Tình hình thất nghiệp trên thế giớ

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 45 - 48)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

1.7.2. Tình hình thất nghiệp trên thế giớ

Trước hết, phải nói rằng bất kỳ một quốc gia nào, vào bất cứ thời điểm nào, đều có tình trạng thất nghiệp, kể cả khi nền kinh tế của quốc gia đó đang trong tình trạng khỏe mạnh

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố thống kê cho thấy, năm 2011 số người thất nghiệp là 196 triệu người. Ðến năm 2012, con số này là 202 triệu, chiếm 6,1% số người trong độ tuổi lao động trên toàn cầu.

Sau ba năm khủng hoảng, thất nghiệp bắt đầu giảm ở Mỹ và khu vực đồng euro (Eurozone), nhưng tốc độ phục hồi chậm và không ổn định. Cụ thể, tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tư 2011 là 9%, giảm so với mức 9,8% của tháng 11 năm 2010, nhưng lại cao hơn mức 8,8% của tháng 3/2011. Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone trong tháng Ba 2011 là 9,9%, chỉ giảm nhẹ so với mức 10,1% của tháng 10/2010.

Những người trẻ tuổi đặc biệt bị tác động mạnh bởi xu hướng thất nghiệp đang mở rộng, có 73,8 triệu thanh niên tuổi từ 15 đến 24 không có việc làm trên toàn thế giới (năm 2013). Hoạt động kinh tế chậm chạp có thể đẩy nửa triệu người khác lâm vào cảnh thất nghiệp vào năm 2014. Năm 2012, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đứng ở 12,6% và dự kiến sẽ tăng lên 12,9% vào năm 2017.Năm 2013 có khoảng 35% người trẻ tuổi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp ở các nền kinh tế phát triển đã không có việc làm từ 6 tháng trở lên. Tăng lên 7,5% so với 28,5% trong năm 2007

Tổ chức Lao động quốc tế cho biết có 75 triệu người trẻ thất nghiệp, trong đó độ tuổi từ 15 – 24 chiếm 4%. Nhưng tình trạng kém năng động của giới trẻ, bao gồm cả những người không có nghề nghiệp lẫn không cả bằng cấp học vấn, khiến tình trạng còn tệ hơn nữa. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ước tính có 26 triệu người trẻ trong thế giới giàu thuộc diện “NEETS”: những người trẻ không giáo dục, không nghề nghiệp và không qua đào tạo. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy có hơn 260 triệu người trẻ trong những nền kinh tế đang phát triển đang ở trong tình trạng “thụ động” tương tự. Tạp chí Economist ước tính có gần 290 triệu người không có việc làm lẫn không có trình độ học vấn: chiếm gần 1/4 giới trẻ trên toàn cầu.

Những con số này chưa bao gồm những phụ nữ trẻ trong các quốc gia, nơi họ hiếm khi được góp mặt trong tầng lớp những người lao động. Phụ nữ Nam Á chiếm 1/4 giới trẻ thất nghiệp thế giới. Nhiều người trẻ có việc làm chỉ là những nghề không chính thức và không liên tục. Trong những quốc gia giàu, hơn một phần ba, trên trung bình, là những hợp đồng tạm tuyển khó có thể đạt tới các trình độ có kỹ năng. Ở những quốc gia nghèo hơn, theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới, một phần năm là những người lao động gia đình không được trả lương hoặc làm việc trong một hoạt động kinh tế ngoài luồng. Nói chung, gần một nửa những người trẻ trên thế giới hoặc ở ngoài nền kinh tế chính quy hoặc không góp phần đáng kể trong sản xuất đúng như thực lực của họ. Thời gian thất nghiệp dài hơn

Ngoài tình trạng gia tăng số người thất nghiệp, ILO còn lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng thời gian thất nghiệp. Theo đó, Hy Lạp và Tây Ban Nha hiện đang cần gấp đôi thời gian trước khủng hoảng để có thể tìm thấy một việc làm.

Ông Ekkehard Ernst, một trong những tác giả chính của báo cáo, đánh giá rằng: “23 triệu người sẽ từ bỏ tìm một công việc và rời khỏi thị trường lao động”. Trong năm 2012, con số này đã tăng cao lên tới 39 triệu người. Tình trạng những người dân nản chí trong quá trình việc làm có thể kém mạnh mẽ hơn so với năm trước, nhưng đây vẫn là hiện tượng rất nghiêm trọng.

