Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH park corp (việt nam) (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tồn kho

1.5.1. Sự khác biệt giữa kế hoạch cung ứng và nhu cầu thực tế

Mục đích của tồn kho nói chung và tồn kho nguyên vật liệu nói riêng là để đảm bảo cung ứng liên tục, đáp ứng kịp thời và xuyên suốt nhu cầu sản xuất. Do đó, nhu cầu của thị trường ảnh hưởng rất lớn đến công tác tồn kho. Tuy nhiên, kế hoạch cung ứng và nhu cầu thực tế thường lại không trùng khớp, tạo nên sự biến động hàng tồn kho (Fan và Zhou, 2018; Stambaugh và các cộng sự, 2015). Nếu doanh nghiệp và khách hàng có kì vọng về giao dịch tiềm năng khác nhau hoặc một trong các bên không thể cung cấp theo đúng điều khoản giao dịch kì vọng sẽ dẫn đến tồn kho chênh lệch không được dự báo trước.

Các tác động cơ bản bao gồm sự thay đổi trong chiến lược thị trường- sản phẩm, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng, các yếu tố mùa vụ hoặc sự thay đổi tiêu dùng (Steinker và Hoberg, 2013). Sự không phù hợp giữa cung- cầu thường tạo nên chi phí tồn trữ. Thấp hơn mức tồn kho kì vọng có thể dẫn đến tổn thất về doanh thu, phạt vi phạm hợp đồng hoặc ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Cao hơn mức tồn

kho kì vọng lại có thể liên quan đến các khoản chiết khấu, chi phí tồn trữ khơng mong muốn (Hendricks và Singhal, 2009).

1.5.2. Năng lực của nhà cung cấp

Yếu tố thứ hai tác động đến công tác quản trị tồn kho liên quan đến hoạt động giao hàng của nhà cung cấp và số lượng cung ứng. Khi một nhà cung cấp thể hiện một hiệu quả kém với thời gian và số lượng cung ứng, doanh nghiệp sẽ không thể tự tin dự báo liệu doanh nghiệp có thể giao hàng đúng hạn hoặc đủ số lượng để thoả mãn nhu cầu khách hàng hay nhu cầu sử dụng cần thiết hay không (Benton và Krajewski, 1990; Song và các cộng sự, 2000). Việc tồn trữ sẽ là một lựa chọn hấp dẫn và khả thi để tránh tình trạng giao hàng chậm trễ hoặc thiếu chính xác. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tin tưởng vào năng lực của nhà cung cấp, nhà cung cấp có cam kết cao và SLT trong mức chấp nhận thì doanh nghiệp có thể giảm tồn trữ hàng tồn kho (Wallin và các cộng sự, 2006).

Số lượng nhà cung cấp cũng là yếu tố tác động đáng kể đến hoạt động quản trị tồn kho. Với số lượng nhà cung cấp lớn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có một nguồn cung chắc chắn, với số lượng chắc chắn, doanh nghiệp có thể chuyển đổi một mặt hàng cụ thể từ nhà cung cấp này sang một nhà cung cấp khác nếu xuất hiện các rủi ro tiềm ẩn (Pfeffer và Salancik, 1978; Handfield, 1993; Heide, 1994). Do đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu thời gian phân phối ngắn hoặc giao hàng nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định, trì hỗn việc mua hàng cho đến khi nhu cầu được xác định (Cox, 2001).

Trong trường hợp sản phẩm mang tính độc đáo, sẽ là khôn ngoan nếu doanh nghiệp mua hàng và cam kết tồn kho ngay khi nhu cầu được dự báo. Như thế, doanh nghiệp sẽ có thể đảm bảo nguồn cung ổn định và tránh lại các tác động do giá nguyên vật liệu tăng trong tương lai (Wallin, 2002).

1.5.3. Sự phát triển của công nghệ thông tin

Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ thông tin cho quá trình ra quyết định chiến thuật, chiến lược và vận hành (Markus và các cộng sự, 2000; Dezdar và Sulaiman, 2009). Trong vịng 15 năm, nhiều tổ chức có những đầu tư đáng kể vào việc tích hợp hệ thống công nghệ thông tin và các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hoạt động này giúp cải thiện sự tương tác, sự liên kết giữa các chức năng tốt hơn và việc trao đổi chính xác, kịp thời có thể được thực hiện thơng qua hệ thống này (Kallinikos, 2004; Golden và Powell, 2004; Danese và Romano, 2004). Rõ ràng là sự phát triển của hệ thống công nghệ thơng tin cũng đem lại lợi ích cho hệ thống quản trị tồn kho. Với hệ thống quản trị tồn kho được tương thích cho việc ra quyết định, sự trao đổi thơng tin chính xác hoàn thiện và kịp thời (Mandal và Gunasekarn, 2002). Đây cũng là lý do mà nhiều doanh nghiệp quyết định hoàn thiện hệ thống quản trị tồn kho. Hơn thế nữa, dường như có sự đồng thuận đáng kể giữa các nhà nghiên cứu rằng cơng nghệ thơng tin có thể đóng góp đáng kể vào việc đạt được các quy trình ra quyết định tốt hơn, cải thiện sự phối hợp giữa các chức năng kinh doanh liên quan đến hệ thống tồn kho (Klaus và các cộng sự, 2000; Denese và Romano, 2004). Các nghiên cứu cịn chỉ ra rằng việc áp dụng cơng nghệ thơng tin khơng chỉ là một q trình thay đổi về mặt kĩ thuật mà cịn là q trình thay đổi tổ chức (Coakes và Elliman, 1999; Akkermans và Helden, 2002; Boonstra và Govers, 2009).

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về hàng tồn kho: khái niệm, vai trò và phân loại hàng tồn kho. Đặc biệt làm rõ các đặc điểm của hàng tồn kho nguyên vật liệu. Hoạt động quản trị tồn kho được thể hiện qua 03 yếu tố chính là thời gian phân phối, các mơ hình hoạch định hàng tồn kho và các kỹ thuật quản lý hàng tồn kho. Hoạt động quản trị tồn kho có được xem là hiệu quả hay khơng được xác định qua ba tiêu chuẩn đánh giá: tỷ số giá trị hàng tồn kho trên doanh số, mức độ đầu tư tồn kho và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cuối cùng, tác giả trình bày các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tồn kho.

Đây là cơ sở lý thuyết để tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quản trị tồn kho của Cơng ty TNHH Park Corp. (Việt Nam) được trình bày trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI PARK CORP. (VIỆT NAM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH park corp (việt nam) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)