Tổng hợp công tác sửa chữa và thay thế kim phun

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo trì tại công ty thủy điện đại ninh (Trang 33 - 35)

Nội dung Năm

2010 Năm 2011 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Công tác thay thế

Số lần thay thế kim phun 4 7 10 1 5

Thời gian dừng máy trung bình/ (ngày) 2,0 1,5 1,0 1,0 1,0 Tổng thời gian dừng máy/lần (ngày) 8,0 10,5 10,0 1,0 5,0 Tỉ lệ dừng máy tương ứng (%) 2,19 2,88 2,74 0,27 1,37 Số người tham gia thực hiện một lần 35 30 20 20 20

Công tác sửa chữa trước khi thay Số nhân công sửa chữa một kim phun 35 30 30 30 30 Chi phí nguyên vật liệu/kim (Triệu VNĐ) 280 280 280 280 280

Cộng

Số nhân công 280 420 500 50 250

Chi phí nguyên vật liệu (Triệu VNĐ) 1.120 1.960 2.800 280 1.400

Nguồn: (Tác giả tự tổng hợp từ nhật ký bảo trì của CTTĐ Đại Ninh)

Qua Bảng 2-3 cho thấy tần xuất và tỉ lệ dừng máy để bảo trì phục hồi thiết bị là khá cao, đặc biệt là thiết bị cơ khí có tần suất hư hỏng lớn. Thời gian dừng máy mỗi

lần sửa chữa lâu nên ảnh hưởng xấu đến hệ số sẵn sàng của tổ máy và tình hình sản xuất của Cơng ty. Trong hoạt động bảo trì phục hồi theo kế hoạch đã bộc lộ những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Ưu điểm của việc bảo trì phục hồi theo kế hoạch: Hoạt động này đã xử lý sớm

tình trạng tồn tại, hư hỏng của thiết bị, ngăn ngừa sự cố lây lan; góp phần giảm xuất sự cố khẩn cấp, tăng độ tin cậy và ổn định cho hệ thống thiết bị. Do có kế hoạch, cơng tác chuẩn bị trước, tổ chức thực hiện hiệu quả nên ngày càng giảm được nhân công và thời gian thực hiện. Mặt khác, có thể lựa chọn thời điểm dừng máy khi hệ thống ít

khai thác, giá phát điện thấp, hạn chế ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty và tình hình chung.

Hạn chế của cơng tác bảo trì phục hồi theo kế hoạch. Việc xét duyệt đăng ký

công tác trên thiết bị cần phải sửa chữa của các Trung tâm điều độ chưa đáp ứng theo yêu cầu đăng ký như: thời gian cho phép dừng máy ngắn, không duyệt theo kế hoạch đăng ký, trả lời kết quả cận thời gian được phép tách thiết bị, điều này gây khó khăn lớn cho việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện của Công ty. Thiếu trang thiết bị hiện đại, công tác sửa chữa thiết bị cơ khí thủy lực chủ yếu bằng sức người nên việc đáp ứng tiến độ phải nỗ lực hết sức. Chưa tận dụng khoảng thời gian dừng máy này để kết hợp thí nghiệm định kỳ cho các thiết bị chính khác nhằm giảm khối lượng và rút ngắn thời gian cho sửa chữa lớn. Cịn tồn tại tình trạng thực hiện chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng phải thực hiện lại làm lãng phí thời gian và cơng sức, ví dụ cơng tác thay kim ngày 08/10/2016, kim số 5-H2 sau khi thay đã không làm việc được theo yêu cầu phải thay lại, nguyên nhân của việc này là thiếu kiểm tra trong quá trình sửa chữa và chuẩn bị.

Bảo trì phục hồi khẩn cấp (ở Công ty thường gọi là xử lý sự cố) được thực hiện khi có tình trạng hư hỏng thiết bị xảy ra bất ngờ, khơng lường trước được. Khi có sự cố xảy ra trên thiết bị, PXVH báo cho các bên liên quan (Trung tâm điều độ HTĐ có quyền điều khiển thiết bị, Lãnh đạo Cơng ty, PXSC). PXSC tiếp nhận thông tin, kiểm tra đánh giá sơ bộ tình trạng thiết bị. Nếu cần sửa chữa phục hồi, PXVH sẽ báo Trung

tâm Điều độ tách thiết bị để xử lý, đồng thời thực hiện các án động an toàn liên quan để bàn giao hiện trường cho PXSC thực hiện. PXSC huy động khẩn cấp tổ phụ trách thiết bị, tổ chức thực hiện xử lý tình trạng hư hỏng, thí nghiệm đánh giá để đưa thiết bị trở lại vận hành. Sau khi xử lý xong, đơn vị phụ trách lập báo cáo phân tích ngun nhân và báo cáo kết quả cơng tác xử lý; đề xuất các biện pháp phòng ngừa như: thay thế sớm thiết bị, bổ sung vật tư dự phịng cho thiết bị hư hỏng. Tình hình thực hiện cơng tác bảo trì khẩn cấp trong những năm qua được thể hiện ở Bảng 2-4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo trì tại công ty thủy điện đại ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)