Chiến tranh thương mại Mỹ EU

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 30 - 31)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

1.5.1.2.1. Chiến tranh thương mại Mỹ EU

Ngày 5/3/2002, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush công bố, trong vòng ba năm tiếp theo, bắt đầu từ ngày 20/3, các sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải chịu mức thuế suất từ 8%-30%. Nguyên nhân là do Mỹ muốn tạp ra một “sân chơi công bằng” cho ngành công nghiệp của Mỹ mà trong vòng 50 năm qua đã bị thiệt hại vì “sự can thiệp của chính phủ nước ngoài” trên thị trường thép thế giới.

Liên hiệp châu Âu (EU) cho rằng quyết định của Mỹ “đi theo xu hướng bảo hộ” và là một “bước cản lớn đối với hệ thống thương mại thế giới”. Sau đó, Liên minh châu Âu (EU) và 7 nước khác đã đệ đơn kiện Washington áp thuế quá cao với mặt hàng thép nhập khẩu. Đồng thời, EU cũng đề ra kế hoạch trừng phạt thương mại trị giá tới 2,2 tỷ USD đối với các mặt hàng đến từ Mỹ như giày dép, rau quả và kêu gọi Mỹ ngay lập tức dỡ bỏ mức thuế vô lý đối với thép nhập khẩu.

Nhà Trắng đã không đưa ra được những giải thích hợp lý và thỏa đáng để minh chứng rằng thép nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước. Chính sách thuế của Tổng thống Bush nằm ngoài hệ thống luật định thương mại hiện hành của WTO. Chính vì vậy, WTO yêu cầu Mỹ áp dụng trở lại các biện pháp phù hợp với các quy định của Hiệp định chung về thuế quan và Hiệp định về bảo hộ.

Tổng thống Mỹ G.Bush ngày 4/12/2003 tuyên bố bãi bỏ các mức thuế đánh lên một số sản phẩm thép nhập khẩu. Đáp lại, Liên minh châu Âu (EU), Nhật và Trung Quốc cho biết cũng sẽ hủy bỏ kế hoạch đánh thuế trả đũa các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w