Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý quốc tế nhằm tạo điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 87)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

3.2. GIẢI PHÁP

3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý quốc tế nhằm tạo điều kiện

kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường các nước

Hành lang pháp lý quốc tế được đề cập ở đây chính là việc ký kết hiệp định, nghị định thư, thỏa thuận và các định chế pháp lý khác liên quan đến hoạt động đầu

tư trực tiếp ra nước ngoài. Các quy định này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến

hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới các nước.

Để thúc đẩy quan hệ đối ngoại với các nước qua đó đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực

tiếp ra nước ngồi, Việt Nam đã tích cực tiến hành đàm phán ký kết các hiệp định

thương mại – đầu tư song phương và đa phương với các nước như Hiệp định khung

về đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTT),…Tuy nhiên, số

lượng hiệp định ký kết vẫn chưa tương xứng với số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ

thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Hoàn thiện hành lang pháp lý quốc tế đồng nghĩa với việc tăng cường ký kết các hiệp định kể trên nên trước mắt, chúng ta cần xác định nước nhận đầu tư có tiềm

năng trong tương lai để thúc đẩy đàm phán và ký kết các hiệp định hỗ trợ cho việc đầu tư sang các nước đó. Quyết định này sẽ giúp Việt Nam tập trung nguồn lực vào

các thị trường mục tiêu, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Để ký kết

các hiệp định thành cơng địi hỏi chúng ta phải nâng cao trình độ tham gia đàm

phán về các hiệp định, điều khoản và khía cạnh pháp lý của chúng, hiểu rõ quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư hiện tại và triển vọng trong tương lai của các nước ký kết. Để làm được điều này, chúng ta phải nâng cao năng lực bộ máy quản lý, nhanh

chóng ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện các hiệp định, tăng cường trao đổi

thông tin giữa Việt Nam với các nước.

Trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà nước cần tuyên truyền rộng rãi cho các doanh nghiệp về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam ký kết với các nước, đây là một hiệp định rất quan trọng và được Việt Nam ưu tiên ký kết nhằm đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư. Mục đích của hiệp định này là loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các

đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định hoặc khấu trừ số thuế mà đối tượng cư

trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngồi ra, hiệp định cịn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau

giữa các cơ quan thuế các nước ký kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm

ngăn chặn hành vi trốn thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản. Hai

loại thuế được áp dụng trong hiệp định này là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)