Tổng hợp hàm lượng khí hịa tan trong dầu máy biến thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo trì tại công ty thủy điện đại ninh (Trang 79 - 123)

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng từ dữ liệu của Tổ Thí Nghiệm Điện)

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 23/5/2007 4/11/2008 10/3/2010 23/2/2012 5/3/2014 19/1/2015 ppm Thời gian N2 H2 CH4 C2H6 C2H4 C2H2 CO2 TCG

Để việc phân tích độ tin cậy thiết bị và lập kế hoạch bảo trì thì tình trạng thiết bị phải được theo dõi và phân tích liên tục, khơng phụ thuộc chủ yếu vào dữ liệu của các lần thí nghiệm trực tiếp theo định kỳ, khơng phải dừng máy để kiểm tra. Do đó, cần đầu tư trang bị thiết bị giám sát tình trạng vận hành liên tục của các thiết bị chính để có kế hoạch bảo trì tối ưu nhất khi có bất thường trên thiết bị. Các thiết bị/thông số cần thiết phải giám sát liên tục điển hình như sau. Giám sát áp lực điều khiển kim, cần gạt liên tục trong quá trình vận hành bằng máy tính để phân tích tình trạng làm việc của kim phun vì hiện tại tần xuất hư hỏng kim phun khá lớn, thời gian dừng máy sửa chữa lâu. Với mức đầu tư khoảng 200 triệu đồng nhưng sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng vận hành kim phun, từ đó chủ động lập kế hoạch dừng máy sửa chữa vào thời điểm thuận lợi nhất. Trang bị thiết bị giám sát tình trạng phóng điện cục bộ cho máy biến thế, máy phát; giám sát tình trạng dầu máy biến thế…

Bên cạnh các giải pháp chính đã trình bày, để hoạt động bảo trì mang lại hiệu quả tồn diện, cần triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ sau đây.

Công tác đào tạo phải được quan tâm và đầu tư đúng mức cả về đào tạo quản lý và kỹ thuật. Với lĩnh vực kỹ thuật xem đào tạo tại chỗ là quan trọng nhất; phải xây dựng chương trình, hệ thống tài liệu đào tạo cụ thể, chi tiết cho từng chức danh, vị trí cơng việc. Chương trình đào tạo phải gắn liền với nhiệm vụ thực tế của mỗi đơn vị, thành viên. Đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành, rèn luyện kỹ năng ứng dụng.

Những vần đề cần thực hiện trong công tác đào tạo tại Phân xưởng sửa chữa như:

Dự báo những khả năng xảy ra sự cố trên hệ thống thiết bị, với mỗi tình huống đưa ra phương pháp xử lý để huấn luyện kỹ năng cho nhân viên; dùng vật tư dự phịng sẵn có và trang bị bổ sung lắp đặt mơ hình cho các hệ thống chính, địi hỏi kiến thức cơng nghệ cao và kỹ năng xử lý thành thục như: Điều khiển, điều thế, điều tốc, bảo vệ… để đào tạo cho các kỹ sư chun mơn; đối với lĩnh vực thí nghiệm thiết bị cần đào tạo về phương pháp thực hiện, kỹ năng vận hành máy và cách đánh giá cho từng

hạng mục tương ứng; những vị trí yêu cầu về chuyên môn sâu ở PXSC do đặc thù hệ thống thiết bị công nghệ và khả năng tự đào tạo giới hạn thì gửi nhân viên đến các cơ sở đào tạo có năng lực bên ngồi để nâng cao trình độ. Đối với Phân xưởng vận hành, ngồi việc đào tạo nâng bậc định kỳ và đào tạo để vận hành tự quản cần tăng cường công tác diển tập sự cố; thiết lập mơ hình mơ phỏng cho tất cả các hệ thống thiết bị chính để đào tạo cho lực lượng vận hành, nhất là các điều hành viên. Các cấp quản

trị trong Công ty cần được đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, động viên nhân viên,

các kỹ thuật và giải pháp bảo trì tiên tiến để nâng cao hiệu quả năng lực quản trị nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động bảo trì. Việc đào tạo phải được tổ chức và kiểm tra đánh giá thường xuyên; cập nhật mới kiến thức khi có thay đổi, cải tiến trên thiết bị.

