Ma trận các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo trì tại công ty thủy điện đại ninh (Trang 55 - 64)

Stt Yếu tố bên ngoài quan Mức

trọng Phân loại Điểm quan trọng Kết luận

1 Những tác động xấu của điều kiện tự nhiên 0,15 3 0,45 TB 2 Luật pháp và Chính sách Nhà nước có ảnh

hưởng đến hoạt động bảo trì 0,09 5 0,45 Mạnh

3 Yêu cầu cấp nước cho sản xuất nông nghiệp ở

địa phương 0,15 5 0,75 Mạnh

4 Tình hình chung của nền kinh tế 0,06 5 0,3 Mạnh 5 Sự phát triển của cơng nghệ, tính đặc thù của

thiết bị thủy điện 0,12 2 0,24 Yếu

6 Chính sách, quy định của EVN, Tổng công ty

liên quan đến hoạt động bảo trì 0,15 4 0,6 Mạnh 7 Tình trạng thiếu nguồn điện và các áp lực từ thị

trường phát điện cạnh tranh 0,14 3 0,42

Trung bình 8 Năng lực của các nhà cung cấp vật tư, dịch vụ

kỹ thuật 0,04 5 0,2 Mạnh

9 Các dịch vụ bên ngoài được sử dụng cho hoạt

động bảo trì 0,06 5 0,3 Mạnh

10 Tình hình sử dụng các nguồn năng lượng thay

thế khác 0,04 5 0,2 Mạnh

Tổng 1,00 3,91 Mạnh

Các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng khơng nhiều đến hoạt động bảo trì. Trong luận văn này tác giả chỉ phân tích những yếu tố ảnh hưởng lớn đang gây hạn chế cho Công ty. Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia như ở Bảng 2-8 cho thấy Công ty đang phản ứng yếu với các yếu tố bên ngoài sau đây: Tác động xấu của điều kiện tự nhiên; Sự phát triển của Kỹ thuật-Cơng nghệ, tính đặc thù của thiết bị thủy điện; Tình trạng nguồn điện dự phòng thấp và áp lực từ thị trường phát điện cạnh tranh. Mức độ ảnh hưởng và tình hình phản ứng của Cơng ty được tác giả phân tích ở các mục sau đây.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất điện cũng như bảo trì thiết bị của Nhà máy thủy điện. Khí hậu tại các vùng có thủy điện thường chỉ có hai mùa là mùa khơ và mùa mưa. Do đó, thủy điện tập trung khai thác sản xuất điện, vận hành với công suất phát cao và kéo dài liên tục vào mùa mưa. Chính sự vận hành liên tục kéo dài này dẫn đến thiết bị có nguy cơ hư hỏng cao. Trong khoảng thời gian này việc dừng máy để bảo trì là hết sức hạn chế để tập trung vào khai thác sản xuất, những hư hỏng nhỏ khơng được xử lý kịp thời có nguy cơ phát triển thành các sự cố nặng. Tất cả các cơng tác bảo trì sửa chữa có kế hoạch được ưu tiên sắp xếp vào mùa nắng. Bên cạnh đó, diễn biến xấu về điều kiện tự nhiên như mưa bão; nhiệt độ, độ ẩm môi trường tác động trực tiếp, làm hư hỏng, giảm tuổi thọ thiết bị của Nhà máy, phát sinh nhiều sự cố. Trung bình hằng năm có 20 sự cố trên đường dây 22kV do Công ty quản lý, mà nguyên nhân là do thời tiết. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nhưng Cơng ty chưa có giải pháp phản ứng thích hợp.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho hầu hết các hãng sản xuất thiết bị đã thay thế sản phẩm có cơng nghệ cao hơn, có đặc thù riêng và độc quyền. Điều này đã tác động rất lớn đến hoạt động bảo trì các Nhà máy thủy điện; gây khó khăn cho việc tìm nguồn phụ tùng thay thế, bởi đa số thiết bị cùng loại sau khoảng 10 năm đã ngưng sản xuất. Bên cạnh đó, thiết bị tại các thủy điện mang tính chun dụng, khơng phổ biến trên thị trường; tích hợp theo hệ thống, địi hỏi các thiết bị cấu thành có độ tương thích cao, càng gây khó khăn hơn cho việc tìm nguồn vật tư thay thế. Những

sản phẩm có khả năng thay thế tương thích thường có giá rất cao bởi sự độc quyền của nhà sản xuất; phải tốn thêm chi phí chuyển đổi cơng nghệ để tương thích với hệ thống hiện hữu. Thiết bị lắp đặt tại Đại Ninh có cơng nghệ của những năm 2000; các thiết bị công nghệ, tự động, cùng loại, phần mềm điều khiển,… hầu hết đã ngừng sản xuất, điều này là một khó khăn rất lớn và gây ra hạn chế trong hoạt động bảo trì tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh, nhưng Cơng ty chưa có những ứng phó hợp lý, ví dụ như dự trữ các vật tư dự phịng có nguy cơ ngừng sản xuất.

