Ảnh hưởng của Lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam:

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 72 - 77)

- Vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) là đề tài để mở màn mùa tranh cử 2012 khi cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống, toàn thể 453 dân biểu Hạ nghị viện và một

2.2.4. Ảnh hưởng của Lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam:

Tình trạng lạm phát đã có những tác động rất lớn không chỉ đến đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể lạm phát cao làm cho suy giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rõ rệt, điều này có thể so sánh với nước láng giềng Trung Quốc, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc nhưng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lại cao hơn so với Trung Quốc khiến cho thu nhập bình quân thực tế của người Trung Quốc cao hơn nhiều so với Việt Nam, cụ thể ở đây là gấp 5 lần (nếu tính theo sức mua tương đương PPP). Không những vậy tình trạng lạm phát cao còn đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình hình sản xuất khó khăn do giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và sự sụt giảm từ doanh thu thực tế do tình hình lạm phát. Bên cạnh đó lạm phát cao còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội.

Nghiên cứu cho biết, trong 27 năm từ 1996-2012, Việt Nam có 13 năm và 4 giai đoạn lạm phát trên 2 con số, trong đó đáng kể nhất là từ 1986-1992 với mức lạm phát bình quân ba chứ số 225%/năm; 2007-2008 với 16,3% năm và 2010-1011 với 15%/năm.

Trong giai 2008-2012 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là gần 5,9% năm, và lạm phát là 12,6%; còn Trung Quốc tương ứng là 9,3%/năm và 3,3%/năm. Mức lạm phát của Việt Nam lên tới hơn 18% năm 2011 và 6,8% năm 2012, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 3% của các nước như Trung Quốc, Indonesia, Phillippines và Thái Lan.

Trong 20 năm (1991-2010), Việt Nam tăng trưởng bình quân năm khoảng 7,4%, lạm phát gần 11%; thì Trung Quốc tương ứng là 10,5% và 4,8%.

Về tổng thể, lạm phát trong 9 tháng đầu năm 2013 đã được kiểm soát ở mức thấp (tăng 4,63% so với đầu năm) và ổn định hơn so với nhiều năm trở lại đây, biểu hiện qua mức độ phân tán của tốc độ tăng CPI so với giá trị trung bình đạt mức khá ổn định trong 9 tháng/2013, thấp hơn nhiều so với năm 2012 và năm 2011.

Theo đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCGQ), lạm phát trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong 2 tháng, tháng 8 (tăng 0,83% so với tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ) và tháng 9 (tăng 1,06% so với tháng 8 và tăng 6,3% so với cùng kỳ) tăng chủ yếu là do tác động của việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản, và dịch vụ công (y tế, giáo dục) và một phần do yếu tố mùa vụ (chỉ số mùa vụ của CPI thường có xu hướng tăng cao trong 2 đợt, từ tháng 9

cho đến cuối năm và trong dịp tết nguyên đán) mà không chịu nhiều tác động của những yếu tố cơ bản (như mở rộng chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa).

Lạm phát thấp tạo dư địa cho điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản

Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,05% so với tháng trước, 6,69% so cùng kì năm trước, và 2,4% so tháng 12/2012. Mặc dù, lạm phát theo tháng dao động tương đối lớn nhưng chủ yếu do tính mùa vụ nên lạm phát so cùng kì năm trước khá ổn định từ quý 4/2012, duy trì ở mức trên dưới 7%. Nguyên nhân giúp lạm phát được duy trì ổn định là do tổng cầu yếukhi giá mặt hàng thiết bị và đồ dùng gia đình, nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thôngđều có xu hướng giảmvà do xu hướng giảm giá hàng hóa thế giới (nhất là giá lương thực và giá dầu thô).Nếu không có sự tăng giá mạnh của nhóm hàng dược phẩm, y tế và giáo thì lạm phát chung sẽ không những ổn định mà còn có xu hướng giảm:tốc độ tăng trung bình (không có trọng số) của giá nhóm các hàng hóa ngoài dược phẩm, y tế, giáo dục, đã giảm từ 5,9% trong tháng 1/2013 xuống còn 4,7% trong tháng 6/2013.