Phải xây dựng bảng mô tả cơng việc và KPIs cụ thể cho từng vị trí. Đánh giá một cách khoa học, khách quan, công tâm; việc đánh giá phải được tổ chức thường xuyên. Trên cơ sở đó mạnh dạng thay đổi quy chế trả lương phù hợp với hiệu quả công việc; Dùng hệ số trách nhiệm để điều chỉnh thu nhập có cách biệt rõ rệch

tương xứng với năng lực và mức độ đóng góp cho Cơng ty. Mặt khác, cơng tác thi

đua khen thưởng cũng cần có cơ cấu phân bổ hợp lý, cần quan tâm và tăng số lượng đối với những người lao động trực tiếp; không nên tập trung các phần thưởng cho các cấp quản lý; phải xét trên năng lực và thành tích thực tế, tránh tình trạng phân bổ danh hiệu khen thưởng theo kiểu luân phiên. Áp dụng nhiều hơn hình thức khen thưởng đột xuất đối với hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật cũng như phát hiện và xử lý tốt sự cố trên hệ thống thiết bị để động viên khuyến khích kịp thời. Những điều này sẽ làm tăng tinh thần trách nhiệm và kích thích phát huy năng lực của CBCNV.

Hiện tại vào mùa mưa, do ảnh hưởng của gió bão đã gây ra nhiều sự cố cho thiết bị của Nhà máy, đặc biệt là với đường dây 22kV cấp điện cho khu vực tuyến năng lượng, hằng năm xảy ra trung bình 20 lần làm gẫy đổ trụ, chạm chập đường dây gây mất điện. Để khắc phục tình trạng này cần tăng cường cơng tác phát quang hai bên đường dây, chặt bỏ các cây gần đường dây; thường xuyên kiểm tra gia cố các trụ có

nguy cơ sạt lỡ. Đồng thời cần trang bị các máy cắt phân đoạn trên các vùng thường xảy ra sự cố để giúp dễ dàng trong việc xử lý cũng như tránh mất điện cho toàn tuyến. Nhưng mùa mưa là mùa khai thác sản lượng lớn nhất, do đó trong việc lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị phải tính tốn sao cho thiết bị đảm bảo độ hoạt động tin cậy vào mùa mưa.

Bên cạnh đó, cần theo dõi cập nhật thường xuyên tình trạng vận hành của các Nhà máy khác trong Hệ thống điện Quốc gia; phương thức vận hành theo giai đoạn của các Trung tâm điều độ; tình hình cung ứng, giá cả của thị trường phát điện cạnh tranh. Kết hợp với tình trạng thiết bị tại Công ty thủy điện Đại Ninh để xây dựng kế hoạch bảo trì tối ưu nhất, đặc biệt là chọn thời điểm tách tổ máy ra khỏi hệ thống để bảo trì sửa chữa; tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên liên quan để phối hợp tốt trong xây dựng và thực hiện kế hoạch cũng như hỗ trợ qua lại về các nguồn lực.

Đối với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, cần rà sốt, xem xét tình hình cung ứng trên thị trường của các thiết bị chuyên dụng mà Cơng ty đang sử dụng để từ đó có kế hoạch mua sắm vật tư dự phịng tối ưu nhất. Ví dụ: Các máy tính cơng nghiệp chun sử dụng hệ điều hành WinXP đang dùng cho Hệ thống điều khiển hiện nay đã ngưng sản xuất, số lượng còn lại trên thị trường rất khan hiếm. Do đó, phải mua bổ sung dự phịng ngay, thậm chí là các máy cũ đã qua sử dụng, cịn sử dụng tốt. Các máy tính này có giá chỉ tầm 5-7 Triệu đồng/ cái, nhưng sẽ rất hữu ích sau này, thiếu nó thì Hệ thống điều khiển Nhà máy khơng thể hoạt động được.

Tổng công ty phát điện 1 cần mở rộng phân cấp quyết định cho Công ty thủy điện Đại Ninh trong việc thực hiện các hạng mục sửa chữa có giá trị lớn, mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ bảo trì sửa chữa. Điều này sẽ tạo sự chủ động, giải quyết kịp thời và mang lại hiệu quả cao cho cơng tác bảo trì. Đồng thời, xem xét cấp vốn để Công ty đầu tư trang bị bổ sung vật tư dự phòng chiến lược cũng như trang thiết bị phục vụ bảo trì. Bên cạnh đó cần xem xét và phê duyệt nhanh các kế hoạch mua sắm của các đơn vị trực thuộc để triển khai thực hiện kịp thời.

