Hoàn thiện cơ chế và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 87 - 94)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

3.2. GIẢI PHÁP

3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư

tư trực tiếp ra nước ngoài.

* Hoàn thiện cơ chế, chính sách quy định đầu tư trực tiếp ra nước ngồi

Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nước ta cần

nhanh chóng củng cố và hồn thiện chính sách đầu tư ra nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. Trước khi doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư ở nước ngồi, họ phải tn thủ các quy định, chính sách đầu tư ra nước ngồi của nước mình để đảm bảo tính hợp pháp của dự án. Kinh nghiệm của các nước cho thấy hệ thống chính

sách đầu tư hồn thiện sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp triển khai dự án ở nước ngồi. Trong khi đó, ở Việt Nam việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn

triển khai chính sách đầu tư cịn chậm và mới được quan tâm trong thời gian gần

đây. Điều này khơng chỉ khó khăn cho cơng tác quản lý dự án đầu tư ở nước ngoài

mà còn làm giảm hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp do khơng được hướng dẫn kịp thời. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài theo hướng đơn giản hóa các thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư là rất cần

thiết. Qua đó, sẽ nâng cao được vai trò quản lý của nhà nước, khuyến khích thúc

đẩy doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như nơng lâm

nghiệp, dầu khí, cơng nghiệp nhẹ,…

Chính sách đầu tư ra nước ngoài có mối liên hệ mật thiết với các chính sách

khác ở trong nước như chính sách về tài chính, quy định về chuyển ngoại tệ ra nước

chính sách và môi trường pháp lý ổn định thì việc hoàn thiện cơ chế , chính sách

đầu tư ra nước ngồi là một việc làm cấp thiết.

Để giải quyết tình trạng cấp thiết này, đặc biệt là trong bối cảnh số lượng dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày một tăng, những tồn tại trong quản lý của nhà nước, tình trạng chậm đổi mới hệ thống văn bản chính sách của nhà nước, vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng và ban hành Luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thay cho

Nghị định 78/2006/NĐ-CP. Luật mang tính pháp lý cao hơn, buộc mọi người phải

tuân thủ, qua đó doanh nghiệp được lợi nói riêng và đất nước được lợi nói chung.

Khi có một khn khổ pháp lý riêng, mang tính pháp lý cao để điều chỉnh, nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động lâu dài ở nước ngoài cũng như hỗ trợ họ nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, khi có Luật ra đời, đi kèm là các công cụ chế tài cụ thể, qua đó giúp cho cơng tác quản lý của nhà nước cũng như công việc kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả

hơn.

* Ban hành chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư trực tiếp ra nước ngồi

Thực tế cho thấy việc ban hành chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư

ra nước ngoài rất cần thiết và tác động đến xu hướng đầu tư của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, các chính sách hỗ trợ đầu tư của Việt Nam cịn ít, chủ yếu tập trung vào các

chính sách ưu đãi thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,…. Ví

dụ, trong lĩnh vực dầu khí, theo Nghị định 121/2007/NĐ-CP, thiết bị, phương tiện, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu và thuế giá trị

gia tăng do nhà đầu tư xuất khẩu ra nước ngoài để thực hiện dự án dầu khí được

miễn thuế xuất và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng khơng (0%). Ngồi chủ trương đường lối đúng đắn, việc tổ chức và tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là yếu tố khơng kém phần quan trọng. Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp trên các khía cạnh sau: hỗ trợ tài

chính, ưu đãi thuế, xúc tiến thương mại và đầu tư, thành lập đồn cơng tác để khảo

sát tình hình đầu tư ra nước ngồi.

Hỗ trợ tài chính: Một trong những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hạn chế về tiềm lực tài chính dẫn đến quy mô vốn đầu

tư của các dự án thấp hơn nhiều so với các nước khác. Trong khi đó, thủ tục vay

vốn ngân hàng để mở rộng quy mơ đầu tư của doanh nghiệp cịn nhiều phức tạp, thủ tục chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận về nước còn rắc rối. Nhiều ngân hàng chưa chú trọng cho doanh nghiệp vay để đầu tư ra nước ngồi vì

rủi ro cao hoặc nếu có thì cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải làm ăn có lãi ở trong

nước trước khi mang vốn ra nước ngồi. Chính những khó khăn đó đã khiến doanh

nghiệp Việt Nam khó tiếp cận được với nhiều nguồn vốn, trong khi chủ thể đầu tư

ra nước ngoài đa phần là doanh nghiệp tư nhân.

