Nước nhận đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀ

2.2.3. Nước nhận đầu tư

Tính đến 31/12/2009, Việt Nam đã đầu tư sang hơn 32 quốc gia và vùng lãnh

thổ, trong đó chủ yếu tập trung ở Châu Á với 336 dự án (chiếm 71,2% tổng số dự án). Irắc là nước có giá trị đầu tư lớn nhất với một dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp dầu khí trị giá 100 triệu USD, tiếp đến là Lào, Nga, Angieri, Campuchia,…. Nếu xếp theo số dự án thì nước có số dự án nhiều nhất là Lào, Hoa Kỳ, Campuchia, Singapore.

Bảng 2.6. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác chủ yếu (số liệu

tính đến 31/12/2009)

Nước tiếp nhận Số dự án Tổng vốn đầu tư

(triệu USD)

Lào 178 3562,8

Nga 17 945,3 Malaysia 7 812,4 Algeria 1 243 Hoa Kỳ 57 235,7 Cuba 2 125,5 Australia 11 108,1 Irắc 1 100 Iran 1 82 Singapore 28 47,3 Indonesia 3 46,1 Cameroon 2 43 Pêru 1 27,8 Congo 1 15,3 Hongkong 10 13,7 Đức 7 12 Thái Lan 5 11,7 Trung Quốc 8 11,2 Ba Lan 3 8,2 Hà Lan 1 5,6 Ukraina 5 5,1 Cayman 2 4 Angola 5 3,7 Tajikistan 2 3,5 Hàn Quốc 11 3,3 Nhật Bản 10 2,9 Cộng hòa Séc 3 2,7

Myanmar 1 2,4

Anh 2 1,8

Belarus 1 1,6

Đài Loan 5 1,6

Tổng 472 7723,9

Nguồn: Niêm giám thống kê 2009 – Tổng Cục thống kê

2.2.3.1. Lào

Hợp tác về kinh tế và đầu tư giữa Lào và Việt Nam ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong những năm gần đây, mối quan hệ này ngày càng

được củng cố thông qua số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Lào tăng đều qua các năm.

Việt Nam bắt đầu đầu tư sang Lào từ năm 1993 với một dự án khai thác và chế biến thiếc – đây là loại khống sản có trữ lượng lớn tại Lào.

Trong 5 năm gần đây, cùng với tiến trình hội nhập, số lượng và giá trị đầu tư

vào Lào ngày càng nhiều. Tính đến năm 2009, Lào là thị trường thu hút nhiều dự án

nhất của Việt Nam với 178 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 3562,8 triệu USD, chiếm

tương ứng 38% số dự án và 46% tổng vốn đầu tư.

Ở giai đoạn trước năm 2005, vốn đăng ký bình quân mỗi dự án của các doanh

nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào khoảng 600.000 USD/dự án. Năm 2005, vốn đăng ký bình quân 1 dự án đầu tư tại Lào khoảng 22,8 triệu USD. Năm năm (2005-2009) vốn đầu tư FDI của Việt Nam mạnh vào Lào nên bình qn quy mơ vốn đăng ký một dự án của cả giai đoạn lên gần 20,1 triệu USD.

Trong số các dự án đầu tư vào Lào, có thể thấy lĩnh vực đầu tư được tập trung nhiều nhất là nông lâm nghiệp với các ngành chế biến gỗ, giấy, cao su, tiếp theo là lĩnh vực xây dựng, vật liệu… Đây là những lĩnh vực đầu tư được quan tâm nhiều nhất, chiếm gần 50% số dự án đầu tư. Việc lựa chọn những lĩnh vực đầu tư này, chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến những ngành cần nhiều lao động ,

cũng như nguồn tài nguyên phong phú của Lào. Đây được xem là hướng đi phù hợp vì thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh để đầu tư vào những dự án đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao, trong khi đó điều kiện tự nhiên của Lào cho phép doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào ngành nông nghiệp. Trong số các dự án trồng cây công nghiệp, chúng ta phải kể đến dự án trồng 10.000 ha cao su của Tổng Công ty Cao su Việt Nam tại tỉnh Champasak với vốn đầu tư 30 triệu USD. Dự án này

được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần và bắt đầu triển khai từ năm 2005, theo đó Việt Nam thuê đất của Lào trong 50 năm và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động hai nước.

Ngồi lĩnh vực trồng cây cơng nghiệp, các dự án do Việt Nam đầu tư tại Lào còn tập trung vào những lĩnh vực mà Lào có thế mạnh, Việt Nam có kỹ thuật, cơng nghệ

như thủy điện, thăm dị khai thác khống sản như thủy điện Xêkaman 3 (có vốn đầu tư khoảng 270 triệu USD theo hình thức BOT, dự án này sẽ tạo việc làm cho 35.000 lao động Việt Nam làm việc thường xuyên tại Lào trong vòng 4 năm).

Ngoài các lĩnh vực đầu tư kể trên, các doanh nghiệp đầu tư của Việt Nam còn tập trung vào lĩnh vực thương mại như các dự án hợp tác kinh doanh siêu thị hay

trung tâm thương mại như Pawcsxe, Savinh,… bắt đầu triển khai năm 2003 và hiện nay đang hoạt động hiệu quả. Những dư án này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán trao đổi giữa hai nước đặc biệt là người dân sinh sống khu vực biên

giới, góp phần nâng cao mức sống cho người dân ở khu vực này.