Để đảm bảo cho Hệ thống điện ổn định thì hoạt động của các nhà máy điện được điều phối bởi các Trung tâm điều độ hệ thống điện có quyền điều khiển. Ví dụ điều khiển Thủy điện Đại Ninh thuộc quyền Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0). Tại mọi thời điểm, ln có những nhà máy đang phát và những nhà máy dự phòng. Hiện nay nguồn dự phòng của Việt Nam cịn thấp, nên khi có nhà máy bị sự cố thì áp lực lên các nhà máy cịn lại sẽ rất lớn. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch dừng máy và áp lực về tiến độ bảo trì. Mặt khác, việc điều phối của các Trung tâm điều độ khơng tốt, sắp xếp khơng hợp lý thì sẽ tác động rất xấu đến kế hoạch bảo trì của các Nhà máy điện. Sự bị động về kế hoạch dừng máy bảo trì, thực hiện bảo trì chậm so với kế hoạch dự kiến dẫn đến khả năng phát triển thành sự cố nặng từ những hư hỏng nhỏ. Trong những năm qua, việc đăng ký dừng thiết bị bảo trì tại Cơng ty thủy điện gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều trường hợp duyệt khơng đúng kế hoạch; đa số là thời gian cho phép dừng máy ngắn và chậm so với đăng ký.

Bên cạnh đó, kể từ khi hình thành thị trường phát điện cạnh tranh vào tháng 6 năm 2013 đã mở ra cơ hội có doanh thu cao và thách thức lớn cho Công ty. Thị trường phát điện cạnh tranh yêu cầu các đơn vị tham gia phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị phục vụ công tác vận hành. Mặt khác, thị trường điện đã tác động mạnh đến các vấn đề: áp lực giảm chi phí, nâng cao hệ số sẵn sàng…Điều này dẫn đến chi phí và thời gian dừng máy cho hoạt động bảo trì ngày một bị cắt giảm, yêu cầu hiệu quả hoạt động phải ngày một được nâng cao.

Qua phân tích tình hình thực tế chúng ta thấy rằng hoạt động bảo trì tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh đã đạt được những thành tựu nhất định. Tất cả các hệ thống thiết bị được kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa lớn và thí nghiệm định kỳ đúng quy định. Hầu hết tình trạng hư hỏng thiết bị đã được Cơng ty tự khắc phục để đưa các tổ máy phát điện tiếp tục vận hành sản xuất điện đạt yêu cầu. Năng lực của lực lượng bảo trì ngày một nâng cao, nhiều sáng kiến cải tiến được áp dụng thành công, giúp cho việc xử lý sự cố ngày một nhanh chóng và hiệu quả hơn. Không để xảy ra tai nạn lao động.

Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại những hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động bảo trì chưa cao, cần xem xét khắc phục như sau:

Một là Chính sách bảo trì chưa tối ưu. Cơng ty đang áp dụng chính sách bảo trì

phịng ngừa trực tiếp với chu kỳ trong khung thời gian quy định của EVN với chu kỳ sửa chữa lớn ngắn và bảo trì bằng giám sát tình trạng thiết bị ở mức cơ bản. Cơng tác lập kế hoạch bảo trì cịn nhiều hạn chế nhất định như: chưa kết hợp thực hiện các hạng mục thí nghiệm định kỳ khi dừng máy để bảo trì phục hồi thiết bị cơ khí theo kế hoạch; dồn khối lượng vào thời gian sửa chữa lớn. Để hoàn thành khối lượng phải dừng máy lâu làm giảm tính khả dụng của tổ máy. Thực tế cho thấy chi phí quản lý vận hành nói chung, chi phí cho bảo trì nói riêng ngày càng gia tăng nhưng hệ số sẵn sàng tổ máy những năm gần đây giảm xuống dưới mức mong đợi (90%). Điều này là bất lợi lớn khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh và thực hiện các chỉ tiêu được giao. Trong tình hình nguồn điện cịn hạn chế hiện nay, việc dừng máy bảo trì bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như: thời gian cho phép dừng máy ngắn, tình hình hoạt động của các nhà máy khác, tình hình thủy văn nên các Trung tâm điều độ duyệt kế hoạch không đúng như đăng ký, dẫn đến khó thực hiện đúng theo kế hoạch khi thiết bị có dấu hiệu hư hỏng. Với thực tế trên nên cần phải có sự cải tiến phương pháp bảo trì.