Do đó, để giúp doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn đầu tư , Chính phủ nên xúc tiến

việc thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngồi dưới hình thức một tổ chức

tài chính có tư cách pháp nhân. Quỹ hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt

Nam nhằm tài trợ tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; cũng như bảo đảm lợi ích và bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro khác mà các công ty bảo hiểm thông thường khơng thể cung cấp các dịch vụ

đó được. Do mức độ rủi ro khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường cao hơn đầu tư ở trong nước nên hầu hết các nước có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đều

thành lập các tổ chức hỗ trợ tài chính và bảo hiểm đầu tư dưới một hình thức nào

đó. Chính phủ cần lập và kêu gọi các doanh nghiệp cùng góp vốn lập quỹ hỗ trợ đầu tư này. Quỹ hỗ trợ đầu tư sẽ thực hiện cho vay trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi, trợ cấp một phần lãi suất cho các dự án đầu tư được ưu đãi bảo lãnh tín dụng đầu tư. Chính phủ thực hiện tái bảo lãnh thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như đối với các khoản tín dụng khác. Đồng thời, cung cấp dịch vụ bảo hiểm giúp

nghiệp khi đầu tư có thể gặp phải. Đây là biện pháp rất quan trọng vì ngay cả các

nước công nghiệp phát triển vẫn thành lập các Quỹ hỗ trợ tài chính cho doanh

nghiệp đầu tư ra nước ngoài mặc dù các doanh nghiệp này có tiềm lực lớn về vốn. Một số tổ chức giúp đỡ doanh nghiệp đầu tư như: tổ chức JICA (Japan International Corperation Agency) của Nhật, KFW của Đức, OPIC của Mỹ (Oversea Private

Investment Corperation),…Tầm quan trọng này đã được nêu tại Đề án “Thúc đẩy

đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 20/02/2009 (QĐ số 236/QĐ-TTg)

* Chính sách ngoại hối:

Cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn khá cứng nhắc, thiên về quản lý

hành chính. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn

bằng ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài và ngược lại. Trong thực tế, chủ đầu tư muốn mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngồi thì phải chứng minh tính hiện hữu và khả thi của dự án (việc mua ngoại tệ phục vụ công tác đi nghiên cứu, thăm dò, khám phá thị trường ở giai đoạn đầu gặp khó khăn, do dự án chưa hình thành, khó chứng minh

được tính khả thi của dự án). Nhiều doanh nghiệp do vấn đề chuyển ngoại tệ đã bị

lỡ thời cơ kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,

nhà nước sớm tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp mua và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho việc đầu tư của mình như: Cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có

nguồn thu ngoại tệ ổn định và tương đối lớn được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, tiến tới áp dụng chính sách này cho tất cả loại hình doanh nghiệp và loại bỏ việc xin - cho từng trường hợp riêng lẻ như hiện nay; Tiếp tục nới lỏng để dần tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối. Khi chính phủ huy động được một lượng khá lớn ngoại tệ từ trong và ngoài nước, quỹ dự trữ ngoại tệ tương đối ổn định thì sẽ giảm dần sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc đề ra các quyết định quản lý ngoại hối mang tính chất hành chính.

Mặc khác, Việt Nam nên phát triển thị trường ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cũng như hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp. Các hình thức có thể giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh quốc tế

như: phịng ngừa thơng qua thị trường kỳ hạn, giao sau, quyền chọn.

* Ưu đãi thuế:

Chính phủ nên ban hành các chính sách ưu đãi thuế cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Các lĩnh vực này được xây dựng căn cứ theo các tiêu chí như: Số lao động mà doanh nghiệp đưa ra nước ngồi làm việc cho dự án, mục đích đầu tư (mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tài nguyên của nước sở tại mà Việt Nam khơng có hoặc khan hiếm,…). Các dự án thuộc lĩnh vực trên cần được áp dụng mức thuế suất ưu đãi, ít nhất là bằng so với các dự án đầu tư cùng lĩnh vực và tính chất đầu tư ở trong nước.

Chính phủ cũng phải ln chú trọng việc đi trước mở đường bằng các hiệp định chống đánh thuế hai lần để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vì suy cho cùng, dù làm

ăn ở đâu thì lợi nhuận cũng sẽ được chuyển về cơng ty mẹ. Ngồi ra, cũng cần tính tốn để áp dụng các ưu đãi về khoảng thời gian được miễn, giảm thuế cho doanh

nghiệp trong bước đầu triển khai dự án.

