CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO
1.3 Hoạt động quản trị tồn kho
1.3.2 Các phương pháp hoạch định nhu cầu tồn kho
1.3.2.1 Các mơ hình tồn kho
Mục đích chính của các mơ hình quản trị tồn kho là xác định khi nào đặt hàng và đặt hàng với số lượng bao nhiêu. Hàng tồn kho đáp ứng nhiều chức năng trong một tổ chức (T. Tanthatemee, B. Phruksaphanrat, 2012) và duy trì tổng chi phí ở mức tối thiểu.
Mơ hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ- The basic Economic order quantity model:
Mơ hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ) là mơ hình tồn kho tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ được xây dựng bởi Ford W Harris, 1915. Mơ hình EOQ xác định kích thước lơ hàng tối ưu trong đó kết hợp chi phí đặt hàng và chi phí lưu trữ được thiết lập để giảm tối thiểu chi phí của tồn hệ thống. Kết quả là số lượng được sản xuất hay đặt hàng với mức chi phí tối ưu.
Mơ hình được xây dựng dựa trên 6 giả thuyết cơ bản sau: - Nhu cầu cả năm là biết trước và không đổi.
- Phải biết trước chu kì đặt hàng, chu kì đặt hàng ngắn và khơng thay đổi. - Lượng đặt hàng của một đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng ở một thời điểm đã định trước.
- Sự thiếu hụt hàng hóa hồn tồn khơng xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng thời gian.
- Không tiến hành khấu trừ theo số lượng.
- Duy nhất chỉ có 2 chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ.
Với 6 giả thuyết trên, sản lựơng tối ưu cho mỗi đơn hàng (Q*) và chi phí tồn trữ tối thiểu (C*) lần lượt là:
𝑄∗ = √2𝑆𝐷
𝐶∗ = 𝐷
𝑄∗𝑆 +𝑄
∗
2 𝐻
Trong đó:
D: nhu cầu nguyên vật liệu cả năm S: chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng
H: chi phí tồn trữ cho một đơn vị sản phẩm trong một năm.
Hình 1.2: Đồ thị mơ hình EOQ (Hồ Tiến Dũng, 2009)
Ngồi ra, mơ hình này cịn có các đại lượng sau:
- Số lượng đơn đặt hàng trong năm (Đh): là tỷ số giữa nhu cầu cả năm (D) và lượng đặt hàng tối ưu.
- Chu kì đặt hàng (T): là khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng kế tiếp nhau và bằng tổng số ngày bình quân làm việc trong năm (N) chia cho số đơn đặt hàng trong năm (Đh).
- Nhu cầu bình quân một ngày đêm (d): là tỷ số giữa nhu cầu cả năm (D) và số ngày làm việc bình quân trong năm (N).
D Q Q* B A 0 Qb
- Đỉểm đặt hàng lại (ROP- Re order point): trong trường hợp thời điểm đặt hàng không trùng với thời điểm nhận hàng, điểm đặt hàng lại là lương tồn kho tối thiểu cần thiết ở thời điểm đặt hàng để duy trì sản xuất liên tục.
𝑅𝑂𝑃 = 𝑑. 𝐿
Với L (leadtime) là thời gian phân phối đại diện cho khoảng cách từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm nhận hàng.
Hình 1.3: Đồ thị lượng đặt hàng để lại(Hồ Tiến Dũng, 2009)
Mơ hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ- Economic production quantity model)
Mơ hình đặt hàng theo sản xuất (POQ) là mơ hình tồn kho nhằm xác định lượng hàng tồn kho cần bổ sung hữu hạn (Tersine, 1994). Mơ hình này xem xét đến tốc độ sản xuất. Với giả định là toàn bộ lượng hàng của một lô hàng sẽ được giao đầy đủ trong một chuyến hàng. Tuy nhiên, thay vì hàng đến ngay lập tức, lô hàng sẽ được chuyển tới dần dần với tốc độ sản xuất P. Trong trường hợp này tốc độ sản xuất P phải lớn hơn nhu cầu D. Mức độ tồn kho sẽ không bao giờ vượt quá mức độ tồn kho tối đa vì hàng tồn kho được đưa vào tiêu thụ sẽ đồng thời với lượng hàng được bổ sung. Trong suốt chu kì, lượng hàng tồn kho sẽ tăng với tốc độ P-D trong suốt chu kì sản xuất (Production cycle). Đây là khoảng cách từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm nhận
Q*
L
t ROP
đủ hàng của mỗi đơn đặt hàng. Và doanh nghiệp sẽ tiến hàng đặt hàng lại khi kết thúc một chu kì đặt hàng (Demand cycle).
Hình 1.4: Quá trình tồn kho sản xuất (P.-T. Chang, C.-H. Chang, 2006)
Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế gián đoạn (EOQD- Economic order quantity with disruption)
Mơ hình EOQD được ra mắt lần đầu bởi Parlar và Berkin (1991), và phương trình chi phí được đưa ra bởi Berk và Arreola- Risa (1994), giả định rằng nhà cung cấp không hoạt động liên tục mà hoạt động trong một giai đoạn chắc chắn (được gọi là “web preiod”) và đóng cửa trong một giai đoạn chắc chắn (được gọi là “dry preiod”). Trong suốt thời kì dry preiod, khơng đơn hàng nào được đặt và nếu ngừoi bán lẻ hết tồn kho, tất cả cầu sẽ được theo dõi cho đến đầu thời kỳ wet preiod kế tiếp, với chi phí tổn thất do hết hàng p bằng doanh thu đơn hàng bị mất. Khoảng thời gian của cả wet preiod và dry period được phân bố theo cấp số nhân với tỷ lệ λ và µ tương ứng. Giả định rằng tất cả các đơn hàng đều được đặt bởi người bán lẻ với số lượng như nhau Q tại thời điểm mức độ tồn kho bằng 0, những đơn hàng được đặt vào thời kì wet period
Mức độ tồn kho tối đa
Thời gian M ức đ ộ tồ n kho Chu kì sản xuất Chu kì đặt hàng Kích thước lô hàng sản xuất
Tỷ lệ sản xuất
Tỷ lệ cầu
sẽ được giao ngay lập tức (leadtime=0). Mục đích của mơ hình là chọn Q để tối thiểu chi phí hàng năm dự kiến.
