(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu của CTTĐ Đại Ninh)
Stt Tên thiết bị Số lượng Sự cần thiết/ Ảnh hưởng của vật tư dự phòng Đang sử dụng Đã thay Dự Phịng hiện có Dự phòng tối thiểu 1 Main board hệ thống AVR 2 0 0 1 Thiết bị đã sử dụng gần 10 năm và khơng có dự phịng. Khi hư hỏng khơng có vật tư thay thế sẽ dẫn đến mất khả dụng tổ máy 2 Card khuếch đại xung- LG6 6 0 1 3
Thiết bị đã sử dụng lâu; khơng có đủ dự phịng cho 1 tổ máy, thiếu thiết bị thay thế sẽ mất khả dụng tổ máy 3 U ring cho trục van cầu 4 8 1 4
Thiết bị lắp ở vị trí chịu áp lực cao, xác xuất hư hỏng lớn (đã thay 8 cái) nhưng chỉ còn 1 cái đã qua sử dụng
4
Bushing cho trục van cầu
4 4 0 2
Thiết bị mới thay vào, chưa đánh giá được chất lượng nên vẫn tiềm ẩn sự cố làm mất khả dụng tổ máy
5 Kim phun 12 27 2 4
Thiết bị vận hành trong môi trường: nước cao áp, bùn đất và tạp chất, đã bị hư hỏng Ren nên không thể tháo bộ phận ra để sửa chữa, cần trang bị thêm
6 SPC 24 18 6 12
Tần suất hư hỏng cao (đã thay 18 cái), có thể bị hư hàng loạt nhưng chưa đủ số lượng dự phòng cho 1 tổ máy
7 Actuator
kim 12 2 2 4
Thiết bị đã sử dụng nhiều năm, có thể bị hư hàng loạt nhưng chưa đủ số lượng dự phòng cho 1 tổ máy.
Tình trạng thiếu vật tư dự phịng gây khó khăn rất lớn cho hoạt động bảo trì. Một số thiết bị khơng có vật tư thay thế khi bị sự cố dẫn đến kéo dài thời gian mất khả dụng tổ máy như đã trình bày ở Mục 2.2. Bên cạnh đó, nhiều thiết bị đã phát hiệu có dấu hiệu hư hỏng có thể phát triển thành sự cố nặng nhưng khơng có phụ tùng thay thế nên buộc phải vận hành đến khi hư hỏng, làm cho tần suất sự cố khẩn cấp gia tăng, làm gián đoạn q trình sản xuất và thiệt hại cho Cơng ty về nhiều mặt. Tình trạng vật tư dự phòng hiện nay là một hạn chế rất lớn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động bảo trì tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do ảnh hưởng của những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Các nguyên nhân khách quan như: Tất cả các
hợp đồng mua sắm có giá trị trên 30 triệu phải được Tổng công ty phê duyệt trước khi thực hiện, công tác phê duyệt của cấp trên chậm; nhiều thiết bị phải nhập ngoại, thời gian nhận hàng lâu là những yếu tố dẫn đến sự chậm trễ trong hoạt động mua sắm. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên vấn đề nguồn vốn để trang bị vật tư dự phịng hồn tồn phụ thuộc vào sự quyết định của Tổng công ty phát điện 1, EVN. Bên cạnh đó, nội bộ Cơng ty có nhiều hạn chế trong các vấn đề liên quan: Công ty chưa vận động hết mình, phân tích, giải trình tính cấp thiết, tối ưu với cấp trên khi lập kế hoạch xin cấp vốn để trang bị vật tư dự phịng. Chính vì vậy, chưa nhận được sự đầu tư đúng mức cho vật tư dự phòng từ cấp trên. Mặc khác, khả năng tìm nhà cung ứng cho các vật tư đặc thù rất kém; việc quản lý, triển khai thực hiện dự trù vật tư hết sức lỏng lẻo; thơng tin về tiến trình mua hàng khơng rõ ràng; P.VTVC làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm; không quản lý các thông tin về những mặt hàng đã mua như: Mã hiệu, thông số kỹ thuật, Nhà cung cấp, giá cả. Chính vì vậy có nhiều thiết bị được mua nhiều lần, nhưng mỗi lần mua lại phải làm rõ về các thông tin kỹ thuật với đơn vị yêu cầu nhiều lần. Lãnh đạo thiếu sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhắc nhở; đơn vị trực tiếp nhận kết quả của P.VTVC là PXSC nhưng cả nể, dè dặt trong phản ánh tình hình thực tế với với lãnh đạo.
Hệ thống thiết bị Nhà máy thủy điện Đại Ninh được thiết kế, thi công, lắp đặt bởi những nhà thầu lớn như Toshiba, Alstom, Hazama, IHI,...Đa số thiết bị lắp đặt trong hệ thống có nguồn gốc từ các nước G7, có cơng nghệ tiên tiến. Q trình thi cơng được giám sát chặt chẽ, nên xét về tổng thể thì đây là một nhà máy có chất lượng khá tốt so với các Nhà máy khác trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Một số thiết bị có thiết kế khơng phù hợp với điều kiện vận hành thực tế; một số thiết chính vận hành đơn lẻ, khơng có dự phịng nóng nên đã làm cho tuổi thọ của thiết bị giảm thấp, dễ phát sinh sự cố bất ngờ. Ví như: Trục và các roăng làm kín trong kim phun sử dụng vật liệu không phù hợp dẫn đến tuổi thọ giảm thấp, thời gian vận hành trung bình 3 năm (thiết kế là 5 năm); Các hệ thống chính như: Kích từ, Điều tốc có cấu trúc phức tạp, nhưng khơng dự phịng nóng, điều này đã làm tăng xác suất sự cố khẩn cấp trong hệ thống. Mặt khác, sau 10 năm vận hành, các thiết bị đã bắt đầu lão hóa, giảm tuổi thọ phát sinh nhiều nguy cơ sự cố tiềm ẩn.
