Hạn chế tác động của các cuộc khủng hoảng:

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 77 - 85)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

2.3.1. Hạn chế tác động của các cuộc khủng hoảng:

Với Việt Nam, một nước đi theo con đường kinh tế thị trường chưa lâu, Các cuộc khủng hoảng có thể làm xói mòn niềm tin vào thị trường, nhất là khi vai trò của nhà nước đã được nhấn mạnh trở lại ngay cả ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm lớn nếu Việt Nam không tiếp tục hoặc chệch hướng khỏi con đường cải cách đang đi. Việt Nam nên coi cuộc khủng hoảng này là một cơ hội tái cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cùng với các trào lưu biến đổi của thế giới đang diễn ra, Việt Nam cần lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển khôn ngoan và bền vững.

Chiến lược này cần tiếp tục phát triển các mối quan hệ kinh tế đa phương và song phương, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn lực trong nước như cơ sở hạ tầng, nguồn vốn con người, vốn xã hội. Vai trò của nhà nước sẽ phải đẩy mạnh ở hai mặt: chủ động hơn trong các hoạt động phối hợp quốc tế và nâng cao năng lực quản lý và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng. Các nỗ lực xoá đói giảm nghèo của Việt Nam cần được tiếp tục đẩy mạnh, song song với việc gia tăng các khoản trợ cấp và bảo hiểm xã hội. Điều này có thể sẽ làm tăng kích cỡ và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nên tuân thủ theo nguyên tắc của John Maynard Keynes đã đưa ra gần 80 năm trước đây: Nhà nước chỉ nên làm những gì thị trường không làm được chứ đừng thay thế những gì thị trường có thể đảm đương được.Cuộc khủng hoảng ở Mỹ gây ra suy giảm kinh tế toàn cầu những năm 2008-2010 khởi đầu từ sự lạm dụng cho vay kinh doanh bất động sản dưới chuẩn và sự bùng nổ của các công cụ chứng khoán nợ phái sinh đang cho thấy những hệ lụy và các chi phí giải cứu đắt đỏ toàn cầu trị giá hàng ngàn tỷ đô cuả Mỹ cũng như các nước Châu Âu, Châu Á và nhiều nước khác trên thế giới . Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục chịu các tác động của cuộc khủng hoảng này từ nhiều phía trước hết liên quan đến khó khăn về thị trường xuất nhập khẩu, sự sụt giảm nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu kiều hooisddaauf tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, FDI; ngoài ra cuộc khủng hoảng còn làm phức tạp thêm lời giải trong cuộc chiến với lạm phát

Để đối phó và hạn chế tác động của khủng hoảng kinh tế Việt Nam cần:

Phối hợp hài hòa bàn tay nhà nước pháp quyền và bàn tay thị trường

Những cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính –tiền tệ khu vực và thế giới đã, đang và sẽ còn chứng tỏ, khi ‘ bàn tay hữu hình ‘ của nhà nước hoặc nắm chặt quá hoặc bị buông lỏng quá mức và cả khi ‘ bàn tay vô hình ‘ của thị trường bị lạm dụng hoặc đề cao thái quá thì đều có nguy cơ dẫn đến những cực đoan, có thể trực tiếp và gián tiếp làm tích tụ ngày càng đậm những xung lực gây ra những làn ‘ sóng thần’khủng hoảng, đồng nghĩa với quá trình gây hao phí hoặc tổn thất nặng nề cho đời sống kinh tế xã hội và môi trường cho mỗi quốc gia và toàn nhân loại

Để các quy luật kinh tế khách quan vận động có lợi nhất cho xã hội, các khiếm khuyết của thị trường tự do phải được sửa chữa bằng sư can thiệp chủ động và và tích cực của Nhà nước kiểu mới, mang tính pháp quyền và đại diện cao hơn, sử dụng các công cụ hiệu quả hơn cho các lợi ích chung của quốc gia và toàn nhân loại. Trong mô hình kết hợp đó, sẽ có yêu cầu cao hơn về tăng cường vai trò của cạnh tranh thị trường lành mạnh với luật pháp, chế tài , điều tiết, kiểm soát giám sát nhà nước về hiệu năng và trách nhiệm các cơ chế thị trường, thiết lập hệ thống thông tincoong khai minh bạch phát triển các công cụ dự báo, cảnh báo và trừng phạt các sai trái và gian lận... sao cho vừa tuân thủ các yêu cầu và lợi ích của thị trường vừa không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm hài hòa các lợi ích trong phát triển nhất là không lạm dụng sức chịu đựng và đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng

Đặc biệt cần có những biện pháp thật sự nghiêm khắc để khắc phục những bất cập về nhận thức và lạm dụng trong thực tế về quyền lực chủ quan của nhà nước về sức mạnh thị trường khách quan, về tính ôm đồm đa mục tiêu của chính sách , cũng như của nếp tư duy nhiệm kỳ và lợi ích cục bộ, địa phương , của ‘sự vận động hành lang’ và cơ chế quan liêu, hình thức ‘làm láo báo cáo hay’. Đặc biệt cần nâng cao chất lượng xây dựng các quy hoạc dự án, thực hiện nghiêm túc các quy định về đấu thầu thực chất chống thông thầu, ép thầu và các vấn đề gian lậu thầu khác gây tổn hại đến lợi ích chung và dài hạn ; tăng cường kiểm toán độc lập, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống chi tiêu hiệu quả cũng như chế độ đánh giá hệ số tín nhiệm tập thể và cá nhân

Về dài hạn cần chuyển nhanh từ mô hình ‘ nhà nước – đầu tư lớn nhất’ và phát triển chủ yếu theo bề rộng hiện nay sang mô hình ‘ nhà nước – nhà quản lý công’ và phát triển theo bề sâu đi đôi với việc chuyển dịch nguồn động lực chính trong đầu tư phát triển kinh tế từ khu vực phát triển kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước; cần sớm thông qua và thực hiện nghiêm túc Luật đầu tư công và dũng cảm cắt giảm những mục chi tiêu công không vì mục tiêu chung bảo đảm và nâng cao hiệu quả chung, duy trì sự ổn định xã hội, cũng như cần ngăn chặn kịp thời sự liên minh ma quỷ giữa các doanh nghiệp - ngân hàng và các quan chức có liên quan trong cho vay và đầu tư mang nặng tính đầu cơ, trục lợi cá nhân hoặc phe nhóm, lũng đoạn thị trường và lãng phí các nguồn lực quốc gia

Hơn nữa, cần sớm thiết lập cơ chế thị trường cạnh tranh đầy đủ, lành mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm và nguyên nhiên liệu đầu vào thiết yếu của nền kinh tế, rồi bãi bỏ sự kiểm soát hành chính về giá cả. Đồng thời nâng cao năng lực và hiệu quả trên thực tế của chính phủ trong công tác giám sát, kiểm soát và xử lý sự độc quyền và vi phạm về giá từ phía các doanh nghiệp và bên có liên quan

Coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách

Các giải pháp và công cụ chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm được cụ thể hóa thành cơ chế tổ chức thực hiện trong thực tiễn đồng thời cần có sự đồng bộ nhất quán giữa việc ban hành, triển khai, giám , sát kiểm tra và chế tài hiệu quả các vi phạm chính sách trên thực tế, giảm thiểu các lạm dụng công cụ quản lý hành chính, mệnh lệnh và hiện tượng ‘ vận động hành lang’ , ‘ chạy chính sách’vì lợi ích nhóm cục bộ ngành độc quyền

Ngoài ra cần coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu thống kê và dữ liệu thông tin quốc gia và chuyên nghành hiện đại, có chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng về quản lý nhà nước các cấp, kinh doanh và nghiên cứu khoa học; khắc phục tình trạng phân tán , chia cắt rời rạc, đóng băng và thiếu tiêu chuẩn hóa thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý thông tin, gây khó khăn và dắt đỏ cho các cá nhân và đơn vị có nhu cầu tiếp cận, khai thác và sử dụng các thông tin này, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và gia tăng sự lãng phí các nguồn lực xã hội

