kiểm tốn độc lập, hiện nay mới chỉ có nghị định là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơng ty kiểm tốn, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm

tốn…nên khơng đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để những tổ chức, cá nhân có liên quan thực thi quyền và trách nhiệm của mình.

Chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp niêm yết để NĐT tham khảo và tạo động lực cho các doanh nghiệp được xếp hạng cố gắng cải thiện mức độ tín nhiệm.

Thiếu hụt nhân sự am hiểu chuyên sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, khơng thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các khách hàng. Chất lượng báo cáo phân tích đơi lúc mang tính mang tính chủ quan, gây thiệt hại cho NĐT cũng như doanh nghiệp niêm yết. Nhân sự của CTCK chưa có những tiêu chuẩn chặt chẽ về chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.

2.5.3 Nguyên nhân từ sự chƣa hồn thiện cơ chế, chính sách giám sát và quản lý thị trƣờng chứng khoán

Đội ngũ giám sát thị trường của UBCKNN, SGDCK cịn ít về số lượng cũng như kinh nghiệm, công cụ giám sát và quyền lực hạn chế, phản ứng chậm trước những thơng tin sai lệch trên TTCK. Trong khi đó, vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán thường rất tinh vi, nhất là những hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá và che dấu thông tin...Nhiều trường hợp có dấu hiệu vi phạm khá rõ ràng nhưng cơ quan chức năng chỉ có thể xử phạt hành chính chứ chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự vì việc tập hợp đủ các chứng cớ pháp lý là rất khó. Việc xử phạt hành chính đối với vi phạm trong CBTT cũng cịn quá nhẹ, thậm chí nhiều trường hợp chỉ bị cảnh cáo nên chưa có tác dụng răn đe.

Chu trình thu thập và xử lý thông tin chưa được mã hóa, tự động hóa nên cịn nhiều kẽ hở dẫn đến dễ bị tiết lộ để giao dịch nội gián. Theo quy định thì các doanh nghiệp niêm yết phải chuyển tài liệu, thông tin của doanh nghiệp đến UBCKNN, SGDCK để được công bố, thời gian luân chuyển này là điểm yếu làm cho thông tin bị tiết lộ, những người làm trong bộ phận này nghiễm nhiên có được thơng tin mật.

Trong Luật chứng khoán đã ban hành chưa có những điều khoản bảo vệ NĐT, trao cho NĐT những quyền hạn để tự bảo vệ khi xảy ra những vi phạm về CBTT của doanh nghiệp niêm yết làm thiệt hại đến quyền lợi của NĐT trong giao

dịch chứng khoán.

Kết luận chƣơng 2:

Trong chương 2 luận văn trình bày khái quát về các doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản pháp lý quy định về CBTT trên TTCK, nêu lên thực trạng CBTT và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời luận văn cũng đánh giá những nguyên nhân tồn tại các vi phạm trong CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Từ các đánh giá và kết quả đạt được trong chương 2, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trong chương 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG BỐ THƠNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Định hƣớng về cơng bố thơng tin trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam 3.1.1 Phù hợp với môi trƣờng pháp lý và mơi trƣờng hoạt động của thị trƣờng chứng khốn Việt Nam

So với TTCK của nhiều nước trên thế giới thì quy mơ TTCK Việt Nam cịn rất nhỏ và trình độ phát triển cịn ở mức thấp. Tuy nhiên mục đích của Chính phủ là xây dựng một TTCK phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy yêu cầu đầu tiên của thị trường là phải tạo lập được niềm tin của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường, nghĩa là làm sao cho mơi trường kinh doanh ngày càng thơng thống, hàng hoá trên thị trường phải có chất lượng tốt, tình hình thị trường có trạng thái giá cả phù hợp với quy luật cung cầu cũng như phù hợp với giá trị của hàng hóa, đây là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thị trường.

Do chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt, giá trị được xác định bằng chất lượng thông tin cung cấp cho thị trường, nhất là những thơng tin tài chính của các doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng hơn cả. Trong điều kiện hiện nay, sự thay đổi trên thị trường phải được tiến hành từng bước, đi dần từ thấp đến cao, việc đầu tiên vẫn là xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất, đồng bộ, tạo môi trường ổn định, xây dựng thị trường minh bạch, công bằng trên cơ sở “Bảo vệ NĐT là ưu tiên hàng đầu”. Để đảm bảo mơi trường ổn định thì các cơ quan quản lý trực tiếp và gián tiếp thị trường là UBCKNN, SGDCK phải thường xuyên theo dõi và giám sát các hoạt động trên thị trường, ngăn ngừa tiêu cực, đồng thời phải có biện pháp xử lý thích đáng khi có tiêu cực xảy ra.

CBTT trên thị trường đầy đủ, kịp thời và chính xác mà cụ thể là BCTC, cũng chính là đảm bảo chất lượng cho hàng hoá giao dịch trên thị trường, ổn định tâm lý NĐT. Việc CBTT hiện nay phải dựa vào công nghệ, nhất là công nghệ thơng tin. Vì vậy, xây dựng hệ thống cơng nghệ thơng tin hồn chỉnh cả về chất và lượng, song song với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hệ thống này, là yêu cầu trước mắt

cần phải được nhanh chóng thực hiện.

