Tác động của các Cuộc chiến tranh thương mại.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 34 - 35)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

1.5.1.2.Tác động của các Cuộc chiến tranh thương mại.

Như đã tìm hiểu ở trên, Chiến tranh thương mại sẽ gây ra các tác động đến chính bản thân các nước liên quan cũng như các nước khác trên thế giới, mà hầu hết là các tác động tiêu cực. Sau đây ta sẽ tiếp cận một trường hợp cụ thế để thấy rõ tác động này. Tìm hiểu về tác động của Chiến tranh thương mại Nhật Bản và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

1.5.1.2.6. Tác động đến nề kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Về phía Nhật Bản:

- Vụ tẩy chay hàng Nhật Bản đã khiến Nhật Bản chịu lỗ gần 400 triệu USD:

Các doanh nghiệp Nhật Bản có cơ sở hoạt động ở Trung Quốc đã báo cáo với các hãng bảo hiểm rằng họ đã bị thiệt hại gần 130 triệu USD.

Chỉ tính từ ngày 5/9/2012, ngày nổ ra xung đột ngoại giao Nhật - Trung ở Senkaku/Điếu Ngư, đến ngày 20/9/2012, các đại lý của 3 hãng xe Toyota, Nissan và Honda ở Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 250 triệu USD, tương đương 14.000 chiếc (giá trung bình 18.000 USD/chiếc), do phải tạm thời ngưng dây chuyền sản xuất và đóng các cửa hàng đại lý.

Nhiều lĩnh vực chiến lược khác của Nhật ở Trung Quốc cũng bị thiệt hại khá nặng. Tháng 9/2012, các hãng Sony, Canon và Panasonic cũng ngưng hoạt động ở Trung Quốc. Nhiều cửa hàng bán lẻ hàng hóa Nhật đóng cửa vì lo sợ bị tấn công đập phá và hôi của. Chuỗi cửa hàng Fast Retailing, chủ sở hữu nhãn hiệu quần áo Uniqlo, đã đóng cửa 42/145 cửa hàng khiến 200 nhân viên Nhật thất nghiệp; hai chuỗi cửa hàng Seven & I và Jusco của Nhật cũng đóng cửa.

- Thực tế, Trung Quốc là một thị trường lớn cho các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản. Nhật xuất khẩu sang Trung Quốc linh kiện và bộ phận rời mà các nhà máy Trung Quốc cần để sản xuất các sản phẩm “made in China”. Ngược lại, Trung Quốc cấm cửa Nhật mua đất hiếm thì sản xuất hàng điện tử Nhật cũng sẽ giảm mạnh, làm trầm trọng thêm ngành xuất khẩu Nhật vốn đang trong đà suy giảm.

- Có thể nói một cách hình ảnh rằng Trung Quốc là một thị trường lớn, Nhật Bản mất thị trường này thì không khác gì việc một người đang buôn bán làm ăn được thì bị chủ nhà đòi lại mặt bằng, vì thế mất thị trường Trung Quốc là một tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế.

Về phía Trung Quốc:

- Cho dù thế lực và ảnh hưởng của nền kinh tế số 2 thế giới lớn đến đâu, hình thức trừng phạt thương mại nào cũng là con dao hai lưỡi. Các công ty trên thế giới sẽ được nhắc nhớ về các nguy cơ khi làm ăn ở nước này, và nếu tiền bảo hiểm đầu tư tăng lên tức là chi phí tăng lên, sẽ làm chùn bước người định bỏ vốn.

- Các công ty nước ngoài khi làm ăn ở Trung Quốc đều tạo ra việc làm và đóng thuế, cung cấp các sản phẩm mà người Trung Quốc muốn dùng. Quan trọng hơn, người Nhật cũng mua các sản phẩm mà Trung Quốc làm ra. Tẩy chay trả đũa lẫn nhau khiến cả đôi bên thiệt hại. Các công ty đang có ý định đầu tư vào hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh ở Trung Quốc sẽ nghĩ đến các nước khác.

- Một thực tế khác là rất đông công nhân làm việc trong các nhà máy xe hơi Nhật hoặc phụ thuộc vào hang hóa Nhật. Nếu chiến tranh thương mại nổ ra, Nhật đóng cửa nhà máy, nhập khẩu hang hóa Nhật ngưng trệ, tiến trình chuyển giao công nghệ sẽ ngừng lại đẩy hang triệu người lao động vào cảnh thất nghiệp. Đây sẽ là một thảm họa cho nền kinh tế Trung Quốc vốn đang có dấu hiệu hụt hơi.

- Một điểm đáng sợ trong cuộc chiến này đối với Trung Quốc là: nếu các tập đoàn công nghệ cao của Nhật Bản như Toshiba, Sony, Honda… rút ra khỏi Trung Quốc thì giá cả của các sản phẩm này tại Trung Hoa lục địa sẽ tăng vọt và đặc biệt nền công nghiệp trình độ thấp mang tính chất lắp ráp của Trung Quốc sẽ “chết đứng”, dẫn đến thất nghiệp tràn lan…

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 34 - 35)