Hai là cơ cấu tổ chức bảo trì chưa hợp lý. Hiện tại nhiệm vụ bảo trì tập trung

vào PXSC. Cơ cấu tổ chức, chức năng của PXSC chưa phù hợp và đáp ứng với tình hình thực tế. Sự xuất hiện quy định mới của Bộ công thương về việc kiểm định kỹ thuật, an toàn đối với dụng cụ, thiết bị điện dẫn đến PXSC không đủ điều kiện để hoạt

động trong lĩnh vực thí nghiệm. Do đó địi hỏi Cơng ty phải bổ sung về cơ sở vật chất, hoàn thiện về tổ chức, chức năng. Nếu không sẽ bị động trong công tác cũng như khơng khai thác được các nguồn lực hiện có, đồng thời phát sinh chi phí do phải thuê các đơn vị ngồi thực hiện thí nghiệm thiết bị. Cơng ty chưa mạnh dạn đào tạo và phân công nhiệm vụ hợp lý để khai thác nguồn nhân lực từ PXVH.

Ba là nguồn lực vật chất của Công ty chưa đảm bảo để thực hiện tốt công tác bảo trì. Thiếu một số thiết bị, máy móc thí nghiệm làm mất đi tính chủ động và phát

sinh chi phí th ngồi. Phương tiện, cơng cụ phụ vụ bảo trì cịn thiếu và thơ sơ nên cơng tác sửa chữa không năng xuất, tốn thời gian. Công tác quản lý tài liệu, dữ liệu phục vụ bảo trì cịn rời rạc, khơng hệ thống nên gây khó khăn cho bảo trì, nhất là trong các tình huống sự cố khẩn cấp. Thiếu nhiều vật tư dự phòng chiến lược và hạn chế trong quản lý, cung ứng vật tư.

Bốn là công tác quản trị nguồn nhân lực còn tồn tại một số hạn chế như: Đa số

các cấp quản trị chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý và những giải pháp trì tiên tiến; việc tổ chức, phối hợp và kiểm tra giám sát hoạt động của các bộ phận chức năng đối với hoạt động bảo trì cịn lỏng lẻo, thiếu gắn kết nhịp nhàng; công tác đào tạo thường xuyên là quan trọng nhưng chưa hiệu quả; phương pháp đánh giá và quy chế trả lương không tạo được sự khuyến khích những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cho mọi người.

Năm là chưa sẵn sàng và linh động để ứng phó với những tác động từ các yếu tố bên ngồi như: chưa có giải pháp để hạn chế tác động xấu của điều kiện tự nhiên;

chậm phản ứng trước sự thay đổi về công nghệ và nguồn phụ tùng thay thế khan hiếm trên thị trường; chưa khai thác đầy đủ thông tin trong ngành để phục vụ cho việc lập kế hoạch bảo trì hợp lý nhất.

