Tổng hợp chi phí sửa chữa lớn 2011-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo trì tại công ty thủy điện đại ninh (Trang 37 - 39)

được sắp xếp sao cho khơng ảnh hưởng lớn đến q trình sản xuất. Khi kế hoạch đã được duyệt, PXSC sẽ tổ chức thực hiện để hoàn thành khối lượng sửa chữa thiết bị.

Chi phí sửa chữa lớn trung bình hàng năm khoản 20 tỷ đồng . Trong đó, chi phí cho hệ thống thiết bị chính chỉ chiếm tỷ lệ trung bình là 46,4 % tổng chi phí sửa chữa lớn, tương đương khoảng 9 tỷ đồng, thể hiện ở Bảng 2-5.

Bảng 2-5: Tổng hợp chi phí sửa chữa lớn 2011-2016 Năm Năm Thơng số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trung bình Số cơng trình SCL 13 15 14 14 12 12 13 CP vật liệu (Tỷ VNĐ) 5,97 8,16 11,80 9,02 15,27 8,35 9,76 Trong đó: Th ngồi 3,29 7,06 7,84 5,31 3,34 1,83 4,78 Tự làm 2,68 1,10 3,96 3,70 11,93 6,52 4,98 CP nhân công (Tỷ VNĐ) 6,94 9,95 9,33 8,13 9,59 5,24 8,20

Trong đó: Th ngồi 4,25 6,85 6,25 5,00 3,43 1,88 4,61

Tự làm 2,69 3,11 3,08 3,13 6,15 3,36 3,59 CP sử dụng máy (Tỷ VNĐ) 0,07 0,22 0,25 0,03 0,03 0,01 0,10 Trong đó: Th ngồi 0,07 0,22 0,25 0,03 0,03 0,01 0,10 Tự làm 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 CP khác (Tỷ VNĐ) 0,90 2,06 1,77 2,56 2,45 1,34 1,84 Trong đó: Th ngồi 0,83 1,92 1,63 1,16 0,72 0,39 1,11 Tự làm 0,06 0,13 0,14 1,40 1,73 0,94 0,73 Tổng CP tự làm (Tỷ VNĐ) 5,44 4,34 7,18 8,23 19,80 10,83 9,30 Tổng CP thuê ngoài (Tỷ VNĐ) 8,43 16,04 15,97 11,51 7,52 4,11 10,60 Tổng CPSCL (Tỷ VNĐ) 13,87 20,38 23,14 19,74 27,32 14,94 19,90 Tỷ lệ chi phí tự làm (%) 39,21 21,28 31,02 41,71 72,48 72,48 46,36

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo năm của CTTĐ Đại Ninh)

Ưu điểm của công tác sửa chữa lớn. Trong các năm qua tồn bộ máy móc thiết

bị, cơng trình đã được tổ chức thực hiện sửa chữa lớn đúng quy định. Trong đó, các cơng trình xây dựng như: Mái đập, bờ kè,…được cơng ty thuê ngoài. Đối với hệ thống máy móc thiết bị nhà máy, là thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất điện

được Công ty tự thực hiện, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong cơng tác này là PXSC. Cơng tác sửa chữa lớn làm cho toàn bộ thiết bị được duy tu, bảo dưỡng, khắc phục các tồn tại kịp thời, hệ thống vận hành ổn định và tăng độ tin cậy sau sửa chữa. Bên cạnh đó, việc thí nghiệm định kỳ thiết bị chính trong sửa chữa lớn giúp đánh giá tình trạng thiết bị để có kế hoạch khắc phục. Sửa chữa lớn được thực hiện trong thời gian dừng máy, tách thiết bị ra khỏi hệ thống, do đó đảm bảo an tồn tuyệt đối cho thi cơng. Hình thức này đã lặp lại nhiều năm nên dễ thực hiện.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, cơng tác sửa chữa lớn tại Cơng ty vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất là hạn chế trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Trong công

tác lập kế hoạch, phương án đã đưa ra nhiều hạng mục không cần thiết phải thực hiện trong sửa chữa lớn như: vệ sinh mương cáp, các động cơ phụ dịch; vệ sinh, siết hàng kẹp tủ điều khiển…Đồng thời dồn tất cả các việc xử lý tồn tại, thay thế thiết bị; thí nghiệm định kỳ vào sửa chữa lớn. Điều này đã làm tăng khối lượng, phân tán lực lượng để thực hiện đồng thời nhiều công việc, gây áp lực lớn cho đội ngũ bảo trì. Cơng tác khảo sát, lập phương án kỹ thuật và dự trù vật tư trước thời gian thực hiện 1 năm nên thiếu sát thực với diễn biến thực tế, khơng xét hết tình trạng mới phát sinh sau khảo sát. Việc mua sắm phát sinh gặp nhiều khó khăn do thủ tục. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong Công ty trong công tác sửa chữa lớn chưa tốt. Mặc dù đã có quy chế về sửa chữa lớn, trong đó quy định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, tiến độ hồn thành các hạng mục cơng việc. Nhưng thực tế gần như chỉ có PXSC đáp ứng về lập dự trù vật tư, và thực hiện sửa chữa lớn theo kế hoạch, còn tất cả các khâu khác của công tác này đều chậm. Tồn tại sự không thống nhất khi cùng giải quyết một vấn đề liên quan. Nguyên nhân chính của những tồn tại này là sự thiếu kiểm soát của lãnh đạo.

Thứ hai là những hạn chế do thời gian thực hiện. Việc dừng tổ máy trong thời

gian dài để sửa chữa làm giảm hệ số sẵn sàng tổ máy. Việc nỗ lực đáp ứng chỉ tiêu tỷ lệ dừng máy trong năm, dẫn đến khi tổ chức thực hiện phải rút ngắn thời gian. Mặt khác đơn vị thực hiện sửa chữa đang phải tuân thủ các ràng buộc khác như: nguồn

lực có giới hạn phù hợp với quy mơ, chi phí nhân cơng th ngồi khơng được q 10% tổng chi phí nhân cơng SCL của hạng mục đó; khơng được huy động làm thêm quá 200 giờ/năm, không quá 30 giờ/tháng...Việc rút ngắn thời gian để đáp ứng tiến độ gây khó khăn đến việc hồn thành khối lượng sửa chữa, bảo trì đúng mức theo quan điểm bảo trì phịng ngừa và hướng đến độ tin cậy.

Thứ ba là hạn chế về phương tiện thực hiện, vật tư. Công ty thiếu một số thiết

bị thí nghiệm nên một số hạng mục phải thuê đơn vị ngoài thực hiện, làm mất chủ động về kế hoạch và tăng chi phí. Cơng ty phụ thuộc về mặt tài chính nên tất cả các dự tốn, kế hoạch chọn lựa nhà thầu cung cấp thiết bị vật tư đều phải được Tổng công ty phê duyệt. Sự xem xét chậm trễ của cấp trên kết hợp với đa số vật tư phải nhập ngoại đã gây khó khăn cho công tác cung ứng vật tư thiết bị. Trong những năm gần đây việc cung cấp vật tư q chậm gây khó khăn cho cơng tác sửa chữa. Đa số vật tư không kịp thay thế trong SCL, phải kết hợp để thay thế trong những lần bảo trì khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo trì tại công ty thủy điện đại ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)