Những thái cực khác nhau

Theo báo cáo của ILO, tính theo khu vực, Bắc Phi vẫn là khu vực có tỷ lệ người thất nghiệp cao nhất trên thế giới trong năm 2013, ở mức khoảng 12,2%, tiếp sau đó là Trung Đông (10,9%). Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế phát triển khác có tỷ lệ thất nghiệp là 8,6%, tiếp theo là Nam sa mạc Sahara 7,6%. Các nước Mỹ Latinh và Caribbe là 6,5%, cao hơn các nước Đông Á chiếm khoảng 4,5% trong khi khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Nam Á lần lượt là 4,2 và 4%.

Tuy nhiên, nếu như tỷ lệ thất nghiệp chung toàn cầu ở quanh mức 6,5% thì nhiều quốc gia lại ở các thái cực khác nhau. Thái Lan chỉ có 0,7% người thất nghiệp (chủ yếu là những người nông dân) trong khi tỷ lệ này lên tới 31% ở Mauritania.

Tại châu Âu, Tây Ban Nha đã ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, ở mức 25,2%, hơn không đáng kể so với Hy Lạp (24,2%). Trong khi đó, vào tháng 11/2013, Pháp chỉ có 10,8% số người thất nghiệp.

Tổng cầu suy giảm cản trở sự phát triển của thị trường lao động

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2018, Tổ chức Lao động Quốc tế dự báo sẽ tạo thêm được 200 triệu việc làm mới, mức thấp hơn so với yêu cầu để có thể đáp ứng số lượng những người mới gia nhập thị trường lao động ngày càng lớn. Trong giai đoạn này, số lượng những người yêu cầu việc làm dự báo sẽ tăng thêm 13 triệu người. Tới năm 2018, số người thất nghiệp trên thế giới dự đoán sẽ lên tới 215 triệu người.

Theo Tổng Giám đốc ILO Guy Rider, cần phải “xem xét lại các chính sách của chúng ta. Chúng ta phải tăng cường nỗ lực để thúc đẩy tạo ra việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo thêm nhiều việc làm mới”.

ILO cũng cho rằng các chính sách thắt lưng buộc bụng dẫn đến cắt giảm ngân sách và tăng thuế đối với thu nhập cũng như các loại thuế tiêu thụ đã tạo áp lực lên tổng cầu, làm chậm sự phục hồi toàn cầu trong thị trường lao động. Ngoài ra, hệ thống tài chính gặp nhiều khó khăn, các nguồn tín dụng khó có thể đến được các doanh nghiệp nhỏ tại nhiều nước.

Bên cạnh đó, báo cáo của ILO cũng nhấn mạnh tới số lượng những người lao động nghèo sống với dưới 2 USD/ngày: 839 triệu lao động (tương ứng với 26,7% tổng lao động).

Theo ông Guy Ryder, “bài học được rút ra là không được chấp nhận vận mệnh và không thể nghĩ rằng chúng ta phải chịu hiện tượng gia tăng nạn thất nghiệp”. “Hoàn toàn cần thiết phải tiến hành can thiệp để thúc đẩy việc làm như con đường để thoát khỏi khủng hoảng”, Tổng Giám đốc ILO nêu rõ

Nam phi

Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 24,7%. Tăng trưởng GDP 2011: 3,1%

Kể từ năm 1997, tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu lục đen, luôn ở mức trên 20%. Theo ông Sparreboom, chuyên gia kinh tế cấp cao tại ILO, nguyên nhân chính của trình trạng này là nạn phân biệt chủng tộc trong lịch sử đã tạo nên một thị trường việc làm kiểu “chợ đen” tại Nam Phi.

Trong quý I/2012, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này lên tới 25,2%. Thất nghiệp trong các ngành xây dựng, khai khoáng và khai thác đá cao hơn hẳn so với ngành sản xuất và bán lẻ. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nam Phi vẫn ở mức dưới 7%.

Theo Ngân hàng Trung ương Nam Phi, thất nghiệp cao cũng khiến tỷ lệ nợ của các hộ gia đình tại nước này tăng cao, ở mức 75% thu nhập khả dụng. Các chuyên gia kinh tế e ngại rằng tình hình nợ tại Nam Phi sẽ trở nên xấu đi khi các ngân hàng đẩy mạnh cho vay không đảm bảo.

