Lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 51)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀ

2.2.2. Lĩnh vực đầu tư

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam bao gồm cả ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, từ những ngành có hàm lượng lao động cao đến những ngành có hàm lượng chất xám, cơng nghệ cao. Trong đó, ngành cơng nghiệp chiếm vốn đầu tư nhiều nhất, ngành dịch vụ có nhiều dự án nhất. Tính đến ngày

31/12/2009, đầu tư vào lĩnh vực cơng nghiệp có 199 dự án (chiếm 42,16%), đầu tư

vào nông nghiệp có 51 dự án (chiếm 10,8%), đầu tư vào dịch vụ có 222 dự án

(chiếm 47,04%). 199 51 222 0 50 100 150 200 250

Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ số dự án

số dự án

Hình 2.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi tính đến năm 2009 phân theo số dự án của từng lĩnh vực

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2009) – Tổng cục thống kê

Xét về tổng vốn đầu tư, tính đến ngày 31/12/2009, tổng vốn đăng ký đầu tư vào công nghiệp là 4.305,3 triệu USD, chiếm 56% tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra

nước ngồi của Việt Nam; vốn đầu tư vào nơng nghiệp là 927,4 triệu USD, chiếm

vốn đăng ký 56% 12% 32% Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Hình 2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi tính đến năm 2009 phân theo số vốn đăng ký đầu tư của từng lĩnh vực

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2009) – Tổng cục thống kê

Sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng vốn đầu tư của lĩnh vực công nghiệp và

tỷ trọng của hai lĩnh vực cịn lại là do có một số dự án có số vốn đầu tư lớn (trên

100 triệu USD) trong lĩnh vực công nghiệp như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2 dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và Thủy điện Xekaman 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Tập đồn Dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri . Cơng ty

Đầu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dị khai thác dầu khí tại Madagascar

(vốn 117,36 triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD), ….

Vì vậy, quy mô vốn trung bình của một dự án giữa các lĩnh vực cũng có sự chênh lệch. Trong cơng nghiệp, vốn đầu tư trung bình của một dự án là 21,6 triệu USD, lĩnh vực nông nghiệp là 18,2 triệu USD và dịch vụ là 11,2 triệu USD. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do những dự án đầu tư ra nước ngoài thường là

những dự án thực hiện các cam kết, hiệp định đã ký giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước tiếp nhận; các cam kết, hiệp định này thường chỉ chú trọng về phát triển cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và năng lượng nên hầu hết các dự án này

đều thuộc lĩnh vực công nghiệp.

* Lĩnh vực công nghiệp:

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp với 199 dự án và 4.305,3 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 42,16% về số dự án và 56% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngồi. Trong đó, có một số dự án quy mơ vốn đầu tư trên 100 triệu USD như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2 dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và) Thủy điện Xekaman 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Tập

đồn Dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dị khai thác dầu khí tại Angiêri . Cơng ty Đầu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại

Madagascar (vốn 117,36 triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD), ….

Bảng 2.3. Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngồi lĩnh vực cơng nghiệp

được cấp giấy phép giai đoạn 1989 - 2009

Lĩnh vực công nghiệp Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD)

Công nghiệp khai thác mỏ 56 2205,4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 4 420,9

Công nghiệp chế biến 130 1664,8

Xây dựng 9 14,2

Tổng 199 4305,3

Trong lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp nặng là ngành được khuyến

khích đầu tư nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước khi các mỏ

khoáng sản ở Việt Nam ngày càng khan hiếm. Các dự án khai thác khoáng sản chủ yếu tập trung vào Lào – một nước giàu tài nguyên nhưng chưa được khai thác nhiều, đây là ngành đòi hỏi nhiều vốn đầu tư nên thường chỉ có doanh nghiệp nhà

nước mới có đủ khả năng đầu tư. Bên cạnh đó, cơng nghiệp dầu khí cũng được

nước ta chú trọng đầu tư, đây là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi vốn lớn, thời gian khai thác

dài, kỹ thuật cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các dự án dầu khí thường được thực hiện trong thời gian dài và là tiền đề cho việc phát triển các ngành khác, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của cả nước chứ không đơn thuần là vấn

đề lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bối cảnh giá dầu thế giới biến động nhiều và xu hướng sử dụng năng lượng trong mọi ngành, thì việc tìm kiếm nguồn cung cấp

năng lượng ổn định và lâu dài là cần thiết.

Mục đích đầu tư ra nước ngoài trong ngành này là nhằm bổ sung thêm nguồn dầu thơ ngồi trữ lượng dầu mỏ khá khiêm tốn của Việt Nam, tạo sự ổn định đầu vào cho ngành công nghiệp lọc dầu trong nước, từ đó giúp Việt Nam tự chủ được vấn đề năng lượng, không phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu, tiết kiệm được ngoại tệ. Ngoài ra, đầu tư ra nước ngoài trong ngành này cũng nhằm tận dụng, khai thác tối đa những công nghệ mà Liên bang Nga đã chuyển giao cho chúng ta trong thời gian qua.

Đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ phần lớn là sản xuất hàng gia dụng, vật liệu

xây dựng nhằm khai thác thế mạnh của Việt Nam trong ngành này và nguồn nguyên vật liệu dồi dào ở nước sở tại, để phục vụ thị trường nước nhận đầu tư, xuất khẩu đi

nước thứ ba và một phần xuất ngược trở lại Việt Nam. Ngoài ra, một nguyên nhân

quan trọng cho việc đầu tư vào ngành sản xuất hàng gia dụng ở nước ngoài, cụ thể là Lào và Campuchia là nhằm tận dụng những ưu đãi về thuế quan, hạn ngạch của

các nước phát triển ở Tây Âu và Hoa Kỳ dành cho hai nước này. Đó là những ưu đãi mà nếu doanh nghiệp sản xuất trong nước thì sẽ khơng có được.

