Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2013 2014 2015 SL % SL SL % < 30 tuổi 6 85.71 8 80 19 90.48 > 30 tuổi 1 14.29 2 20 2 9.52 Tổng 7 100 10 100 21 100 Nguồn: Phịng tổ chức hành chính
Theo kết quả ở bảng 2.7, lao động trong công ty chủ yếu là lao động trẻ, tập trung nhiều nhất ở độ tuổi dưới 30 tuổi, sau đó đến độ tuổi từ 30 đến dưới 50 tuổi, lao động trên độ tuổi 51 chiếm tỷ lệ rất thấp và chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo công ty. Từ năm 2013 – 2015 công ty chủ yếu tuyển lượng lao động trẻ với số lượng liên tục tăng qua các năm lần lượt là 27 lao động trong năm 2014 và 38 lao động trong năm 2015. Lao động trên 41 tuổi khơng có biến động nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu thì đa phần quản lý cấp trung của công ty với các chức danh như phó phịng các phịng, trưởng nhóm, phần lớn là những người trẻ tuổi, trong độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi - đây là độ tuổi làm việc hiệu quả nhất. Chuyên viên phần mềm chủ yếu trong độ tuổi dưới 30 tuổi. Đây là lực lượng lao động trẻ, nhiệt huyết, năng lực tiếp nhận công nghệ mới rất cao. Tuy nhiên với một lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự ổn định trong việc vì họ là những người tư tưởng chưa ổn định, hay thay đổi trong cơng việc, “đứng núi này nhìn núi kia”; đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc tại NUS hàng năm đều nằm ở mức khá cao theo như số liệu bảng 2.8 (số lượng lao động trẻ nghỉ việc tại NUS qua từng năm luôn chiếm hơn 80% trên tổng số lao động nghỉ việc). Nhìn chung, cơ cấu lao động hiện tại cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần công nghệ phần mềm NUS do là một công ty chuyên về công nghệ nên tuyển dụng lao động thông qua một trong các hình thức sau: thơng báo tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng trực tuyến; thông qua giới thiệu của người lao động trong công ty, của các trường đào tạo, các tổ chức giới thiệu việc làm; thông báo nhu cầu tuyển dụng tại cơng ty, tuyển dụng trực tiếp.
Khi cơng ty có nhu cầu tuyển dụng, phòng nhân sự sẽ xem xét những hồ sơ xin việc đã nộp tại phịng tổ chức hành chính và lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu cần tuyển, sau đó trình giám đốc xem xét lựa chọn ứng viên nào được mời phỏng vấn. Trưởng phòng nhân sự hoặc các trưởng dự án và một số nhân
viên đặc biệt chuyên phỏng vấn sẽ trực tiếp phỏng vấn người xin việc, sau đó báo cáo kết quả phỏng vấn với giám đốc. Giám đốc là người ra quyết định có nhận ứng viên đó hay khơng. Khi mới vào làm người lao động sẽ được ký hợp đồng thử việc, thời gian thử việc phụ thuộc vào tính chất cơng việc được quy định cụ thể trong Quy chế tuyển dụng lao động. Sau thời gian thử việc nếu đáp ứng được công việc hiện tại, người lao động sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức theo quy định của luật lao động.
2.2.2.3. Theo cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ cấu tổ chức đội nhóm
Bộ máy cơng ty được tổ chức theo phịng ban như đã trình bày ở phần 2.1.3. Bên cạnh đó để phù hợp với lĩnh vực hoạt động, ngoài bộ máy cứng là các phòng ban cơng ty cịn lập ra các đội để quản lý các dự án. Khi công ty nhận được một dự án từ khách hàng, công ty sẽ bổ nhiệm một trưởng dự án hay còn gọi là Project Manager (PM). PM sẽ căn cứ vào quy mô của dự án và lập kế hoạch nhân sự cần thiết cho dự án. Sau đó PM đề xuất bảng kế hoạch này lên ban giám đốc, ban giám đốc sẽ làm việc với các phòng ban liên quan để xem xét và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết và ký duyệt kế hoạch này, lúc này đội dự án chính thức được thành lập. Số lượng nhân viên trong một dự án tại NUS thường dao động trong khoảng 4 đến 15 nhân viên tùy theo tính chất và quy mơ của dự án, đôi khi số nhân viên của dự án lên đến con số 30 nhân viên, nhưng thường thì rất hiếm những dự án như thế.