* Nguyên nhân gia tăng tốc độ đầu tư vào Lào: Nguyên nhân khách quan:

Theo xu thế chung, cả hai nước Việt Nam và Lào ngày càng hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu thu hút vốn đầu tư và nhu cầu đầu tư ra nước ngoài

được xem như là một hình thức thâm nhập thị trường tăng mạnh.

Nhiều nước như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ cho Lào hưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP); hàng hóa có xuất xứ từ Lào bị đánh thuế đặc biệt thấp cũng tạo ra

kích thích đầu tư vào Lào để được hưởng những ưu đãi này khi xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển.

Nước Lào liền kề lãnh thổ Việt Nam, lại có nhiều lợi thế về tài nguyên, đất,

rừng, nước,… có thể khai thác.

Nguyên nhân chủ quan:

Việt Nam và Lào ký nhiều thỏa thuận hợp tác song phương đặt trên nguyên tắc quan hệ thân thiết đặc biệt.

Cả hai nước đều hồn thiện cơ chế chính sách đầu tư: Lào hồn thiện chính sách thu hút vốn FDI, cịn Việt Nam hoàn thiện cơ chế đầu tư ra nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng của Lào: đường xá, cầu cống, hệ thống điện… tạo môi trường

kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư Việt Nam.

Các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như tư nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh có tích lũy vốn, có kinh nghiệm thâm nhập thị trường.

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín,… đã mở Ngân hàng Liên Doanh, công ty bảo hiểm tại Lào tạo nguồn cung ứng vốn cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Tuy có nhiều yếu tố hỗ trợ, nhưng đầu tư của Việt Nam tại Lào vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việt Nam đã từng là nước dẫn đầu trong danh sách các quốc

gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào (năm 2005), thì năm 2006 đã tụt xuống hàng

thứ ba sau Trung Quốc và Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải cạnh tranh nhiều hơn để giành vị trí dẫn đầu.

2.2.3.2. Camphuchia

Việt Nam bắt đầu đầu tư sang Camphuchia từ năm 1999. Số dự án và vốn đầu tư của Việt Nam sang thị trường này tăng đều qua các năm. Đến năm 2009, Việt Nam có 53 dự án đầu tư trực tiếp sang Campuhia, tổng vốn đầu tư đạt 642.094.830 USD, chiếm 9,96% tổng vốn đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia

chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng như xây dựng dân dụng, cầu đường, sản xuất thực phẩm, giao thông vận tải.

Trong số các dự án đầu tư sang Campuchia, dự án đáng chú ý nhất của Tổng Công ty Viễn Thông Quân Đội (Viettel) được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tại Campuchia (Viettel Cambodia Pte Ltd). Dự án này kéo dài trong

20 năm với tổng vốn đầu tư là 1.060.366 USD, nhằm thiết lập và khai thác mạng

viễn thông sử dụng công nghệ VoIP cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài đi và

đến ở Campuchia, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Với dự án này, Viettel

trở thành công ty viễn thông đầu tiên khai thác và cung cấp dịch vụ ở thị trường

nước ngoài. Đây là một quyết định khá táo bạo, chứng tỏ Viettel không hành động theo tư duy truyền thống “làm xong việc này rồi mới đến việc khác” mà có thể đưa

ra những quyết định đột phá khi phát hiện thời cơ kinh doanh.

Tuy là một nước nghèo nhưng Campuchia có thị trường xuất khẩu rộng lớn do

nước này đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2004, điều này có

nghĩa là hàng hóa có xuất xứ từ Campuchia sẽ được miễn hoặc hưởng ưu đãi thuế từ các thành viên khác của WTO. Bằng hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam hồn tồn có thể tận dụng lợi thế này thơng qua việc xuất hàng hóa sang một nước thứ ba. Hơn nữa, Campuchia chỉ có một Luật đầu tư chung dành cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nên Việt Nam dễ dàng tìm hiểu và thi hành các quy định của luật. Đồng thời, luật đầu tư

chung chứng tỏ khơng có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư

nước ngoài.

Ngoài ra, các mối quan hệ hợp tác sâu sắc về chính trị, kinh tế giữa hai nước giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng đầu tư sang Campuchia và thực tế hoạt động

2.2.3.3. Trung Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu đầu tư vào Trung Quốc từ năm 1992, đến năm 2009, Việt Nam đã đầu tư sang Trung Quốc (tính cả Hồng Kơng và Đài Loan) là 23 dự án, tổng vốn đầu tư là 25.436.416 chiếm 0,4% tổng vốn đầu tư. So với số vốn

nước ngồi chảy vào Trung Quốc thì vốn đầu tư của Việt Nam còn khá nhỏ, nhưng xét trên phương diện số vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam thì đây lại là con số

lớn. Trong số 23 dự án đầu tư thì Trung Quốc có 8 dự án với tổng vốn đầu tư là 11.203.650 USD, Hồng Kơng có 10 dự án, tổng vốn đầu tư là 12.698.099 USD.

Hầu hết các các dự án đầu tư của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu vào lĩnh vực địch vụ mà cụ thể là dịch vụ xuất nhập khẩu, chế tạo, nhà hàng,…với vốn đầu

tư đăng ký bình quân đạt 1.105.931 USD/dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)