* Dịch vụ hỗ trợ, xúc tiến đầu tư ra nước ngồi: Có thể nhận thấy một trong

những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là thiếu thơng tin thị trường, chính sách ưu đãi và hệ thống pháp luật của nước nhận

đầu tư. Chính vì thế, cơng tác tư vấn và hỗ trợ đồng bộ từ các cơ quan hữu quan cần được khuyến khích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Hiện nay, thơng

tin chủ yếu do Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam cung cấp, trong khi đó vai trị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các cơ quan khác còn mờ nhạt, chỉ mới dừng ở mức cung cấp thông tin về hệ thống pháp luật trong nước. Các thơng tin cung cấp vẫn cịn hạn chế:

(i) Thông tin chưa phong phú, thiếu cập nhật và không bao quát được các vấn đề mà nhà đầu tư cần biết như cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, giá cả, các tiện ích có

sẵn và khả năng tiếp cận thị trường đầu tư tiềm năng.

(ii) Chất lượng các trang thông tin điện tử kể cả của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói chung là thấp và khơng được cập nhật thông tin đầy đủ. Các thông tin mới chỉ tập trung vào hoạt động thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, cịn đối với hoạt động

đầu tư ra nước ngồi cịn rất sơ sài.

(iii) Hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp với các đồn cơng tác sang nghiên cứu thị trường nước ngồi, hoặc thơng qua tổ chức hội thảo tại các thành phố lớn trong

nước chưa trở thành hoạt động thường xuyên. Sau khi thực hiện xúc tiến đầu tư ra nước ngồi, vẫn chưa có một cơ quan nào tổng kết, đánh giá kết quả của hoạt động

này.

(iv) Trong một số trường hợp, hội thảo xúc tiến đầu tư mang nặng tính hình thức, chỉ để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương ở

nước nhận đầu tư.

Do vậy, để khắc phục hạn chế trên, chúng ta cần thường xuyên cung cấp thông tin thị trường (chất lượng, giá cả, cung cầu, triển vọng sản phẩm), thông tin đối tác cũng như cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh, thông tin về môi trường đầu tư (các

quy định pháp lý, thủ tục xuất nhập khẩu, yêu cầu về chất lượng,…). Cơ quan quản

lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thơng tin để có thể định kỳ hàng năm biên soạn thành cẩm nang (hoặc sổ tay) cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp

đang có ý định đầu tư ra nước ngồi với nội dung về:

(i) chính sách thu hút đầu tư, luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại;

(ii) các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại;

(iii) các dự án đầu tư cụ thể đã được chính phủ hai nước ký thỏa thuận; (iv) các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của nước sở tại.

Việc cung cấp thơng tin có thể thực hiện song song với các hoạt động xúc tiến

thương mại, đầu tư với các nước như tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và tham

quan thị trường, môi giới, tiếp xúc với các đối tác tiềm năng.

Đồng thời, Nhà nước cần nhanh chóng thành lập đồn cơng tác để khảo sát tình

hình đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại một số quốc gia trọng điểm. Qua đó sẽ

xác định thuận lợi cũng như khó khăn của mỗi doanh nghiệp, tình hình triển khai dự án và đánh giá hiệu quả của đầu tư. Chính phủ cần tổ chức cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ giữa Chính phủ, cơ quan chuyên trách với các doanh nghiệp, doanh nhân

Việt Nam; các diễn đàn trên website của Bộ Kế hoạch & Đầu tư để xử lý nhanh, kịp thời các khó khăn vướng mắt trong q trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhà

đầu tư. Ngoài ra, khẩn trương xây dựng một website kết nối các tổ chức tư vấn

chuyên nghiệp toàn cầu để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài, các dịch vụ hỗ trợ tư pháp về đăng ký và xử lý mọi tranh chấp nếu có.

* Thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào từng vùng, lãnh thổ:

Để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đầu tư, Hiệp hội các nhà đầu tư sẽ là

nhân tố nâng cao hiệu quả, tăng sức mạnh đoàn kết của các nhà đầu tư Việt Nam và có tiếng nói chính thức với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về chính sách ưu

đãi, chính sách quản lý với các doanh nghiệp đầu tư vào từng vùng lãnh thổ đó. Bên

cạnh đó, Nhà nước nên khuyến khích các Tổng cơng ty, tập đồn trong nước phát triển mơ hình cơng ty xun quốc gia để đầu tư trực tiếp sang các nước khác. Các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế sẽ là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp khác đầu tư

ra nước ngồi, đây cũng chính là kinh nghiệm của các nước Đơng Á trong giai đoạn đầu phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD năm 2006, ¼ trong số 100 công ty xuyên quốc gia hàng đầu là thuộc sở

hình thành như các tổng cơng ty của Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng trở thành các công ty xuyên quốc gia. Hiện nay, một số tập đồn, tổng cơng ty của Việt Nam đã

và đang đầu tư tại một số quốc gia như Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) đầu tư sang Malaysia, Campuchia hay Tổng công ty cao su Việt Nam thành

lập một số công ty tại Lào. Trong tương lai, những kết quả ban đầu cùng với sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước sẽ giúp các cơng ty này nâng cao vị thế của mình và dần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)