Ngồi các u cầu trên, hệ thống luật pháp xây dựng nhằm điều chỉnh việc CBTT trên thị trường cịn phải tương thích với các bộ luật: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật kế toán, Luật kiểm toán,...đồng thời gắn liền với sự phát triển của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế đất nước, cũng như bám sát các chuẩn mực quốc tế. Trong công tác xây dựng hệ thống luật pháp phải đảm bảo tính nhất quán giữa các văn bản luật.

Yếu tố quan trọng khơng thể thiếu trong q trình thực thi luật pháp là cơ chế giám sát, xử lý vi phạm nhằm làm cho hoạt động của thị trường được nghiêm minh, đây chính là trách nhiệm của cơ quan quản lý, điều hành và giám sát thị trường.

Ngoài ra muốn thị trường vận hành được thông suốt, các chủ thể tham gia thị trường phải tuân thủ luật pháp, hiểu được quy luật vận động của thị trường, có các kỹ năng cơ bản để hoạt động trên thị trường, muốn đạt được điều này, đòi hỏi cơ quan quản lý các cấp phải thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự hoạt động trên thị trường, đồng thời sử dụng tất cả các phương tiện truyền thơng có thể huy động được, cùng tham gia vận động giáo dục, truyền bá các kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK.

3.1.2 Phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

TTCK được xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện chính sách kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, TTCK còn là điạ chỉ quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong những năm qua đã ghi nhận một lượng vốn lớn từ nước ngồi di chuyển vào TTCK Việt Nam, dưới hình thức các NĐT nước ngồi là cá nhân và tổ chức. Do đó việc xây dựng TTCK nói chung, hệ thống CBTT nói riêng phải vừa phù hợp với tình hình hiện tại, vừa định hướng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong tương lai.

Hàng hoá trên TTCK phải ngày càng đa dạng về chủng loại, tăng trưởng về quy mô, muốn thế, hệ thống các qui trình, tiêu chuẩn vận hành và giao dịch trên

TTCK cần phải được xây dựng theo hướng mở, ngày càng tiến gần đến những chuẩn mực quốc tế về công nghệ, môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp,… nhằm tạo điều kiện để bổ sung các loại hàng hố khác cho thị trường khi có điều kiện thuận lợi. Từng bước chun mơn hố nghiệp vụ của các CTCK, là những tổ chức cung ứng dịch vụ chủ yếu trên thị trường, xây dựng đội ngũ các CTCK thành các tổ chức tự quản chuyên nghiệp, dịch vụ cung ứng trên thị trường ngày càng đa dạng, nhanh chóng, tiện lợi và phong phú để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của NĐT trong và ngoài nước.

3.1.3 Phù hợp với khả năng và yêu cầu sử dụng thơng tin của các đối tƣợng có liên quan

Do tình hình thực tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi cả về lượng và về chất, trình độ chung về cơ sở vất chất kỹ thuật, khả năng chun mơn về nhiều mặt cịn hạn chế, việc tiếp cận sử dụng công nghệ thông tin, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về kế tốn, kiểm tốn địi hỏi cần có thời gian nhất định, vì thế trong giai đoạn hiện nay chưa đặt nặng vấn đề thay đổi hình thức của BCTC, chủ yếu là chú trọng đến nội dung BCTC sao cho kịp thời, trung thực, chính xác và phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Yêu cầu hội nhập cũng đặt ra vấn đề CBTT theo chiều hướng đa ngôn ngữ, phục vụ cho khách hàng là NĐT nước ngoài, song song với việc chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được dịch ra tiếng nước ngoài, việc xây dựng BCTC bằng tiếng nước ngồi cũng phải tính đến ngay từ bây giờ, từng bước có kế hoạch đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên việc thực hiện BCTC tiếng nước ngoài trong giai đoạn hiện nay chỉ mang tính khuyến khích chứ khơng bắt buộc.

3.2 Giải pháp hồn thiện cơng bố thơng tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đều công bố kế hoạch tài chính trong năm kế tiếp, ít doanh nghiệp nào công bố kế hoạch 5 năm tiếp theo. Do vậy, các nhà phân tích, NĐT chưa đủ cơ sở để nhìn xa hơn về tương lai của doanh nghiệp. Những kế hoạch tài chính là những mục tiêu định lượng rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp. Các mơ hình định giá tính tốn giá trị nội tại của cổ phiếu mà NĐT sử dụng rất cần những thông tin định lượng như thế. Vì vậy, việc cơng bố những kế hoạch tài chính tương lai của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Theo kết quả nghiên cứu trong chương 2 thì quy mơ doanh nghiệp với 3 cách đo lường bằng tổng tài sản, bằng doanh thu thuần và bằng giá trị thị trường của cơng ty đều có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ minh bạch thơng tin của các doanh nghiệp niêm yết nên doanh nghiệp cần có những dự báo về tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu này.

3.2.1.2 Nên đƣa thêm chỉ số Q vào các báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp

Ngồi các chỉ số về khả năng thanh tốn, tình trạng nợ, các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh như ROE, ROI, ROA…doanh nghiệp nên đưa thêm chỉ số Q vào các báo cáo tình hình tài chính. Chỉ số Q khác biệt với các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi ở chỗ nó thể hiện mức độ đầu tư cao và khả năng sinh lợi cao ở tương lai trong việc sử dụng các nguồn tài chính. Khác biệt giữa chỉ số Q và chỉ số M/B nằm ở chỗ chỉ số Q sử dụng giá trị thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)