- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một
2.3.5. hạn chế tác động của thất nghiệp.
Để có thể giải quyết và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thất nghiệp lên nền kinh tế và đời sống xã hội, cần có nhiều giải pháp đồng bộ.
Trước hết, nên có sự đổi mới phương pháp đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng nhằm đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường, đồng thời cung cấp cho sinh viên không chỉ kiến thức mà còn là các kỹ năng thiết yếu cho công việc tương lai của mình. Thêm vào đó, nên xem xét lại chỉ tiêu tuyển sinh ở bậc cao đẳng - đại học sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao khả năng dự báo về nhu cầu lao động trong ngắn hạn và dài hạn của nền kinh tế nói chung và mỗi ngành nghề nói riêng để các học sinh, sinh viên có lựa chọn phù hợp. Ngược lại, sinh viên cũng phải xác định một mục tiêu rõ ràng cho tương lai, hoạch định cho bản thân một kế hoạch học tập cụ thể để có thể tích lũy được những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đồng thời, giới trẻ nên có một cái nhìn nghiêm túc về việc chọn ngành nghề học sao cho phù hợp với đam mê và khả năng của mình, không nên chạy theo số đông, dễ gây ra tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đối với những dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị… phải thu hồi đất canh tác, chính quyền các địa phương nên tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho họ thông qua các hoạt động dạy nghề, đào tạo nhân lực. Nhờ đó mà nông dân có thể có được một công việc khác, tạo nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình, ví dụ như : may mặc, thủ công mỹ nghệ, công nhân cơ khí trong các khu công nghiệp, …
Tổ chức các ngày hội việc làm cũng tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với các nhà tuyển dụng và giúp họ tìm được một công việc phù hợp, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp của quốc gia. Chính phủ cũng nên có các biện pháp hỗ trợ cho DN trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất để tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Ví dụ như: hạ lãi suất ngân hàng giúp cho DN tiếp cận được nguồn vốn vay hay giảm thuế thu nhập DN, tạo động lực cho DN đầu tư, thúc đẩy sản xuất.
KẾT LUẬN:
Quá trình toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, không một quốc giai nào có thể phủ nhận vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế. Một quốc gia khi đã hòa nhập vào nền kinh tế thế thới thì không tránh khỏi những ảnh hưởng tác động của nền kinh tế, Tác động đó có thể là tích cực hoặc tiêu cưc. Tuy nhiên, để quá trình hội nhập mang lại lợi ích của quốc gia thì mỗi nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng cần tham gia quá trình một cách chủ động trong mọi trường hợp và sẵn sàng những biện pháp để đối phó với những vấn đề toàn cầu có tác động tiêu cực tới kinh tế của quốc gia.