Trong 6 tháng cuối năm, khi giá thế giới được dự báo ổn định và cầu trong nước chậm khôi phục, nếu không có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như giá các mặt hàng cơ bản thì nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng thấp trong 6 tháng cuối năm 2013 và lạm phát cả năm 2013 sẽ ở mức khoảng 5% (UBGSTCQG).

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 5: Chỉ số giá so cùng kì năm trước theo nhóm hàng hóa 1/2011-6/2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê và UBGSTCQG

So với mục tiêu lạm phát điều hành của Chính phủ 6-6,5% của năm 2013, mức lạm phát dự báo khoảng5% (nếu không điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản) cho phép một dư địa nhất định để điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản. Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giá điện tăng 1% sẽ có ảnh hưởng làm tăng CPI 0,07% (trong đó 0,04% tăng do ảnh hưởng trực tiếp và 0,03% do ảnh hưởng gián tiếp). Trên cơ sở đó, giá điện có thể điều chỉnh trong phạm vi 10%-15% (bao gồm cả điều chỉnh tiếp giá than bán cho điện). Lạm phát đang tiếp tục giảm nhẹ và ổn định quanh mức 7%.

Vì vậy UBGSTCQG cho rằng tốc độ tăng CPI trong những tháng cuối năm 2013 vẫn sẽ chủ yếu phụ thuộc vào việc điều hành giá các mặt hàng cơ bản.

Điểm sáng nhất 2013 là lạm phát đã được kiềm chế hiệu quả ở mức thấp (8 tháng giữ ở 3,53%), xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, cán cân tổng thể thặng dư, tạo điều kiện cho việc ổn định tỷ giá và thực hiện bước tiến quan trọng trong việc chống đôla hóa và vàng hóa.

Bên cạnh đó, sự gia tăng dòng vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cũng đóng góp quan trọng cho tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang chiếm tới 65% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở độ tuổi 15-24 của Việt Nam trong năm 2013 ước tính là 6,36%. Trong đó, riêng khu vực thành thị tăng thêm gần 2%.Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2%, tăng đáng kể so với mức 1,96% của năm 2012. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2,77%, tăng 0,03% so với 2012.

2.2.5. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 so sánh với 2012.

Báo cáo cũng cho biết, năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 ước tính 6,36%. Cả hai khu vực đều có tỷ lệ tăng so với năm ngoái, trong đó thành thị tăng thêm gần 2%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%, cả khu vực thành thị và nông thôn đều tăng nhẹ so với cuối 2012.

"Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động", Tổng cục Thống kê nhận định.

Cũng theo cơ quan này, ước tính đến 1/1/2014, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là khoảng 53,65 triệu người, tăng 864.300 người so với cùng kỳ. Trong đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lượng trong độ tuổi lao động là 47,49 triệu người, tăng 409.200 người so với cùng kỳ.

Trước đó, hồi cuối tháng 11, tại Báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2013 vừa được Ủy ban Kinh tế quốc hội công bố, tác giả Nguyễn Thắng – Trung tâm phân tích và dự báo Viện Hàn lâm khoa học Xã hội nhận định, các số liệu về lao động, việc làm ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Theo chuyên gia này, tỷ lệ thất nghiệp hiện không có nhiều ý nghĩa với Việt Nam - trong một nền kinh tế có việc làm nông nghiệp và phi chính thức chi phối, chiếm tới trên ba phần tư tổng số việc làm.

Ông Thắng cho rằng, một lao động mất việc trong khu vực chính thức sẽ buộc phải nhanh chóng tìm việc làm trong nông nghiệp hoặc trong khu vực phi chính thức để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, những số liệu thất nghiệp hiện nay không phản ánh hết những chuyển biến trên thị trường lao động. Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao trong năm 2 năm gần đây, kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hoặc cắt giảm nhân lực nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp tại VN tăng nhưng vẫn nằm trong Top thấp nhất trên toàncầu.

Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết, qua các cuộc điều tra và thống kê đã cho thấy triển vọng việc làm tại Việt Nam khá khả quan. Cụ thể, đợt điều tra Lao động việc làm Quý 4/ 2013 do Tổng cục Thống kê và ILo thực hiện cho kết quả: số lượng việc làm nhiều hơn trước, tăng

862,000 việc làm - tức 1,7% – trong quý 4/2013 so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng việc làm nhanh nhất thuộc về khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ở mức 4,8% so với năm 2012. Phần lớn việc làm mới được tạo ra thuộc khối dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp lại gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp trong nước nói chung, ở mức 5,95% trong quý 4 năm 2013. Mặc dù vậy, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều so với thế giới. Theo đánh giá của ILO, hiện tình trạng thất nghiệp thanh niên và việc làm phi chính thức vẫn là vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên toàn cầu ở mức hơn 13% – nhiều hơn gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp chung trên toàn thế giới.

Toàn cảnh xu hướng việc làm tại Việt Nam

- Lực lượng lao động trong quý 4/2013 tăng thêm gần 1 triệu người, tương đương 1,73% so với cùng kỳ nằm 2012.

- Số việc làm tăng 1,7%, tăng trưởng phần lớn trong khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. - Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,81% lên 1,9%.

- Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (từ 15-24 tuổi) tăng từ 5,29% tới 5.95%.

Những nguyên nhân riêng có của Việt Nam

Giống như các quốc gia khác trên thế giới, VN cũng đang phải đương đầu với vấn đề thiếu việc làm. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các DN buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm nhân công khiến cho số người thất nghiệp không ngừng gia tăng. tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta đã tăng từ 2,22% trong năm 2011 lên 2,29% trong 6 tháng đầu năm 2012. Chính vì vậy, việc làm và thất nghiệp đã và đang là vần đề xã hội cấp thiết đối với nước ta. Thực tế ở VN, thất nghiệp xuất hiện chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất : mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu thực tế.

Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp đại học không dễ gì kiếm được một công việc phù hợp. tỉ lệ cử nhân thất nghiệp còn ở mức khá cao. Rất nhiều sinh viên ra trường làm việc trái ngành nghề mình được đào tạo. Trong khi đó, việc các DN phải đào tạo lại nhân lực là khá phổ biến. Theo kết quả của cuộc khảo sát việc làm trên gần 3.000 sinh viên do trường Đại học KHXH-NV và dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxembourg của Đức tiến hành, có đến 42% sinh viên không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27 % không kiếm được việc làm do ngành học không đáp ứng được yêu cầu của thị trường và có đến 18 % số sinh viên được hỏi cho biết họ bị từ chối là do nhà tuyển dụng không biết ngành học của họ là gì. Có thể thấy, các cử nhân hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cho mình một công việc phù hợp với nhu cầu và ngành nghề đào tạo của mình.

Còn đối với những bạn trẻ đã kiếm được việc làm thì hiện tượng “nhảy việc” cũng không hiếm. Ngoài lý do để có được cơ hội thăng tiến cao hơn và môi trường làm việc phù hợp hơn thì rất nhiều nhân viên quyết định bỏ việc và đi tìm một công việc khác là do thu nhập không đáp ứng được nhu cầu sống.

Thứ hai : do chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên và đi kèm với đó là diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng co lại. Thiếu kiến thức, thiếu chuyên môn trong khi ruộng đất canh tác lại bị thu hẹp khiến cho đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải rời làng quê để gia nhập đội quân thất nghiệp ở các thành phố lớn, tìm kiếm việc làm mưu sinh. Chính vì vậy, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất đã và đang là một vấn đề cần được các cấp chính quyền lưu tâm xem xét.

Thứ ba : do tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số DN.

Sai lầm trong chiến lược kinh doanh sẽ đẩy các DN vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Và tái cấu trúc có lẽ phương án đầu tiên mà người ta nghĩ đến nhằm đưa công ty thoát khỏi tình trạng nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, tái cơ cấu DN lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Trường hợp của tập đoàn Mai Linh là một ví dụ. Sai lầm trong chiến lược kinh doanh và cấu trúc hoạt động đã đẩy tập đoàn này vào tình trạng thua lỗ, nợ các cá nhân lên đến 500 triệu đồng. Và để có thể thanh toán khoản tiền này, tập đoàn Mai Linh dự kiến phải bán 3.000 xe taxi. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 6.000 lao động sẽ thất nghiệp.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với việt nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w