Đặc điểm các doanh nghiệp ngành CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa năng lực học tập của tổ chức và sự hài lòng đối với công việc của người lao động, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4 Đề xuất mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực học tập của tổ chức

2.4.1 Đặc điểm các doanh nghiệp ngành CNTT

Ngành CNTT được chia thành ba lĩnh vực chính: phần cứng – điện tử, phần

mềm và dịch vụ CNTT. Ngành CNTT là một ngành khá đặc thù và cơng nghệ có

nhiều đặc điểm khác biệt với các ngành khác.

Thứ nhất, ngành CNTT rất ít quốc gia mạnh toàn diện cả phần cứng – điện tử, phần mềm và dịch vụ CNTT. Mỗi sản phẩm tham gia đều có sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều quốc gia. Cụ thể trong lĩnh vực phần cứng – điện tử, các công ty

đa quốc gia với thương hiệu mạnh sẽ đặt hàng linh kiện từ các công khác hoặc tự

sản xuất và lắp ráp tại một nước thứ ba. Công nghệ cao trong mỗi linh kiện thường

do công ty đa quốc gia làm chủ và liên doanh hoặc đặt nhà máy 100% vốn đầu tư

nước ngoài để sản xuất tại nước thứ ba. Những quốc gia đang phát triển thường

thực hiện lắp ráp và/hoặc sản xuất các sản phẩm công nghệ thấp. Trong lĩnh vực phần mềm, các sản phẩm phần mềm làm gia công theo hợp đồng, các sản phẩm nhỏ doanh nghiệp có thể tự sản xuất. Sự thừa hưởng, học hỏi của những sản phẩm có

trước là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là việc phát triển sản phẩm có mã nguồn mở.

Trong lĩnh vực dịch vụ, không chỉ tồn tại một công ty sản xuất nội dung số chuyên biệt mà cần có sự phối hợp với phần cứng lưu trữ, sản phẩm đầu cuối, đường truyền….Với sự phát triển không ngừng của mạng internet thì biên giới quốc gia với lĩnh vực nội dung số ngày càng bị xóa nhịa (Bùi Huy Bình, 2010).

23

Thứ hai, ngành CNTT có mức độ phát triển và đổi mới rất nhanh. Các sản phẩm CNTT có mức độ phát triển rất nhanh, sản phẩm mới liên tục ra đời làm cho cơng nghệ nhanh chóng trở nên lạc hậu (Bùi Huy Bình, 2010).

Thứ ba, các sản phẩm phần mềm rất dễ bị sao chép. Mặc dù việc sản xuất ra các sản phẩm phần mềm là khá phức tạp, hàm lượng tri thức của sản phẩm là rất cao, tốn rất nhiều chi phí cho R&D nhưng việc sao chép sản phẩm tương tự rất dễ dàng. Loại trừ một số phần mềm đi kèm với phần cứng còn các sản phẩm được cung cấp cho người tiêu dùng dưới dạng CD-Rom hoặc online đều bị sao chép (Bùi Huy Bình, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa năng lực học tập của tổ chức và sự hài lòng đối với công việc của người lao động, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)