Trọng dụng người tài, đấu tranh không khoan nhượng với nạn tham nhũng

Xây dựng hệ thống luật pháp rõ ràng, đồng bộ và nhất quán hiện đại theo kịp trình độ phát triển luật pháp và thông lệ quốc tế. Các thủ tục hành chính phải được đơn giản hóa, công khai, công bằng, thống nhất nhanh chóng và trực tiếp. Việc phân định quyền hạn và nhiệm vụ trong hệ thống cơ quan hành chính phải gắn với tăng cường trách nhieemjtruwcj tiếp và cuối cùng của chúng. Đảm bảo mọi tài sản xã hội, mọi luật định và mọi công việc nhà nước đều có người chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm hình sự cụ thể , rõ ràng : phát triển hệ thống tư pháp và thực hiện rộng rãi tự do báo chí tự do ngôn luận

Cơ chế đào tạo , tập hợp và trọng dụng nhân tài phải tạo sự di chuyển chất xám tự do và nâng cao tính chuyên nghiệp trong thị trường lao động theo ‘ quy luật tối ưu’ của tự nhiên. Mọi lao động trong xã hội đề có quyền và nhận được sự giáo dục tốt, cần thiết và sống được bằng lao động chuyên môn của mình ; thỏa mãn các điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất cho nhân tài( lương, điều kiện học tập, lao động, khả năng tiếp cận các thông tin và công nghệ mới, sự tôn trọng về tinh thần và thăng tiến cá nhân....). Các quan chức hành chính, các nhà khoa học và các doanh nhân các nhà quản trị doanh nghiệp thực thụ cần được ngồi đúng vị trí của mình. Đồng thời phải coi trọng việc phát hiện lựa chọn và sử dụng đúng những nhân tài đầu đàn, tái lựa chọn liên tục trên cơ sở lấy hiệu quả công việc chứ không phải bằng cấp học vị chức tước ỹ, Nhật , EU cần tạo thêm các thị trường khác như thị trường Châu Á, Châu Phi , châu Mỹ La Tinh,...có thể các thị trường nhỏ tính hiệu quả thị trường không cao như các thị trường lớn nhưng khi có sự biến động của các thị trường lớn thì sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế là không lớn. Nhưng trước hết chúng ta cần khai thác thị trường nội địa ở trên tất cả các hàng hóa – dịch vụ. Vì đó là thị trường căn bản nhất an toàn nhất. Chúng ta không thể cứ chăm chăm vào các thị trường quốc tế và khi thị trường quốc tế khong dung nạp nữa mới tìm đến thị trường nội địa

Có thể nói thêm những thị trường được các nhà đầu cơ Việt Nam quan tâm nhất đó chính là thị trường vàng, thị trường ngoại tệ,thị trường địa ốc, thị ttrường chứng khoán. Do đó cần có một sự chấn chỉnh và giám sát chặt chẽ những thị trường này và có giải pháp quản lý điều tiết sao cho những thị trường này không mang tính ảo cao

Cần có những chính sách phát triển kinh tế không cần nhanh nhưng cơ bản bền vững. Trong đó cần phải quan tâm đến phát triển kinh tế hạ tầng, nhất là giao thông đặc biệt là giao thông của các đô thị mới, giao thông nông thôn. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa cần phải quan tâm sâu sắc đến việc công nghiệp hóa- hiện đại hóa nhận thức của công dân và các nhà lãnh đạo, công nghiệp hóa- hiện đại hóa các quan hệ xã hội và công nghiệp hóa- hiện đại hóa phong cách làm việc, quản lý của mọi tổ chức và công dân.