Hiện nay các cơng tác bảo trì phịng ngừa như sửa chữa lớn, thí nghiệm định kỳ thiết bị chính tại đơn vị thành viên EVN chịu ảnh hưởng lớn bỡi chính sách, quy định chung của EVN. Do đó đề nghị EVN sớm đưa chính sách bảo trì CBM, CRM vào áp dụng chung tồn Tập đồn và có những chươn trình tư vấn hỗ trợ, chính sách, quy định, hướng dẫn mới phù hợp để các đơn vị thành viên cùng thực hiện; tăng cường đầu tư phát triển thiết bị giám sát tình trạng thiết bị cho các Nhà máy điện. Bên cạnh đó, EVN cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động bảo trì, đặc biệt là hoạt động điều độ hệ thống điện, xem xét phê duyệt kế hoạch dừng máy bảo trì.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động bảo trì tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh ở Chương 2 với những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của từng vấn đề; thực trạng các nguồn lực, các cơ hội và những nguy cơ. Trong Chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động bảo trì tại Cơng ty thủy điện Đại Ninh bao gồm các giải pháp chính sau đây. Lựa chọn giải pháp bảo trì hợp lý theo quan điểm tập trung vào thực hiện bảo trì phịng ngừa. Hồn thiện cơ cấu tổ chức với trọng tâm là thành lập Phịng thí nghiệm có chức năng kiểm định/hiệu chuẩn theo quy định của Nhà nước; đào tạo và giao cho Phân xưởng vận hành nhiệm vụ bảo trì tự quản để khai thác nguồn lực và xử lý nhanh các sự cố nhẹ. Tăng cường đầu tư để hoàn thiện các nguồn lực vật chất, trong đó chụ trọng việc bổ sung các vật tư dự phòng chiến lược, trang thiết bị, phương tiện phục vụ bảo trì. Đồng thời chú tâm cơng tác quản trị nguồn nhân lực, đào tạo, kiểm tra giám sát. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đến các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp được triển khai một cách hiệu quả nhất. Các giải pháp đưa ra đã thể hiện được tính khả thi và những khả năng làm lợi khi thực hiện giải pháp.

KẾT LUẬN

Bảo trì có vai trị rất lớn đối với các Cơng ty sản xuất điện, nó ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của Cơng ty. Hiệu quả của hoạt động bảo trì là làm giảm chi phí trực tiếp và tránh những chi phí gián tiếp, giúp q trình sản xuất kinh doanh của đơn vị phát triển ổn định và bền vững. Do đó cần đầu tư hợp lý và đúng mức cho hoạt động bảo trì. Trong quá trình hoạt động cần mạnh dạng, chủ động áp dụng những phương pháp tiên tiến, kỹ thuật hiện đại; luôn luôn cải tiến hệ thống quản lý cũng như đầu tư phát triển các nguồn lực. Thủy điện là một ngành đặc thù, có u cầu nghiêm ngặt về an tồn, vận hành ổn định với hệ số sẵn sàng cao. Sự gián đoạn sản xuất ngồi kế hoạch khơng chỉ ảnh hưởng đến Cơng ty mà còn tác động xấu đến tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trong khu vực. Trong tình hình cịn thiếu nguồn điện hiện nay thì tính sẵn sàng và độ tin cậy của thiết bị càng địi hỏi cao hơn. Luận văn đã hồn thành các mục tiêu đề ra ban đầu. Bằng cách khảo sát, lấy ý kiến của các bộ quản lý, chuyên gia về hoạt động bảo trì tại 15 nhà máy thủy điện thuộc các Tổng công ty phát điện 1, 2, 3, các Công ty thủy điện đa mục tiêu của EVN và một số đơn vị khác có liên quan như trực tiếp đến sản xuất điện để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có tác động đến hoạt động bảo trì tại các nhà máy trì thủy điện. Đồng thời khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý trong CTTĐ Đại Ninh về tình hình thực tế của các vấn đề liên quan, phân tích dữ liệu thứ cấp, phân tích thực trạng tại CTTĐ Đại Ninh và đã chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Để hồn thiện hoạt động bảo trì tại CTTĐ Đại Ninh tác giả đề xuất thực hiện những nội dung sau. Thay đổi chiến lược bảo trì theo hướng lấy bảo trì phịng ngừa trước khi hư hỏng xảy ra làm hoạt động chủ lực. Thực hiện giải pháp này bằng cách kết hợp Thay đổi chu kỳ/khối lượng sửa chữa lớn và Phương pháp bảo trì hướng vào độ tin cậy, đây là một phương pháp tiên tiến giúp CTTĐ Đại