* Lĩnh vực nơng nghiệp:

Lĩnh vực nơng nghiệp có 51 dự án, tổng vốn đăng ký 927,4 triệu USD, chiếm

10,8% về số dự án và 12% tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngồi (Bảng

2.4). Trong đó, đa số dự án là trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào, một số dự án

có quy mơ vốn lớn như Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt -Lào, vốn đầu tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3 triệu USD; Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD…Do tương đồng về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng nên Lào là một trong những điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp

Việt Nam trong các dự án trồng rừng, trồng cao su. Bên cạnh các dự án cao su,

nước ta còn triển khai các dự án chế biến gỗ ở Lào, do Lào là nước có diện tích

rừng lớn, nền kinh tế cịn kém phát triển nên khả năng khai thác còn nhiều hạn chế,

đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc khai thác tài nguyên ngoài lãnh thổ Việt

Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến khai thác nguyên vật liệu để tạo

đầu vào cho sản xuất trong nước như đầu tư trồng và khai thác gỗ, ươm trồng cao su... do đó tỷ trọng của ngành nông lâm rất cao. Những dự án đầu tư trong ngành này sẽ mang lại lợi ích trong dài hạn cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu tư và giúp bảo vệ tài nguyên rừng của Việt Nam.

Ngành thủy sản có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều, chỉ có 5 dự án với vốn đầu tư là 9,7 triệu USD (0,13%). Điều này là do việc nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản đã là lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước khác và không dễ dàng thực hiện ở

nước ngoài. Nếu đầu tư ở những nước phát triển hơn nhằm tiếp cận thị trường thì

Bảng 2.4. Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lĩnh vực nông nghiệp

được cấp giấy phép giai đoạn 1989 - 2009

Lĩnh vực nông nghiệp Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD)

Nông – lâm nghiệp 46 917,7

Thủy sản 5 9,7

Tổng 51 927,4

Nguồn: Niêm giám thống kê 2009 – Tổng cục thống kê

* Lĩnh vực dịch vụ:

Bảng 2.5. Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lĩnh vực dịch vụ được cấp giấy phép giai đoạn 1989 - 2009

Lĩnh vực dịch vụ Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD)

Thượng nghiệp, sửa chữa xe có động

cơ, mơ tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và

gia đình

49 145,7

Khách sạn – nhà hàng 16 24,4

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 35 226,9

Tài chính, tín dụng 4 115,1

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

105 937,6

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội 4 31,2

Giáo dục và đào tạo 3 1,4

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng

đồng

4 1,9

Tổng 222 2491,2

Nguồn: Niêm giám thống kê 2009 – Tổng cục thống kê

Lĩnh vực dịch vụ (222 dự án ĐTRNN, tổng vốn đăng ký ĐTRNN là 2491,2 triệu USD) chiếm 47% về số dự án và 32% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Trong đó, có một số dự án lớn như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại

Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tại

Moscow-Liên bang Nga, Cơng ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại

Singapore để đóng mới tàu chở dầu.... Cịn lại là các dự án có quy mơ vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc....

Lĩnh vực dịch vụ tuy quy mơ vốn trung bình khơng lớn nhưng số lượng dự án khá nhiều, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang đi theo xu hướng đầu tư trên thế giới hiện nay là chuyển dần sang dịch vụ. Trong đó, các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn chiếm tỷ trọng cao nhất cả về số dự án (105 dự án – 47,3%) và vốn đầu tư (937,6 triệu USD – 37,6%).

Các lĩnh vực như giao thông vận tải, giáo dục, y tế,...chiếm tỷ trọng nhỏ vì ở

Việt Nam các ngành này đang trong quá trình phát triển, chưa có nhiều lợi thế so với các nước khác.

Lĩnh vực xây dựng, Việt Nam chủ yếu đầu tư sang Lào, Campuchia vì nhu cầu hai quốc gia này rất cao do đang trong giai đoạn xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Mặc dù cũng

là nước đang phát triển nhưng Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giúp

phát triển trong nước và từng bước đầu tư ra nước ngồi. Bên cạnh đó, việc đưa kỹ

các nước khác. Chính những thuận lợi về địa lý đó đã góp phần cắt giảm chi phí

thực hiện dự án.

Các ngành đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ rất đa dạng, nhằm phát huy thế mạnh

của Việt Nam và khai thác sự tương đồng về văn hóa, địa lý với các nước trong khu vực như dự án xây dựng Trung tâm Thương mại Savannakhe ở Lào, dự án phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên ở Singapore, dự án thành lập Công ty liên doanh Dịch vụ du lịch và nhà hàng Việt Nhật ở Nhật Bản và đặc biệt là các dự án hợp tác trong lĩnh vực viễn thơng với Malaysia, Singapore. Ngồi ra, mục tiêu đầu

tư trong lĩnh vực dịch vụ còn tạo cầu nối cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước, cụ thể là xúc tiến thương mại và đầu tư, như các đại lý vận tải, nghiên cứu thị trường, dịch vụ đóng gói, bảo quản, các đại diện thương mại, công ty xuất nhập

khẩu, tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)