CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀ
2.2.4. Hình thức đầu tư
Trong thời gian đầu, Việt Nam chủ yếu đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thăm dị, khai thác dầu khí. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị
định 22/1999/NĐ-CP thì hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt nam
chuyển sang hai hình thức chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn với số lượng dự án ngày càng gia tăng và chủ yếu đầu tư sang các nước
đang và kém phát triển như Lào, Campuchia. Năm 2004, các doanh nghiệp Việt
Nam bắt đầu đầu tư sang các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Anh,
Pháp,…hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Khi đó, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơng nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý tiên tiến của doanh nghiệp nước sở tại. Mặt khác, khả năng thành công của dự án đầu tư sẽ cao hơn vì các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư am hiểu sâu về môi trường kinh doanh, pháp lý. Trong thực tế, việc lựa chọn hình thức đầu tư là nên linh hoạt, không nhất thiết phải căn cứ vào nước nhận đầu tư. Đối với những dự án có quy mơ nhỏ, Việt Nam thường thành lập doanh nghiệp 100% vốn (khi đó chúng ta hồn
tồn có thể tự chủ về vốn ban đầu). Đối với những dự án có quy mơ lớn hơn,
thường là sẽ đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa hai nước.
Ngày nay, việc lựa chọn hình thức đầu tư đóng vai trị quan trọng vì nó liên quan
đến luật pháp. Mỗi quốc gia sẽ có quy định khác nhau về các hình thức đầu tư nên
trách nhiệm pháp lý của mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo là nên tìm hiểu kỹ luật của nước nhận đầu
tư để lựa chọn loại hình đầu tư thích hợp nhất.