Ninh tránh được các hạng mục bảo trì khơng cần thiết, giảm thiểu thời gian ngừng sản xuất điện trong khi vẫn bảo đảm hệ thống thiết bị làm việc với hệ số sẵn sàng cao. Để thực hiện giải pháp một cách hiệu quả nhất thì trong cơng tác lập kế và triển khai

nhất thời gian dừng máy; lắp thiết bị giám sát liên tục tình trạng vận hành cho một số thiết bị chính. Giải pháp Hồn thiện cơ cấu tổ chức bảo trì với các nội dung chính

như: Hồn thiện cơ cấu tổ chức PXSC; thành lập Phịng thí nghiệm tiêu chuẩn có chức năng kiểm định kỹ thuật an toàn, thiết bị dụng cụ điện theo quy định của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, chủ động trong cơng tác bảo trì; khai thác nguồn nhân lực hiện có từ PXVH bằng cách đào tạo bổ sung kỹ năng và phân công thực hiện các cơng tác bảo trì tự quản, đơn giản, phù hợp với năng lực. Hoàn

thiện nguồn lực vật chất là cũng là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động bảo trì, các

nội dung cần thực hiện như: Đầu tư bổ sung máy móc, phương tiện phục vụ bảo trì;

hết sức chú trọng về bổ sung các vật tư dự phịng chiến lược; hồn thiện hệ thống tài

liệu, dữ liệu bằng cách triển khai áp dụng nghiêm túc và khai thác Phần mềm quản lý kỹ thuật mà EVN đã triển khai, đây là một công cụ sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc quản lý dữ liệu, thơng tin phục vụ bảo trì. Con người là yếu tố then chốt của mọi sự thành cơng, do đó cần chú trọng cơng tác điều hành, kiểm tra giám sát của lãnh đạo, công tác đào tạo và cơ chế lương thưởng dựa trên năng lực để phát huy tinh thần trách nhiệm và khuyến khích những viên có năng lực..

Bên cạnh việc khắc phục các hạn chế xuất phát từ nội bộ tác giả cũng đề xuất các giải pháp ứng phó trước các nguyên nhân gây hạn chế xuất phát từ mơi trường bên ngồi như: Tác động xấu của điều kiện tự nhiên, sự khan hiếm của các vật tư đặc thù, những khó khăn trong mơi trường ngành. Đồng thời tác gỉa cũng đề xuất ý kiến với cấp trên là Tổng công ty phát điện 1, EVN về việc: Cần mở rộng thẩm quyền tự quyết cho CTTĐ Đại Ninh trong việc thực hiện các cơng trình có giá trị lớn nói chung và mua sắm vật tư thiết bị phục vụ bảo trì nói riêng; tạo điều kiện về nguồn vốn và giải quyết kiệp thời các đề xuất, kế hoạch liên quan đến hoạt động bảo trì của Cơng ty thủy điện Đại Ninh.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng hết mình để hồn thành các mục tiêu đã đề ra, nhưng đây là một đề tài về một lĩnh vực khá đặc thù, kiến thức bản thân còn ở mức giới hạn, nguồn tài liệu khan hiếm. Chính vì vậy đề tài vẫn có những hạn chế nhất định như: Chưa lượng hóa cụ thể giá trị làm lợi của một số mặt

trong giải pháp hồn thiện hoạt động bảo trì; mặt dù chọn đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý bảo trì có kinh nghiệm nhưng phạm vi khảo sát và số lượng chuyên gia còn ở phạm vi hẹp, thiếu những chuyên gia cấp chiến lược nên kết quả thu được có thể chưa phản ánh một cách chuẩn xác tồn diện. Và có thể cịn nhiều mặc hạn chế khác, vì vậy tác giả rất mong muốn và trân trọng nhận được sự góp ý của Quý Thầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo trì tại công ty thủy điện đại ninh (Trang 79 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)