Cơng ty là đơn vị hạch tốn phụ thuộc trực thuộc Genco 1. Vấn đề tài chính, nguồn vốn, chi phí sản xuất hồn tồn phụ thuộc cấp trên. Phân cấp quyết định sử dụng vốn của Công ty bị giới hạn, các hợp đồng mua sắm có giá trị trên 30 triệu và kế hoạch sử dụng vốn phải được duyệt bởi Tổng công ty. Căn cứ theo kế hoạch được duyệt, hàng năm Tổng cơng ty tạm cấp kinh phí nhiều giai đoạn theo tình hoạt động thực tế và tình hình chung của Tổng cơng ty. Do đó, Cơng ty thủy điện Đại Ninh bị động về vấn đề tài chính; khơng thể tự quyết định cho việc mua các vật tư dự phịng cần thiết; các máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động bảo trì. Đây là một bất lợi cho hoạt động của Công ty, đặc biệt đối với vấn đề mua sắm thiết bị và quyết định cho các cơng trình sửa chữa có giá trị lớn. Hạn chế này ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của hoạt động bảo trì. Sự xem xét, phê duyệt phải qua nhiều công đoạn, thủ tục phức tạp, mất thời gian trong khi hoạt động bảo trì cần phải kịp thời, thiết bị hư hỏng phải được thay thế đúng lúc trước khi phát triển thành sự cố thì mới mang lại hiệu quả cao; ngăn ngừa được sự cố lây lan và những tổn thất liên quan.
Chính sách bảo trì là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bảo trì, bỡi chính sách sẽ quyết định đến các vấn đề liên quan trong việc tổ chức thực hiện như: Giải pháp, kế hoạch, ngân sách, các nguồn lực…cho hoạt động bảo trì. Chính sách bảo trì chủ lực đang được áp dụng tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh là:
“Bảo trì phịng ngừa trực tiếp”, thực hiện theo định kỳ. Chính sách này có ưu điểm
là thực hiện dễ dàng và an toàn; giúp phát hiện và xử lý tình trạng xấu của thiết bị trong quá trình thực hiện. Nhưng nhược điểm chính là: thực hiện quá nhiều hạng mục trong thời gian sửa chữa lớn, dễ phát sinh cơng việc ngồi kế hoạch, làm phân tán nguồn lực, dẫn đến hiệu quả công việc thấp; thực hiện nhiều hạng mục không cần thiết; thời gian dừng máy để bảo trì kéo dài nên giảm hệ số sẵn sàng và tăng chi phí. Thực tế như phân tích ở Mục 2.2 cho thấy tần xuất dừng máy bảo trì hư hỏng là rất cao; chi phí bảo trì ngày càng tăng, nhưng hệ số sẵn sàng khơng đạt như mong đợi. Điều này chứng tỏ chính sách bảo trì trực tiếp đang áp dụng và quá trình tổ chức thực hiện khơng mang lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng tốt yêu cầu hiện nay. Cần phải lựa chọn chiến lược bảo trì tối ưu hơn để mang lại hiệu quả cao hơn.
Hoạt động cải tiến kỹ thuật góp phần tương đối quan trọng trong việc mang lại hiệu quả cho hoạt động bảo trì bằng việc khắc phục những tồn tại, hạn chế do q trình thi cơng, lắp đặt nhà máy cũng như thiết kế. Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới luôn được Công ty quan tâm chú trọng. Mỗi năm Công ty đều tổ chức xét duyệt và cơng nhận ít nhất 02 sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả; các sáng kiến này đã góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực, giảm thiểu sự cố, phát hiện và xử lý nhanh sự cố. Hầu hết các giải pháp này được được PXSC thực hiện. Đây là một điểm mạnh của Công ty, cần đầu tư, phát huy để góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động bảo trì. Tuy nhiên, hiện tại các sáng kiến cải tiến chỉ mới được áp dụng nhiều cho thiết bị công nghệ, tự động chưa có nhiều cải tiết cho lĩnh vực thiết bị cơ khí vốn đang tồn tại nhiều sự cố; cần đầu tư nhiều hơn hoạt động cải tiến cho thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí thủy lực.
Yếu tố an tồn ln được chú trọng trong mọi hoạt động của Nhà máy thủy điện, bỡi mọi hạn chế, sai sót liên quan sẽ dẫn đến hậu quả thiệt hại rất nghiêm trọng về con người và thiết bị. Trong các năm qua, tại Công ty không xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ và các hiện tượng mất an tồn, ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh; đảm bảo thực hiện tốt kỷ luật vận hành. Thường xuyên kiểm tra thiết bị, tổ chức học tập, huấn luyện và sát hạch quy trình, quy phạm; kiểm tra hiện trường sản xuất, kịp thời chấn chỉnh những thiếu só. Hàng năm xây dựng và diễn tập Phương án phòng chống lụt, bão bảo đảm an toàn đập; chuẩn bị phương tiện, vật tư sẵn sàng khắc phục sự cố, thông báo kịp thời cho các đơn vị liên quan; dự đoán lưu lượng về hồ, phối hợp tốt với chính quyền địa phương các cấp trong việc vận hành hồ chứa theo đúng quy trình vận hành.