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ tư tại khu vực đồng tiền chung và cũng là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại đây. Nước này lâm vào suy thoái kinh tế vào giữa năm 2008 do đổ vỡ bong bóng bất động sản và ngành dịch vụ. Khủng hoảng khiến lượng lao động bị sa thải tăng gấp đôi. Trong quý I/2012, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này lên tới 21,3%, cao hơn gấp 2 lần so với mức trung bình tại châu Âu. 4,9 triệu trên tổng số 45 triệu lao động không có việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha lên cao nhất trong 14 năm.

Thất nghiệp cao tác động tiêu cực tới tiêu dùng nội địa, từ đó khiến GDP của nước này suy giảm. Doanh số bán lẻ tháng 3 tại Tây Ban Nha sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm.

Hy Lạp

Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 17,7%. Tăng trưởng GDP 2011: -6,9%

Suy thoái kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp tăng kỷ lục, lên mức 21,7% vào tháng 2 vừa qua. 54% người dân Hy Lạp trong độ tuổi 15 đến 25 không có việc làm. Tổng cộng, có tới 1,1 triệu người thất nghiệp tại quốc gia này, tăng 42% so với hồi tháng 2 năm ngoái.

Nền kinh tế Hy Lạp liên tiếp suy giảm trong 5 năm qua. Thị trường việc làm ảm đạm cộng với việc cắt giảm lương theo chương trình thắt lưng buộc bụng đã khiến người dân nước này tỏ ra bất mãn với chính phủ lâm thời.

Việc cắt giảm chi tiêu ngân sách theo các điều khoản của gói cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã gây ra làn sóng giải thể và phá sản trong giới doanh nghiệp. Điều này càng khiến tình trạng thất nghiệp trở nên tồi tệ hơn.

Thất nghiệp và chất lượng cuộc sống suy giảm cũng gây ra nhiều hệ lụy xã hội tại Hy Lạp. Trong nửa đầu năm 2011, tỷ lệ tự tử tại quốc gia này đã tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Ireland

Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 14,4%. Tăng trưởng GDP 2011: 0,7%

Năm 2011, Ireland chứng kiến sự suy giảm mạnh của ngành dịch vụ và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất trong 20 năm, cao hơn gấp đôi so với Đức – nền kinh tế lớn nhất tại eurozone.

Trong tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này là 14,5%, tăng vọt so với mức 4,5% của năm 2007. Nhiều công ty phải sa thải nhân viên ồ ạt. Điển hình phải kể đến Ngân hàng Trung ương với hơn 1.000 nhân viên bị sa thải. Tính đến cuối năm 2011, ngân hàng này chỉ còn 13.200 nhân viên, giảm từ 16.000 người hồi cao điểm bong bóng bất động sản năm 2008.

Bồ Đào Nha

Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 12,7%. Tăng trưởng GDP 2011: -1,5%

Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của Bồ Đào Nha là 12,7%. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên mức kỷ lục 14,9% trong quý I/2012 khi nước này lâm vào suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1970. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ cũng tăng lên 36,2%.

Khủng hoảng nợ công khiến nhiều ngành công nghiệp của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điển hình là ngành công nghiệp đóng tàu một thời bùng nổ. Những biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc khổ của chính phủ Bồ Đào Nha theo các điều khoản của gói cứu trợ 116 tỷ USD từ EU và IMF khiến thị trường việc làm trở nên ảm đạm hơn.

Iran

Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 11,5%. Tăng trưởng GDP 2011: N/A

Các biện pháp cấm vận của phương tây cộng với việc sản lượng dầu mỏ sụt giảm khiến nền kinh tế Iran bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thị trường việc làm cũng chịu chung số phận.

Theo chính quyền Iran, khoảng 15% lực lượng lao động nước này không có việc làm. Tuy nhiên, trên thực tế con số này còn lớn hơn do nhiều việc làm chính thống không trả đủ lương cho người lao động sinh sống.

nhưng giới phân tích cho rằng con số thực tế phải gấp đôi. Theo Bộ trưởng Lao động Iran, cử nhân đại học tại nước này có nguy cơ thất nghiệp cao gấp 10 lần so với những người có trình độ thấp hơn.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 45 - 48)