KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.6. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC

NƯỚC

1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Với chủ trương: “hai khối thị trường trong nước và nước ngoài đều phải quan tâm: cả sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư tài chính…”sẽ tạo được bước đi vững chắc cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Từ chỗ nhận thức đúng vai trò đầu tư ra

nước ngồi, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng thể chế chính sách, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, mới có những biện pháp hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư ra nước ngoài.

Coi trọng công tác đào tạo, huấn luyện

Chính phủ Trung Quốc thơng qua các tổ chức của mình hoặc cung cấp nguồn tài chính cho các hiệp hội ngành hàng, các trường đào tạo để mở ra các lớp như: đào tạo các nhà quản trị có khả năng điều hành công ty quốc tế hoạt động trong môi

trường quốc tế mang tính cạnh tranh cao; mở ra các lớp đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu vào khu vực như lớp đào tạo doanh nhân hoạt động ở Châu

Á, Châu Âu, Châu Phi,… cung cấp những kiến thức về mơi trường kinh doanh, luật lệ, tình hình kinh tế và cạnh tranh, văn hóa giao tiếp...; Đưa ôn kỹ thuật đầu tư quốc tế vào giảng dạy trong các trường đào tạo quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế, kinh tế đối ngoại.

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để hỗ trợ các cơng ty đầu tư ra nước ngồi

Để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc được giao nhiệm vụ:

Cung cấp thông tin cho các tổ chức trong nước (cơ quan xúc tiến đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp,…) về môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu tư,

cơ sở hạ tầng , nếp sống văn hóa, hoạt động tài chính để giúp cho các doanh nghiệp chưa cần đầu tư ra nước ngoài cũng có thể nhận thức rõ ràng thị trường mà mình

cần hướng tới.

Xây dựng các cẩm nang, chỉ dẫn về thị trường. Hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước gặp gỡ đối tác, gặp gỡ với các cơ quan nhà

Liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại giúp các doanh nghiệp đầu

tư ra nước ngoài tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến thủ tục và

triển khai dự án đầu tư.

Công khai khên thưởng các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài làm tốt cng6 tác hỗ trợ đầu tư và thâm nhập thị trường.

Phát triển đầu tư ra nước ngoài kèm theo chính sách di dân

Trung Quốc chiếm 20% dân số toàn cầu, nhưng đất canh tác chỉ là 7%, với thực

trang đất chật người đơng nên Trung Quốc có chính sách phát triển đầu tư ra nước

ngồi sử dụng nhân cơng Trung Quốc.

Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư ra nước ngoài

Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung Quốc về tài chính đã giúp cho các doanh nghiệp

tăng tiềm lực trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Riêng ở Châu Phi, Trung Quốc

trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài số 1.

1.6.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một nước đất hẹp, người đông, tài nguyên nghèo nàn, nhưng gần 40

năm qua, Nhật Bản là cường quốc số hai trên thế giới, có nhiều nguyên nhân để nước này đạt được vị trí trên, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nhật Bản đầu tư trực tiếp nhiều vào các nước Hoa Kỳ, EU, Trung

Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,…Riêng tại Việt Nam, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ ba với trên 1000 dự án đang hoạt động. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản nổi bật với bốn đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một chiến lược chủ yếu trong hoạt

động kinh tế đối ngoại.

Thứ hai, Chính phủ Nhật hỗ trợ các nước tiếp nhận đầu tư cải thiện môi trường

đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh

Thứ ba, khuyến khích hỗ trợ các nhà kinh doanh Nhật Bản thành lập hiệp hội ở

nước ngoài.

Thứ bốn, Chính phủ Nhật hoạch định chính sách kinh tế trong nước gắn với hoạt

động đầu tư ra nước ngoài.

1.6.3. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước ASEAN

Nửa thế kỷ trước, các nước ASEAN là những nước nghèo, đều từng là nước thuộc địa. Thời kỳ ban đầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, các nước ASEAN áp dụng chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Và thời kỳ tiếp theo, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, các nước ASEAN đều chủ trương phát triển đầu tư ra nước ngoài, coi đây là xu hướng tất yếu để tham gia vào q trình tồn cầu hóa. Một số kinh nghiệm rút ra:

Thứ nhất, xây dựng mơi trường kinh doanh thuận lợi mang tính cạnh tranh cao

để thu hút các tập đoàn kinh tế đến đầu tư và để từ đây sẽ tổ chức đầu tư đi các nước

trong khu vực. Đây là kinh nghiệm của Singapore: trong 20 năm trở lại đây

Singapore tuy là nước nhỏ về diện tíc, người khơng đơng, hầu như khơng có tài ngun, nhưng với quyết tâm xây dựng môi trường kinh doanh tốt đã thu hút trên

10.000 công ty trên thế giới đến lập trụ sở và từ đây có hàng vạn dự án đầu tư ra

nước ngoài.

Thứ hai, thành lập hội đồng xúc tiến đầu tư ra nước ngồi, ví dụ như Singapore thành lập hội đồng phát triển kinh tế, Thái Lan có hội dồng xúc tiến đầu tư ra nước

ngồi, Malaysia có cơ quan khuyến khích đầu tư ra nước ngồi.

Thứ ba, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đầu tư ra nước

ngoài. Như chính phủ Singapore đã từng nêu: Chính phủ cần tạo điều kiện để các

doanh nghiệp Singapore đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo chiếc bánh thứ hai cho nền kinh tế Singapore. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã xây dựng chng trình

“con đường quốc tế hóa” để hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đầu tư ra nước ngồi. Với chường trình này, các cơng ty đầu tư ra nước ngồi

được vay một phần vốn ưu đãi, được tài trợ đến 70% chi phí thuê chuyên viên tư

vấn có uy tín để phát triển đầu tư ở nước ngồi.

Thứ tư, tích cực sử dụng nhà quản trị của địa phương nơi đến của vốn đầu tư nhằm giảm chi phí nguồn nhân lực và tiếp cận nhanh hơn với môi trường đầu tư mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một phương thức kinh doanh quốc tế quan

trọng đưa nền kinh tế của một nước thâm nhập sâu vào thị trường thế giới và trở

thành xu hướng trong q trình tồn cầu hóa về kinh tế.

Đầu tư ra nước ngoài chẳng những giúp cho các nước giàu có mà cịn giúp cho các nước đang phát triển với tư cách là nhà đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao trình độ cơng nghệ và năng lực cạnh tranh, phân tán rủi ro về kinh tế, né tránh được rào cản thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp gây khó khăn cho q trình thâm nhập dưới hình thức xuất khẩu.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hoạt động

đầu tư ra nước ngoài là xu hướng và là phương pháp giúp chúng ta phát triển nhanh,

mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của quá trình tồn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng. Để hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực này, nước ta đã, đang hồn thiện cơ chế chính sách đầu tư ra nước ngồi.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)