Nếu không làm dược những điều trên thì nhất định những mâu thuẫn sẽ xảy ra. Trước hết là mâu thuãn giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, mâu thuẫn giữa cái riêng và cái chung, mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng,.... Những mâu thuẫn này càng ngày sẽ càng tăng lên và đến một lúc nào đó nó sẽ tự điều chỉnh để lập lại một trạng thái cân bằng mới mà chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho những sự điều chỉnh đó. Khủng hoảng và suy thoái hiện nay thực chât là

sự điều chỉnh mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, điều chỉnh mâu thuẫn giữa quyền lợi của các giai cấp, mâu thuẫn giữa người nghèo và người giàu,....Do đó vấn đề đặt ra cho chúng ta là nhận thức được những mâu thuẫn của nền kinh tế và xã hội hiện nay để có những bước điều chỉnh tự giác, tránh những cú điều chỉnh tự phát mà hậu quả của nó sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta

2.3.2. Hạn chế tác động của nợ công:

- Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng là nhu yếu phẩm, nông lâm thủy sản,thực phẩm chế biến đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu thông qua việc cải tiến chất lượng sản phẩm, gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường... để xuất khẩu Việt Nam không bị giảm mạnh về giá trị.

- Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch hóa và đảm bảo quyền lợi của NĐT cũng như ổn định về kinh tế vĩ mô và cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao uy tín quốc gia cũng như hạn chế sự suy giảm các nguồn lực bên ngoài vào hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước.

Sau ba năm khủng hoảng, thất nghiệp bắt đầu giảm ở Mỹ và khu vực đồng euro (Eurozone), nhưng tốc độ phục hồi chậm và không ổn định. Cụ thể, tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tư 2011 là 9%, giảm so với mức 9,8% của tháng 11 năm 2010, nhưng lại cao hơn mức 8,8% của tháng 3/2011. Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone trong tháng Ba 2011 là 9,9%, chỉ giảm nhẹ so với mức 10,1% của tháng 10/2010.

Những người trẻ tuổi đặc biệt bị tác động mạnh bởi xu hướng thất nghiệp đang mở rộng, có 73,8 triệu thanh niên tuổi từ 15 đến 24 không có việc làm trên toàn thế giới (năm 2013). Hoạt động kinh tế chậm chạp có thể đẩy nửa triệu người khác lâm vào cảnh thất nghiệp vào năm 2014. Năm 2012, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đứng ở 12,6% và dự kiến sẽ tăng lên 12,9% vào năm 2017.Năm 2013 có khoảng 35% người trẻ tuổi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp ở các nền kinh tế phát triển đã không có việc làm từ 6 tháng trở lên. Tăng lên 7,5% so với 28,5% trong năm 2007

Tổ chức Lao động quốc tế cho biết có 75 triệu người trẻ thất nghiệp, trong đó độ tuổi từ 15 – 24 chiếm 4%. Nhưng tình trạng kém năng động của giới trẻ, bao gồm cả những người không có nghề nghiệp lẫn không cả bằng cấp học vấn, khiến tình trạng còn tệ hơn nữa. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ước tính có 26 triệu người trẻ trong thế giới giàu thuộc diện “NEETS”: những người trẻ không giáo dục, không nghề nghiệp và không qua đào tạo. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy có hơn 260 triệu người trẻ trong những nền kinh tế đang phát triển đang ở trong tình trạng “thụ động” tương tự. Tạp chí Economist ước tính có gần 290 triệu người không có việc làm lẫn không có trình độ học vấn: chiếm gần 1/4 giới trẻ trên toàn cầu.

Những con số này chưa bao gồm những phụ nữ trẻ trong các quốc gia, nơi họ hiếm khi được góp mặt trong tầng lớp những người lao động. Phụ nữ Nam Á chiếm 1/4 giới trẻ thất nghiệp thế giới. Nhiều người trẻ có việc làm chỉ là những nghề không chính thức và không liên tục. Trong những quốc gia giàu, hơn một phần ba, trên trung bình, là những hợp đồng tạm tuyển khó có thể đạt tới các trình độ có kỹ năng. Ở những quốc gia nghèo hơn, theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới, một phần năm là những người lao động gia đình không được trả lương hoặc làm việc trong một hoạt động kinh tế ngoài luồng. Nói chung, gần một nửa những người trẻ trên thế giới hoặc ở ngoài nền kinh tế chính quy hoặc không góp phần đáng kể trong sản xuất đúng như thực lực của họ. Thời gian thất nghiệp dài hơn

Ngoài tình trạng gia tăng số người thất nghiệp, ILO còn lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng thời

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 77 - 85)