Hình 1.5: Đồ thị EOQ với thời gian gián đoạn (Parlar và Berkin, 1991) 1.3.2.2 Hệ thống tồn kho kịp thời JIT (Just in time inventory system) 1.3.2.2 Hệ thống tồn kho kịp thời JIT (Just in time inventory system)
Chiến lược JIT được phát triển cho các nhà máy sản xuất của Toyota và được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản vào giữa những năm 1970. Khi các nhà sản xuất Nhật Bản tuyên bố nắm một thị phần lớn ở thị trường Mỹ vào những năm 1980, JIT bắt đầu thu hút sự chú ý của các công ty Mỹ và bắt đầu được thừa nhận từ đó.
JIT là một chiến lược hoạt động kinh doanh mở rộng nhằm mục đích sản xuất sản phẩm dựa trên việc đáp ứng nhu cầu ngay lập tức và giảm thiểu tồn kho phát sinh từ thời gian chờ và sản xuất quá mức cần thiết. Chiến lược JIT bao gồm cả việc mua hàng JIT (giao nguyên vật liệu nhanh chóng) và sản xuất JIT (sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường). Trước hết là làm giảm tồn kho nguyên vật liệu, sau đó là làm giảm bán thành phẩm và thành phẩm tồn kho (Xiaodan Gao, 2017).
Theo Malakooti (2013), xử lý các vấn đề bộc lộ của hàng tồn kho là một trong những yếu tố giúp thực hiện JIT thành công. Trong hệ thống đẩy, hàng tồn kho dư thừa thường ẩn chứa rất nhiều các vấn đề sản xuất. Vì thế, bước đầu tiên trong việc áp dụng
Giai đoạn hoạt động
Giai đoạn đóng cửa
JIT là làm giảm mức độ tồn kho trong suốt quá trình sản xuất. Khi tồn kho giảm, những vấn đề của sản xuất phát sinh bởi sự thay đổi hay chậm tiến độ sẽ trở nên rõ ràng. Khi các vấn đề được xác định, quy trình sản xuất sẽ trở nên trôi chảy hơn.
Các bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy sự tác động tích của việc áp dụng JIT tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. Huson và Nanda (1995) đã cung cấp các bằng chứng cho thấy doanh nghiệp áp dụng hệ thống JIT có thể cải thiện lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu như là kết quả của việc cải thiện doanh thu hàng tồn kho. Claycomb và các cộng sự (1999) đã chỉ ra việc giảm hàng tồn kho cải thiện ba chỉ số đo lường hiệu của của tổ chức (tỷ suất sinh lợi trên đầu tư ROI, lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần return on sales). Fullerton và McWatters (2001) đã chứng minh rằng hiệu quả hoạt động của tổ chức sẽ gia tăng thông qua việc làm giảm tồn kho cũng như chi phí chất lượng và gia tăng sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Trong bối cảnh JIT, mối quan hệ giữa tồn kho và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tích cực được thể hiện qua tỷ suất sinh lợi trên tồng tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần, và dòng tiền (Fullerton và các cộng sự, 2003).
Mục đích chính của hệ thống JIT là làm giảm chi phí từ việc loại bỏ hao phí. Hao phí là tất cả những thứ nằm ngồi cơ sở vật chất, ngun vật liệu, nhân cơng và thời gian tối thiểu cần thiết cho sản xuất. Hệ thống JIT cho rằng tồn kho cần được tối thiểu. Việc dự trữ tồn kho tối đa sẽ làm tăng chi phí tồn kho trong khi nguồn lực đó có thể đầu tư vào một khoản đầu tư khác.
Hệ thống JIT không chỉ liên quan đến việc kiểm sốt tồn kho và hệ thống sản xuất mà cịn liên quan đến những khía cạnh khác của sản xuất ví dụ như quy trình mua hàng. Trong hệ thống JIT, vật tư được mua với số lựơng ít và sẽ đựơc giao khi doanh nghiệp cần.
Daniel và Reitsperger (1991) đã mơ tả các vấn đề có thể nảy sinh khi thực hiện JIT bao gồm việc gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận/ phòng ban, các nhà cung cấp đầu vào cho q trình sản xuất, thị trường. Sự khơng chắc chắn liên quan đến
sự phù hợp của chất lượng, nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp, đình cơng, các sự kiện bất ngờ khác cũng góp phần gia tăng nguy cơ gián đoạn sản xuất trong môi trường JIT.
Tuy hệ thống JIT tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý và thực hiện, tuy nhiên, theo Ramsay và các cộng sự (1990), việc áp dụng thành cơng JIT sẽ đem lại các lợi ích sau:
- Mức độ tồn kho nguyên vật liệu và tồn kho thành phẩm thấp; - Mức độ tồn kho bán thành phẩm rất thấp;
- Làm giảm chi phí quản lý nguyên vật liệu (materials handling cost).