Chiến tranh thương mại Nhật Bản Trung Quốc:

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 33 - 34)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

1.5.1.2.5. Chiến tranh thương mại Nhật Bản Trung Quốc:

Những năm gần đây, tranh chấp biển đảo nổi lên là một vấn đề rất nhạy cảm và căng thẳng giữa các quốc gia. Một trong số các tranh chấp phải kể đến tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Cuộc xung đột ngoại giao do Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảoSenkaku/Điếu Ngư đang trở thành tiền đề của một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu châu Á.

Trong khi sóng gió ngoại giao ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa tan, cơn bão chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế Nhật-Trung đã xuất hiện với những cảnh báo căng thẳng, đe dọa bùng phát xung đột kinh tế và nó giống như “thanh gươm Damocles” treo lơ lửng bên trên nền kinh tế thế giới.

Tại Trung Quốc, các sản phẩm mang thương hiệu Nhật Bản từ xe ô tô đến máy ảnh, đã bị đám đông phá hủy không thương tiếc. Các cuộc biểu tình chống Nhật đã lan rộng trên 85 thành phố của Trung Quốc, buộc các công ty Nhật Bản phải đóng cửa nhà máy và tạm ngừng hoạt động, các tên tuổi như Panasonic, Toyota, Nissan lần lượt rơi vào tình trạng nguy hiểm. Nhiều người biểu tình Trung Quốc kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản.

Một chuyên gia tư vấn cao cấp cho chính phủ Trung Quốc còn kêu gọi tấn công vào thị trường trái phiếu của Nhật Bản nhằm dồn đất nước "mặt trời mọc" vào 1 cuộc khủng hoảng mới. Điều này sẽ xảy ra trừ khi Tokyo rút lại quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư.

Trong khi đó, Hong Kong Economic Journal cũng đưa tin Trung Quốc đang lên kế hoạch cắt giảm nguồn cung đất hiếm xuất sang thị trường Nhật Bản. Đất hiếm vốn là vật liệu hết sức cần thiết cho các ngành công nghệ cao và đây lại là ngành mà Nhật Bản chú trọng phát triển. Trước tình hình này, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cảnh báo sẽ hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đối với nhiều nhà xuất khẩu của Nhật Bản nếu như tình hình tiếp tục xấu đi.

Ngày 24/9/2012, ban tổ chức một cuộc triển lãm công nghệ lớn ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, đã yêu cầu khoảng 60 doanh nghiệp Nhật dừng tham gia, mặc dù trước đó đã tiếp nhận đăng ký.

Ngày 21/9/2012, các doanh nghiệp Nhật báo động hải quan Trung Quốc đang làm khó hàng hóa Nhật nhập vào các cảng Trung Quốc.

Tranh chấp giữa hai cường quốc này hiện vẫn đang diễn biến rất phức tạp và đầy căng thẳng. Quan hệ thương mại và lợi ích kinh tế giữa nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 Thế giới này vốn đã trở nên rất khăng khít từ lâu, tranh chấp này có thể là đòn mạnh giáng vào không chỉ các nước châu Á mà còn cả đối với kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w