Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển ngày càng đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 29)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.5. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC

1.5.2. Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển ngày càng đa

càng đa dạng

Cùng với nỗ lực tăng vốn đầu tư, các nước đang phát triển từng bước đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư ra nước ngồi. Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, các

nước đang phát triển đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực viễn thơng, cơng nghệ,… thay

vì lĩnh vực khai thác tài nguyên như trước đây.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực đầu tư đáng chú ý nhất của các nước đang phát triển là bất động sản, viễn thơng, dịch vụ tài chính vì nó địi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều vốn và kinh nghiệm lâu năm. Đối với các ngành công nghiệp sản xuất, các nước đang phát triển chủ yếu đầu tư vào sản xuất hàng điện tử, chế biến khoáng sản, cao su, nhựa. Trong tương lai, xu hướng đầu tư ra nước ngồi vào các

ngành có hàm lượng cơng nghệ cao của các nước đang phát triển ngày càng rõ rệt cùng với sự lớn mạnh khơng ngừng mở rộng quy mơ hoạt động của mình sang các

nước khác.

1.5.3. Địa bàn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển ngày càng mở rộng

Nhìn chung trong năm 2006, phần lớn lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các

nước đang phát triển đổ vào các nước khác trong khu vực, đặc biệt giữa các nước

trong khu vực Châu Á với nhau nhằm chuyển giao một số ngành, cơ sở kinh tế có

việc các nước đang phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau là các quốc gia này có vị trí

địa lý gần nhau nên thuận tiện cho việc đi lại, nền kinh tế nước này đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu về tiêu dùng và xây dựng lớn. Điển hình như Trung

Quốc, trong năm 2006 đã có 65 dự án mới đầu tư vào các nước ASEAN, tăng 25% so với năm 2003, tổng giá trị đầu tư mới là 225 triệu USD, tăng 238,86% so với

năm 2003, chiếm 10,7% tổng giá trị đầu tư ra nước ngoài. Trung Quốc trở thành nước cung cấp vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài quan trọng đối với khu vực. Hầu

hết các quốc gia khu vực Châu Á đều có chính sách thu hút vốn đầu tư hấp dẫn thông qua việc tham gia ký kết các Hiệp định đầu tư song phương, đa phương. Mặt khác, mối quan hệ sâu sắc về chính trị, kinh tế của các nước này được thiết lập và củng cố trong nhiều năm qua đã tạo thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Bên cạnh việc đầu tư sang các nước khác trong khu vực, các nước đang phát

triển cũng dần mở rộng địa bàn đầu tư sang các nước ở Châu lục khác. Theo Báo

cáo của UNCTAD, Châu Phi là thị trường mới nổi, thu hút sự chú ý của nhiều nhà

đầu tư ở các nước đang phát triển. Trong tương lai, xu hướng đầu tư ra nước ngoài

của các nước đang phát triển vẫn ưu tiên tập trung đầu tư vào các nước đang phát triển khác. Đồng thời nhiều nước sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư sang các nước phát triển với mục đích mở rộng địa bàn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm. Đây là tín hiệu tốt mang tính chiến lược của các nước đang phát triển trong nỗ lực thâm nhập thị trường thế giới.

1.6. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC

NƯỚC

1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Với chủ trương: “hai khối thị trường trong nước và nước ngoài đều phải quan tâm: cả sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư tài chính…”sẽ tạo được bước đi vững chắc cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Từ chỗ nhận thức đúng vai trị đầu tư ra

nước ngồi, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng thể chế chính sách, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, mới có những biện pháp hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư ra nước ngồi.

Coi trọng công tác đào tạo, huấn luyện

Chính phủ Trung Quốc thơng qua các tổ chức của mình hoặc cung cấp nguồn tài chính cho các hiệp hội ngành hàng, các trường đào tạo để mở ra các lớp như: đào tạo các nhà quản trị có khả năng điều hành công ty quốc tế hoạt động trong môi

trường quốc tế mang tính cạnh tranh cao; mở ra các lớp đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu vào khu vực như lớp đào tạo doanh nhân hoạt động ở Châu

Á, Châu Âu, Châu Phi,… cung cấp những kiến thức về môi trường kinh doanh, luật lệ, tình hình kinh tế và cạnh tranh, văn hóa giao tiếp...; Đưa ơn kỹ thuật đầu tư quốc tế vào giảng dạy trong các trường đào tạo quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế, kinh tế đối ngoại.

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để hỗ trợ các công ty đầu tư ra nước ngoài

Để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc được giao nhiệm vụ:

Cung cấp thông tin cho các tổ chức trong nước (cơ quan xúc tiến đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp,…) về môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu tư,

cơ sở hạ tầng , nếp sống văn hóa, hoạt động tài chính để giúp cho các doanh nghiệp chưa cần đầu tư ra nước ngồi cũng có thể nhận thức rõ ràng thị trường mà mình

cần hướng tới.

Xây dựng các cẩm nang, chỉ dẫn về thị trường. Hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngồi.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước gặp gỡ đối tác, gặp gỡ với các cơ quan nhà

Liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại giúp các doanh nghiệp đầu

tư ra nước ngồi tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến thủ tục và

triển khai dự án đầu tư.

Công khai khên thưởng các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài làm tốt cng6 tác hỗ trợ đầu tư và thâm nhập thị trường.

Phát triển đầu tư ra nước ngồi kèm theo chính sách di dân

Trung Quốc chiếm 20% dân số toàn cầu, nhưng đất canh tác chỉ là 7%, với thực

trang đất chật người đông nên Trung Quốc có chính sách phát triển đầu tư ra nước

ngồi sử dụng nhân công Trung Quốc.

Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư ra nước ngoài

Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung Quốc về tài chính đã giúp cho các doanh nghiệp

tăng tiềm lực trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Riêng ở Châu Phi, Trung Quốc

trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài số 1.

1.6.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một nước đất hẹp, người đông, tài nguyên nghèo nàn, nhưng gần 40

năm qua, Nhật Bản là cường quốc số hai trên thế giới, có nhiều nguyên nhân để nước này đạt được vị trí trên, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nhật Bản đầu tư trực tiếp nhiều vào các nước Hoa Kỳ, EU, Trung

Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,…Riêng tại Việt Nam, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ ba với trên 1000 dự án đang hoạt động. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản nổi bật với bốn đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một chiến lược chủ yếu trong hoạt

động kinh tế đối ngoại.

Thứ hai, Chính phủ Nhật hỗ trợ các nước tiếp nhận đầu tư cải thiện môi trường

đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh

Thứ ba, khuyến khích hỗ trợ các nhà kinh doanh Nhật Bản thành lập hiệp hội ở

nước ngoài.

Thứ bốn, Chính phủ Nhật hoạch định chính sách kinh tế trong nước gắn với hoạt

động đầu tư ra nước ngoài.

1.6.3. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước ASEAN

Nửa thế kỷ trước, các nước ASEAN là những nước nghèo, đều từng là nước thuộc địa. Thời kỳ ban đầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, các nước ASEAN áp dụng chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Và thời kỳ tiếp theo, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, các nước ASEAN đều chủ trương phát triển đầu tư ra nước ngoài, coi đây là xu hướng tất yếu để tham gia vào quá trình tồn cầu hóa. Một số kinh nghiệm rút ra:

Thứ nhất, xây dựng mơi trường kinh doanh thuận lợi mang tính cạnh tranh cao

để thu hút các tập đoàn kinh tế đến đầu tư và để từ đây sẽ tổ chức đầu tư đi các nước

trong khu vực. Đây là kinh nghiệm của Singapore: trong 20 năm trở lại đây

Singapore tuy là nước nhỏ về diện tíc, người không đông, hầu như không có tài nguyên, nhưng với quyết tâm xây dựng môi trường kinh doanh tốt đã thu hút trên

10.000 công ty trên thế giới đến lập trụ sở và từ đây có hàng vạn dự án đầu tư ra

nước ngoài.

Thứ hai, thành lập hội đồng xúc tiến đầu tư ra nước ngồi, ví dụ như Singapore thành lập hội đồng phát triển kinh tế, Thái Lan có hội dồng xúc tiến đầu tư ra nước

ngồi, Malaysia có cơ quan khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.

Thứ ba, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đầu tư ra nước

ngồi. Như chính phủ Singapore đã từng nêu: Chính phủ cần tạo điều kiện để các

doanh nghiệp Singapore đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo chiếc bánh thứ hai cho nền kinh tế Singapore. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã xây dựng chng trình

“con đường quốc tế hóa” để hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đầu tư ra nước ngoài. Với chường trình này, các cơng ty đầu tư ra nước ngoài

được vay một phần vốn ưu đãi, được tài trợ đến 70% chi phí thuê chun viên tư

vấn có uy tín để phát triển đầu tư ở nước ngồi.

Thứ tư, tích cực sử dụng nhà quản trị của địa phương nơi đến của vốn đầu tư nhằm giảm chi phí nguồn nhân lực và tiếp cận nhanh hơn với môi trường đầu tư mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một phương thức kinh doanh quốc tế quan

trọng đưa nền kinh tế của một nước thâm nhập sâu vào thị trường thế giới và trở

thành xu hướng trong q trình tồn cầu hóa về kinh tế.

Đầu tư ra nước ngồi chẳng những giúp cho các nước giàu có mà cịn giúp cho các nước đang phát triển với tư cách là nhà đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao trình độ cơng nghệ và năng lực cạnh tranh, phân tán rủi ro về kinh tế, né tránh được rào cản thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp gây khó khăn cho quá trình thâm nhập dưới hình thức xuất khẩu.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hoạt động

đầu tư ra nước ngoài là xu hướng và là phương pháp giúp chúng ta phát triển nhanh,

mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đáp ứng u cầu của q trình tồn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng. Để hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực này, nước ta đã, đang hồn thiện cơ chế chính sách đầu tư ra nước ngoài.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM NGOÀI CỦA VIỆT NAM

2.1.1. Quan điểm của Đảng về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi khơng chỉ góp phần xây dựng và thúc đẩy quan

hệ thương mại – đầu tư giữa các nước mà cịn nâng cao vị thế, hình ảnh của nước chủ đầu tư trên trường quốc tế. Nhận thức vai trị to lớn đó, Đảng và Nhà nước ln khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư ra nước ngoài, cũng như thực hiện các chính sách hỗ trợ cơng dân Việt Nam kinh doanh hợp pháp

ở nước ngoài. Mặt khác, trong phương hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2006- 2010, Đảng cũng khẳng định Việt Nam cần tăng cường đầu tư ra nước ngoài và Nhà nước nhanh chóng tạo khn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngồi để phát huy lợi thế so sánh của đất nước.

Trong những năm qua, Nhà nước ln khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt

Nam đầu tư ra nước ngoài đối với lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động, phát huy có

hiệu quả các ngành nghề truyền thống của Việt Nam, mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước nhận đầu tư, tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Như vậy, với quan điểm ủng hộ và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của Đảng, chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều nhà đầu tư Việt Nam gặt hái thành cơng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm, số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt may tăng cao nên số lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách

“đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường

cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt

trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân của một

số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước.

Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý

hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở

đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN

của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời

điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN.

Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt

Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN.

Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt

động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam cịn lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi

triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi cần được hoàn thiện. Chẳng hạn,

các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến nay

khơng cịn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)