Thực trạng thấtnghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 85 - 87)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

1.7.4.1. Thực trạng thấtnghiệp tại Việt Nam

Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở độ tuổi 15-24 của Việt Nam trong năm 2013 ước tính là 6,36%. Trong đó, riêng khu vực thành thị tăng thêm gần 2%.Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2%, tăng đáng kể so với mức 1,96% của năm 2012. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2,77%, tăng 0,03% so với 2012.

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 so sánh với 2012.

Báo cáo cũng cho biết, năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 ước tính 6,36%. Cả hai khu vực đều có tỷ lệ tăng so với năm ngoái, trong đó thành thị tăng thêm gần 2%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%, cả khu vực thành thị và nông thôn đều tăng nhẹ so với cuối 2012.

"Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động", Tổng cục Thống kê nhận định.

53,65 triệu người, tăng 864.300 người so với cùng kỳ. Trong đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lượng trong độ tuổi lao động là 47,49 triệu người, tăng 409.200 người so với cùng kỳ.

Trước đó, hồi cuối tháng 11, tại Báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2013 vừa được Ủy ban Kinh tế quốc hội công bố, tác giả Nguyễn Thắng – Trung tâm phân tích và dự báo Viện Hàn lâm khoa học Xã hội nhận định, các số liệu về lao động, việc làm ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Theo chuyên gia này, tỷ lệ thất nghiệp hiện không có nhiều ý nghĩa với Việt Nam - trong một nền kinh tế có việc làm nông nghiệp và phi chính thức chi phối, chiếm tới trên ba phần tư tổng số việc làm.

Ông Thắng cho rằng, một lao động mất việc trong khu vực chính thức sẽ buộc phải nhanh chóng tìm việc làm trong nông nghiệp hoặc trong khu vực phi chính thức để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, những số liệu thất nghiệp hiện nay không phản ánh hết những chuyển biến trên thị trường lao động. Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao trong năm 2 năm gần đây, kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hoặc cắt giảm nhân lực nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp tại VN tăng nhưng vẫn nằm trong Top thấp nhất trên toàncầu.

Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết, qua các cuộc điều tra và thống kê đã cho thấy triển vọng việc làm tại Việt Nam khá khả quan. Cụ thể, đợt điều tra Lao động việc làm Quý 4/ 2013 do Tổng cục Thống kê và ILo thực hiện cho kết quả: số lượng việc làm nhiều hơn trước, tăng 862,000 việc làm - tức 1,7% – trong quý 4/2013 so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng việc làm nhanh nhất thuộc về khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ở mức 4,8% so với năm 2012. Phần lớn việc làm mới được tạo ra thuộc khối dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp lại gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp trong nước nói chung, ở mức 5,95% trong quý 4 năm 2013. Mặc dù vậy, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều so với thế giới. Theo đánh giá của ILO, hiện tình trạng thất nghiệp thanh niên và việc làm phi chính thức vẫn là vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên toàn cầu ở mức hơn 13% – nhiều hơn gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp chung trên toàn thế giới.

Toàn cảnh xu hướng việc làm tại Việt Nam

- Lực lượng lao động trong quý 4/2013 tăng thêm gần 1 triệu người, tương đương 1,73% so với cùng kỳ nằm 2012.

- Số việc làm tăng 1,7%, tăng trưởng phần lớn trong khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. - Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,81% lên 1,9%.

- Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (từ 15-24 tuổi) tăng từ 5,29% tới 5.95%.

Những nguyên nhân riêng có của Việt Nam

Giống như các quốc gia khác trên thế giới, VN cũng đang phải đương đầu với vấn đề thiếu việc làm. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các DN buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm nhân công khiến cho số người thất nghiệp không ngừng gia tăng. tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta đã tăng từ 2,22% trong năm 2011 lên 2,29% trong 6 tháng đầu năm 2012. Chính vì vậy, việc làm và thất nghiệp đã và đang là vần đề xã hội cấp thiết đối với nước ta. Thực tế ở VN, thất nghiệp xuất hiện chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất : mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu thực tế.

Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp đại học không dễ gì kiếm được một công việc phù hợp. tỉ lệ cử nhân thất nghiệp còn ở mức khá cao. Rất nhiều sinh viên ra trường làm việc trái ngành nghề mình được đào tạo. Trong khi đó, việc các DN phải đào tạo lại nhân lực là khá phổ biến. Theo kết quả của cuộc khảo sát việc làm trên gần 3.000 sinh viên do trường Đại học KHXH-NV và dự án

Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxembourg của Đức tiến hành, có đến 42% sinh viên không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27 % không kiếm được việc làm do ngành học không đáp ứng được yêu cầu của thị trường và có đến 18 % số sinh viên được hỏi cho biết họ bị từ chối là do nhà tuyển dụng không biết ngành học của họ là gì. Có thể thấy, các cử nhân hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cho mình một công việc phù hợp với nhu cầu và ngành nghề đào tạo của mình.

Còn đối với những bạn trẻ đã kiếm được việc làm thì hiện tượng “nhảy việc” cũng không hiếm. Ngoài lý do để có được cơ hội thăng tiến cao hơn và môi trường làm việc phù hợp hơn thì rất nhiều nhân viên quyết định bỏ việc và đi tìm một công việc khác là do thu nhập không đáp ứng được nhu cầu sống.

Thứ hai : do chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên và đi kèm với đó là diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng co lại. Thiếu kiến thức, thiếu chuyên môn trong khi ruộng đất canh tác lại bị thu hẹp khiến cho đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải rời làng quê để gia nhập đội quân thất nghiệp ở các thành phố lớn, tìm kiếm việc làm mưu sinh. Chính vì vậy, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất đã và đang là một vấn đề cần được các cấp chính quyền lưu tâm xem xét.

Thứ ba : do tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số DN.

Sai lầm trong chiến lược kinh doanh sẽ đẩy các DN vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Và tái cấu trúc có lẽ phương án đầu tiên mà người ta nghĩ đến nhằm đưa công ty thoát khỏi tình trạng nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, tái cơ cấu DN lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Trường hợp của tập đoàn Mai Linh là một ví dụ. Sai lầm trong chiến lược kinh doanh và cấu trúc hoạt động đã đẩy tập đoàn này vào tình trạng thua lỗ, nợ các cá nhân lên đến 500 triệu đồng. Và để có thể thanh toán khoản tiền này, tập đoàn Mai Linh dự kiến phải bán 3.000 xe taxi. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 6.000 lao động sẽ thất nghiệp.

2.3.3. Một số định hướng giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ các vấn đề có tính toàn cầu nói chung và Chiến tranh thương mại nói riêng đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 85 - 87)