2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thơng tin của các
2.4.5 Kết quả nghiên cứu
Quy mô doanh nghiệp (SIZE )
Biến quy mô doanh nghiệp với 3 cách đo lường bằng tổng tài sản (SIZE1), bằng doanh thu thuần (SIZE2) và bằng giá trị thị trường của công ty (SIZE3) đều có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Điều này cho thấy NĐT cá nhân nghĩ rằng các doanh nghiệp có quy mơ tổng tài sản lớn hoặc quy mô doanh thu lớn hoặc quy mô giá trị thị trường lớn thì sẽ minh bạch hơn hơn các doanh nghiệp quy mơ nhỏ hơn. Có thể giải thích việc này là do NĐT cá nhân nghĩ doanh nghiệp có quy mơ lớn thì sẽ thu hút nhiều NĐT hơn, các tổ chức phân tích đánh giá sẽ quan tâm nhiều hơn, từ đó sẽ gây áp lực buộc các doanh nghiệp này phải minh bạch hơn trong việc CBTT. Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp quy mơ lớn sẽ có nhiều điều kiện về nhân lực cũng như tài chính để hồn thiện quy trình CBTT của mình hơn nếu họ muốn.
Lợi nhuận (PROFIT)
Biến PROFIT với 2 cách đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và bằng hệ số Q của Tobin đều có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Điều này cho thấy NĐT cá nhân cho rằng doanh nghiệp nào có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA cao hoặc có suất sinh lợi dài hạn cao (hệ số Q cao – giá trị thị trường cao) sẽ minh bạch hơn những doanh nghiệp có các hệ số này thấp. Có thể giải thích việc này như sau:
Biến ROA: Một doanh nghiệp đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp. Hệ số này dùng để đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Như vậy có thể NĐT cá nhân nghĩ các doanh nghiệp nhờ làm ăn minh bạch nên hiệu quả kinh doanh cao.
Biến Q: Các doanh nghiệp có chỉ số Q cao thể hiện khả năng sinh lợi dài hạn và sự kỳ vọng cao của NĐT trong tương lai nên sẽ gắn bó lâu dài, do đó tạo áp lực địi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cao. Nếu hệ số Q cao, doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn vì việc huy động thêm vốn sẽ rẻ hơn do thị giá khá cao so với chi phí huy động thêm vốn. Ngược lại, nếu hệ số Q thấp, doanh nghiệp sẽ khơng gia tăng đầu tư vì chi phí huy động thêm vốn khá đắt. Khi chỉ số Q lớn hơn 1, doanh nghiệp sẽ có động lực đầu tư vì khi Q lớn hơn 1 doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn 1 đồng trong tương lai. Doanh nghiệp có chỉ số Q cao thường là doanh nghiệp hấp dẫn NĐT và có năng lực cạnh tranh tốt, trong khi ROA phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phản ánh quyết định tài chính và chỉ số này cũng cho thấy mức độ vốn hóa của tổng tài sản so với giá trị sổ sách ban đầu.
Vòng vay tổng tài sản (TUNOVER)
Biến TUNOVER khơng có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Như vậy các NĐT cá nhân cho rằng mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp không phụ thuộc vào khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Có thể giải thích việc này là do biến vòng vay tổng tài sản cho biết đầu tư 1 đồng vào tài sản sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu nên NĐT cá nhân nghĩ rằng tùy từng ngành mà có mức thâm dụng vốn khác nhau hoặc có thể do doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển các lĩnh vực mới, các sản phẩm mới đòi hỏi đầu tư nhiều tài sản cho nên chỉ số này cao hoặc thấp tùy thuộc vào từng giai đoạn.
Tài sản cố định (FIX)
Biến FIX khơng có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ minh bạch thơng tin của các doanh nghiệp niêm yết. Chỉ số này càng lớn thì càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Có những
doanh nghiệp với tỷ số tài sản cố định cao nhưng theo cảm nhận của NĐT thì tính minh bạch thông tin không cao (trong mẫu nghiên cứu là QCG, ITA, HQC, GMD, TDH) và ngược lại cũng có những doanh nghiệp với tỷ số này thấp nhưng lại được đánh giá có mức độ minh bạch cao (trong mẫu nghiên cứu là VNM, DRC, BMC). Có thể giải thích là do đa phần các doanh nghiệp có chỉ số này cao sẽ có xu hướng sử dụng ít nợ ngắn hạn do mức độ phù hợp giữa thời hạn thanh toán các khoản vay và tài sản cố định hữu hình đóng vai trị là vật thế chấp trong các khoản vay dài. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp với khoản nợ dài hạn thấp nhưng chỉ số tài sản cố định vẫn cao, có thể là do tài sản cố định được định giá cao khi cổ phần hóa hoặc do đầu tư bằng lợi nhuận giữ lại. Biến tài sản cố định rất khó xác định rõ nguồn gốc được tạo ra, vì vậy khơng thể giải thích được mức độ ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết.
Nợ phải trả (DEBT)
Biến DEBT khơng có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Như vậy các NĐT cá nhân cho rằng mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó vay nợ nhiều hay ít. Có những doanh nghiệp với tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản thấp nhưng tính minh bạch thơng tin khơng cao (trong mẫu nghiên cứu là SAM, TDH, BBC, KDC) và ngược lại cũng có những doanh nghiệp với tỷ số này cao nhưng lại được đánh giá có mức độ minh bạch cao (trong mẫu nghiên cứu là DRC, FPT, VIC). Có thể giải thích việc này là do NĐT cá nhân cho rằng việc sử dụng nợ nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đó nên khơng thể dựa vào mức độ sử dụng vốn vay để kết luận một doanh nghiệp là minh bạch hay không.