Tác động từ chiến tranh thương mạ

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 71 - 72)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

2.2.3. Tác động từ chiến tranh thương mạ

Như ta đã phân tích ở trên, một cuộc Chiến tranh thương mại không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân các nước trực tiếp liên quan mà còn tác động tới các nước thứ ba. Chính vì vậy, tuy Việt Nam chưa từng liên quan đến cuộc Chiến tranh thương mại nào nhưng vẫn có thể chịu sự tác động từ “cuộc chiến” của các nước khác trên Thế giới mà có thể lấy ví dụ như “cuộc chiến chưa ngã ngũ” của Trung Quốc và Nhật Bản mà ta vừa phân tích ở trên. Là một đất nước hội nhập trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt lại là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu nhiều ảnh hưởng của hai nền kinh tế lớn mạnh này, Việt Nam cũng chịu ít nhiều tác động của cuộc chiến thương mại này.

2.2.3.1. Thách thức:

- Việt Nam cũng như các nước khác trên Thế giới và khu vực sẽ thiếu hụt về hàng hóa nhập khẩu từ hai nước khi nền sản xuất của hai quốc gia này gặp ảnh hưởng, đặc biệt là về các mặt hàng thế mạnh, có chất lượng cao như đồ điện tử, điện lạnh, ôtô…

- Là một đất nước nhỏ, chưa có vị thế, lại nằm trong khu vực Đông Nam Á mà các nước rất muốn gây ảnh hưởng, Việt Nam rất dễ bị lôi kéo, gây ảnh hưởng bởi hai cường quốc Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này đặt ra câu hỏi cho Việt Nam phải khéo léo ứng xử trong mối quan hệ về kinh tế cũng như chính trị với hai quốc gia này.

- Khi cuộc chiến nổ ra, rất có thể nền kinh tế hai bên sẽ gặp khó khăn. Như vậy, Việt Nam sẽ có thể gặp khó khăn trong việc hưởng ưu đãi từ hai bên, đặc biệt khi Nhật Bản là quốc gia cung cấp rất nhiều vốn ODA cho Việt Nam trong thời gian qua.

- Khi việc xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Nhật Bản bị ngừng trệ, hang hóa nhập khẩu từ hai quốc gia vào Việt Nam có thể tăng cao, đặt ra thách thức đối với nền sản xuất còn chưa phát triển trong nước.

2.2.3.2. Cơ hội:

Bên cạnh những thách thức đặt ra, Việt Nam cũng nhận được một số cơ hội cho sự phát triển kinh tế

- Các công ty Nhật Bản đang có ý định đầu tư vào hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh ở Trung Quốc sẽ có thể tháo chạy khỏi Trung Quốc để tránh làn sóng người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay hàng hóa Nhật và cuộc tranh chấp chính trị chưa có dấu hiệu đấu dịu và nghĩ đến việc chuyển cơ sở đầu tư sang các nước khác mà trong đó Việt Nam cũng là một điểm đến.

- Tranh chấp sẽ khiến đầu tư FDI qua lại giữa hai quốc gia sụt giảm. Là nước thứ ba, cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn đầu tư, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút thêm được khối lượng FDI đang kể từ cả hai bên.

- Bên cạnh đó, các công ty từ các nước khác trên thế giới sẽ ngần ngại và chùn bước trước môi trường nhiều biến động như Trung Quốc và sẽ tìm đến những môi trường kinh doanh ổn định và năng động hơn như khu vực Đông Nam Á.

- Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc để cạnh tranh một số mặt hàng với Trung Quốc như hàng nông sản, thủy sản qua chế biến, kim loại, gốm sứ, đồ thủy tinh, tráng men, dệt may… để trở thành bạn hang xuất khẩu sang Nhật Bản.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 71 - 72)