Tác động của khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 26 - 29)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

1.4.2.2. Tác động của khủng hoảng nợ công

 Đối với các nước phát triển có khủng hoảng nợ công:

Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài.

• Nợ công làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội:

Dù chính phủ lựa chọn phương án vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài thì đểu tác động làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội. Nếu vay nước ngoài, nguồn để trả nợ cả gốc lẫn lãi chỉ có thể lấy từ các khoản thu thuế. Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Chẳng hạn, để được nhận gói cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ, Chính phủ

Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng đến thuế thu nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế vào nhiều sản phẩm như rượu, thuốc lá…, đồng thời chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay. Để phản đối chính sách này của chính phủ, các cuộc tổng đình công đã diễn ra, hàng chục ngàn người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đô A-ten. • Trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt

đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng, sẽ dẫn đến tình trạng việc làm giảm, thất nghiệp gia tăng thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào "khủng hoảng kép". Nghiêm trọng hơn, việc tung ra các gói kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công của các chính phủ, vậy nếu như khủng hoảng “tái xuất” thì liệu các chính phủ có còn đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế của mình? Vấn đề đặt ra cho các chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có tác động không thuận chiều.

• Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Thí dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của A-ten, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm. Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng, có tác dụng như một "cú huých", đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào khó khăn, bế tắc.

• Chính phủ các nước dễ tổn thương trước những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ trong hành vi của nhà đầu tư, và hệ quả là những chính sách cũng bị thay đổi theo để kịp thời thích nghi.

Hơn thế nữa, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn hoặc từ chối cho vay mượn trước nỗi lo về khả năng vỡ nợ ở các quốc gia rủi ro cao. Hiện ba nước trong khu vực eurozone là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đang phải gánh chịu áp lực này; tuy

nhiên các nước lớn khác trong khu vực eurozone và IMF đã cho các nước này vay mượn để tránh nguy cơ vỡ nợ.

• Sự cạnh tranh vốn của chính phủ cho những khoản nợ vay sẽ đẩy lãi suất lên cao, gây khó khăn cho khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân. • Mức nợ công cao sẽ hạn chế khả năng ứng phó với những khủng hoảng không mong

muốn, ví dụ như thảm họa thiên nhiên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục nhanh và bền vững của nền kinh tế trong nước.

• Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, một quốc gia với khoản nợ công lớn có thể phải đối mặt với những hậu quả khác do nó gây ra như: Làm thay đổi quy trình Nhà nước do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản nợ, làm tổn hại đến hệ số tín nhiệm quốc gia, nguy cơ suy giảm chính quyền, giảm sự độc lập về chính trị hoặc khả năng lãnh đạo quốc gia... Ngoài ra việc phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài sẽ làm giảm vị thế cảu quốc gia trong các mối quan hệ song phương, đa phương với các đối tác là cá nước chủ nợ.

Từ thực tế trên đây cho thấy, gánh nặng nợ công có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là khi tỉ lệ nợ công quá cao, riêng Fed là trường hợp đặc biệt do USD là đồng tiền mạnh và được lưu hành rộng rãi trên thế giới.

Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ và chẳng ai có thể chắc chắn chuyện gì sẽ xảy ra nếu Quốc hội lần này không thể nâng trần đúng hạn Theo phương diện kinh tế, để trần nợ quá hạn trong nhiều ngày sẽ là một thảm họa. "Công chức nhà nước, nhà thầu, các chương trình phúc lợi, công ty quốc doanh, chính quyền địa phương sẽ đột ngột thiếu ngân sác và gây hậu quả cộng hưởng cho cả nền kinh tế", Donald Marron – cựu giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội bình luận. Vỡ nợ kéo dài sẽ khiến nhiều người dân bị thất nghiệp, còn các tổ chức và cá nhân thì khó tiếp cận vốn. Việc này có thể đẩy Mỹ vào tình trạng suy thoái.

Thêm vào đó, nếu Mỹ vỡ nợ, hệ thống tài chính thế giới cũng sẽ bắt đầu đóng băng. Các ngân hàng giảm cho vay và tham gia các hoạt động rủi ro. Hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ sẽ thiệt hại hàng chục tỷ USD do đôla Mỹ mất giá. Đà phục hồi kinh tế tại Nhật Bản, eurozone và sức tăng trưởng của Trung Quốc cũng bị kéo tụt nếu nội tệ tăng giá và thương mại toàn cầu đóng băng như các chuyên gia từng cảnh báo.

 Đối với các nước đang phát triển,

Triển vọng tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và mới nổi nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Dòng vốn đầu tư giảm

quốc tế và dòng vốn đầu tư xuyên quốc gia sẽ giảm đáng kể, khi hai khu vực kinh tế đầu tầu (Mỹ và EU) còn chưa tìm được lời giải cho bài toán tăng trưởng và khủng hoảng nợ công trong điều kiện eo hẹp về ngân sách hiện nay.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Kinh tế thế giới suy giảm sẽ đưa đến tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển, do hầu hết các nước này phụ thuộc vào xuất khẩu. Ảnh hưởng xấu có thể lan tỏa qua ba kênh chính: Sự lây lan bất ổn tài chính là mối đe dọa chủ yếu. Nợ xấu trong bảng tài sản của các ngân hàng trong khu vực đồng euro, biến động thất thường của thị trường tài chính có thể đưa đến cắt hoặc giảm đầu tư từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển.

Kênh thứ hai là tăng trưởng yếu và thực thi chính sách thắt chặt chi tiêu ngân sách, hạn chế tăng trưởng tín dụng ở cả Mỹ và các nước phát triển châu Âu sẽ đưa đến cắt giảm viện trợ và nhu cầu hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

Cuối cùng, biến động tỷ giá hối đoái euro/USD và đặc biệt là sự suy yếu của đồng euro là yếu tố bất lợi làm giảm khả năng cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu được tính giá bằng USD.

Mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hội nhập. Các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là các nước có tỷ trọng giao dịch thương mại lớn với Mỹ và châu Âu.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w