Tùy vào quy mơ dự án mà PM có thể chia đội dự án thành các nhóm nhỏ hơn gọi là các team. Số lượng nhân viên trong một team thường dao động từ 5 đến 7 người, trong đó có 1 người đứng đầu gọi là team leader do PM bổ nhiệm. Mỗi team sẽ có nhiệm vụ và mục tiêu riêng nằm trong mục tiêu tổng thể của dự án. Team leader chịu trách nhiệm giám sát và giải quyết các khó khăn trở ngại trong team mình để đảm bảo nhiệm vụ được hoàn thành và team đạt được mục tiêu. PM chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ nhân viên trong dự án thông qua các team leader, đồng thời
chịu trách nhiệm về tồn bộ các khía cạnh khác trong dự án như tài chính, vật lực, tiến độ, v.v… để đảm bảo dự án thành cơng.
Mơ hình mà cơng ty NUS sử dụng là mơ hình phổ biến hiện nay tại các cơng ty phần trong cũng như ngồi nước. Mơ hình này đang tỏ ra phù hợp với quy mô và đặc thù ngành nghề của NUS, đã và đang cho thấy sự hiệu quả của nó trong quá trình hoạt động của cơng ty.
2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty cổ phần công nghệ phần mềm NUS (nguồn nhân lực theo chiều sâu)
Ở phần này tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại NUS theo chiều sâu thơng qua các tiêu chí phổ biến như: thể lực, mơi trường làm việc, trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức và tác phong, chất lượng công việc, trình độ lành nghề, khả năng làm việc nhóm. Kết quả cụ thể được trình bày trong mục 2.2.3.1 đến 2.2.3.7.
2.2.3.1. Thể lực
Khi nói về phẩm chất nghề nghiệp rất quý của người lao động Việt Nam người ta thường nhắc đến sự cần cù, thông minh, sáng tạo và linh hoạt, cũng như sức trẻ của lực lượng lao động do nước ta đang ở trong giai đoạn có cơ cấu dân số vàng (tỷ lệ lao động trẻ rất cao, chiếm khoảng 45%).
Tuy nhiên, trong nền sản xuất hiện đại, vấn đề sức khỏe thể lực và thần kinh tâm lý của người lao động là rất quan trọng. Nội dung của phẩm chất này thể hiện ở các thông số nhân trắc con người (chiều cao, cân nặng, v.v…), các chỉ số về sức khỏe thể lực, nhất là sự dẻo dai và thần kinh, tâm lý, v.v… Các chỉ số nói trên của người lao động càng tiếp cận các tiêu chuẩn quy định thì phẩm chất này của người lao động càng được cải thiện. Một nguồn nhân lực có chất lượng cao phải là một nguồn nhân lực có trạng thái sức khỏe tốt.
Trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, cơng ty cổ phần công nghệ phần mềm NUS khá quan tâm đến thể lực của người lao động. Với bản chất là một công ty công nghệ tuy không yêu cầu cao về sức khỏe để làm các công việc nặng nhọc nhưng sức khỏe thể lực, nhất là sự dẻo dai và thần kinh, tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động cũng như khả năng sáng tạo tại công ty. Hiện nay tại công ty, sức khỏe thể lực của công ty được ban lãnh đạo đánh giá dựa kết quả khám sức khỏe định kỳ của nhân viên công ty.
Căn cứ vào kết quả khám sức khỏe định kỳ để chia thành 6 loại: rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém và rất kém được trình bày chi tiết trong bảng 2.8. Lập trình viên thường phải ngồi bên máy tính nhiều giờ, ảnh hưởng đến mắt, các bệnh về cơ do gõ bàn phím nhiều. Để hồn thành tốt cơng việc địi hỏi lập trình viên cần có thể lực tốt để đáp ứng u cầu cơng việc. Chính vì vậy cơng ty rất khuyến khích mọi người luyện tập thể thao để duy trì sức khỏe, làm việc được minh mẫn và lâu dài. Đồng thời trong quá trình phỏng vấn tuyển người sức khỏe cũng là yếu tố mà công ty rất quan tâm. Sự quan tâm đúng mức của công ty đối với việc nâng cao sức khỏe, thể lực người lao động đã mang lại những kết quả đáng khích lệ.