Sáu là việc phụ thuộc về mặt tài chính của đơn vị; hạn chế về quyền tự quyết để

mua sắm vật tư, thiết bị; chưa được phân cấp quyết định các hạng mục sửa chữa có giá trị lớn, nguồn vốn hạn chế; quá trình xem xét phê duyệt kế hoạch mua sắp thiết bị và sửa chữa của cấp trên chậm... Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu qua hoạt động bảo trì tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã mơ tả, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo trì của Cơng ty thủy điện Đại Ninh trên nhiều phương diện; dẫn ra nhiều số liệu thực tế cụ thể để làm rõ các vấn đề chính trong q trình phân tích. Trong chương 2 tác giả cũng đánh giá tình hình thực tế các nguồn lực, các vấn đề liên quan và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động bảo trì của đơn vị. Bằng phương pháp vận dụng lý thuyết về quản lý doanh nghiệp, quản lý hoạt động bảo trì, tính đặc thù của ngành sản xuất điện và tình hình thực tế tại đơn vị kết hợp với khảo sát lấy ý kiến của chuyên gia kinh nghiệm trong và ngoài Công ty tác giả đã chỉ rõ những ưu điểm cần phát huy; những hạn chế và nguyên nhân của nó đối với hoạt động bảo trì của đơn vị. Tác giả đã chỉ ra các vần đề cấp thiết cần giải quyết trong công tác quản lý, thực hiện bảo trì tại đơn vị để từ đó làm cơ sở cho Chương 3 đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động bảo trì tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh trong tình hình hiện nay. Các hạn chế chủ yếu đang tồn tại trong hoạt động bảo trì của Cơng ty thủy điện Đại hiện nay là: Chính sách bảo trì, cơ cấu tổ chức bảo trì chưa hợp lý; nguồn lực vật chất chưa đủ đảm bảo để thực hiện tốt cơng tác bảo trì, trong đó tình trạng thiếu vật tư dự phịng chiến lược là vấn đề cấp thiết và nguy cơ lớn; trong quản trị nguồn nhân lực còn hạn chế về chính sách đãi ngộ và đào tạo; thiếu phản ứng mạnh mẽ với các tác động xấu từ bên ngoài; năng lực tài chính bị hạn chế.

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO TRÌ TẠI CƠNG TY THỦY ĐIỆN ĐẠI NINH

Để đưa ra giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động bảo trì tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh tác giả dựa trên những căn cứ cơ bản sau đây.

Thứ nhất là vận hành an toàn, ổn định với hệ số sẵn sàng cao. Thủy điện là

ngành sản xuất đặc thù, yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn, vận hành liên tục hết cơng suất vào mùa mưa. Những nhà máy thủy điện cơng suất lớn như Đại Ninh đóng vai trị rất quan trọng trong hệ thống, ngồi sản xuất điện cịn tham gia điều khiển ổn định hệ thống điện, là nguồn lợi chính của EVN. Bên cạnh đó, thủy điện Đại Ninh cịn có chức năng cấp nước cho nơng nghiệp tỉnh Bình Thuận bằng nước sau chạy máy. Sự gián đoạn sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Cơng ty và tình hình kinh tế, chính trị, chung của khu vực. Vì vậy u cầu vận hành an toàn, độ tin cậy cao là bắt buộc. Điều này quyết định bởi cơng tác bảo trì. u cầu thứ hai là Hệ thống thiết bị ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Thiết bị nhà máy thủy điện tích hợp nhiều hệ thống cơng nghệ phức tạp từ nhiều nhà sản xuất khác nhau nên trong q trình xây dựng chắc chắn sẽ cịn nhiều khiếm khuyết. Sự hư hỏng của từng thiết bị sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cả hệ thống. Do đó hoạt động bảo trì cải tiến để ngày càng hồn thiện hệ thống thiết bị nhà máy là điều rất quan trọng. Các thiết bị thay thế phải hiện đại và có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, Genco 1 đang có đề án “Nâng cao các chỉ tiêu về hiệu

quả vận hành” các Nhà máy điện; EVN đang nghiên cứu áp dụng phương pháp bảo

trì hướng vào độ tin cậy (CRM), bảo trì theo tình trạng thiết bị (CBM) nhằm tối ưu hóa bảo trì, giúp các công ty phát điện tránh được các hạng mục không cần thiết.

Thứ hai là dựa vào những tiến bộ trong hoạt động bảo trì. Trong thời gian gần đây hoạt động bảo trì đã phát triển mạnh mẻ cả về phương pháp cũng như thiết bị, kỹ thuật hổ trợ bảo trì. Các phương pháp bảo trì tiên tiến điển hình như: Bảo trì theo tình trạng thiết bị, bảo trì hướng vào độ tin cậy…Bên cạnh đó cơng nghệ và thiết

bị giám sát liên tục tình trạng thiết bị chính của nhà máy điện cũng phát triển vượt bậc. Giám sát phóng điện cục bộ máy biến thế, máy phát: Lắp thiết bị dò liên tục tần số siêu âm sinh ra do phóng điện cục bộ bên trong thiết bị với phần mềm phân tích giúp phát hiện sớm tình trạng thiết bị mà khơng cần thí nghiệm định kỳ. Cơng nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo trì tại công ty thủy điện đại ninh (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)