Ký hiệu mã hóa Biến quan sát
JOB1 Anh/chị có cơ hội để cải thiện những kỹ năng hiện có cũng
như học hỏi, phát triển những kỹ năng mới phù hợp với công việc của anh/chị
JOB2 Anh/chị cảm thấy hài lòng về mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên
JOB3 Anh/chị nhận thấy rằng ý kiến của anh/chị được tôn trọng tại
nơi làm việc
JOB4 Anh/chị cảm thấy hài lòng đối với những thành tích đạt được trong cơng việc
JOB5 Nói chung, anh/chị thích làm việc ở tổ chức của anh/chị
JOB6 Về mặt tổng thể, anh/chị cảm thấy hài lòng đối với công việc hiện tại
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính
3.3 Nghiên cứu định lượng 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: người lao động hiện đang làm việc ở các doanh nghiệp CNTT
37
Kích thước mẫu:
Theo Tabachnick và Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất,
kích thước mẫu phải đảm bảo theo cơng thức N ≥ 50 + 8*n = 90 quan sát (trong đó,
n: số biến độc lập của mơ hình, n = 5 biến độc lập).
Theo Hair và cộng sự (1998) để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với ít nhất 5 quan sát trên một biến quan sát nên cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (x là tổng số biến quan sát) và cỡ mẫu khơng nên ít hơn 100.
Như vậy, trong nghiên cứu này cỡ mẫu cần thiết để phân tích nhân tố và phân
tích hồi quy bội là N ≥ max (135, 90). Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy của dữ
liệu và có thể loại bỏ những bảng câu hỏi trả lời không hợp lệ nên tác giả chọn kích
thước mẫu hơn gấp đôi so với yêu cầu.
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế theo 3 bước sau:
Bước 1: Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các thành phần và thuộc tính đo
lường sau khi nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với
5 mức độ từ “hồn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” để đánh giá mức độ
đồng ý/không đồng ý của đối tượng khảo sát.