Thang đo chấp nhận rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa năng lực học tập của tổ chức và sự hài lòng đối với công việc của người lao động, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Ký hiệu mã hóa Biến quan sát

RISK1 Anh/chị được khuyến khích chấp nhận những thử thách tại tổ chức anh/chị đang làm việc

RISK2 Anh/chị được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực chưa biết RISK3 Nhà quản lý tin rằng anh/chị có thể rút kinh nghiệm từ những

sai sót của mình

RISK4 Nhà quản lý có thể bỏ qua những thiếu sót của anh/chị trong lần đầu tiên anh/chị học kỹ năng hay nhiệm vụ mới

RISK5 Nhà quản lý xem những vấn đề mới, thách thức trong công việc như một cơ hội để phát triển kỹ năng của anh/chị

34

Thang đo tương tác với mơi trường bên ngồi tổ chức: được kế thừa từ thang đo

của Chiva và Alegre (2009) và Goh và Richards (1997).

Kết quả thảo luận có điều chỉnh biến quan sát nhằm diễn giải cho rõ nghĩa

hơn:

- “Tổ chức có hệ thống, quy trình tiếp nhận, thu thập, chia sẻ thông tin từ

môi trường bên ngồi” thành “Tổ chức có quy trình tiếp nhận, thu thập,

chia sẻ thông tin đang diễn ra từ mơi trường bên ngồi tổ chức”.

- “Quy trình của tổ chức cho phép anh/chị được học tập thành công từ

những tổ chức khác” thành “Quy trình của tổ chức tạo điều kiện cho anh/chị được học hỏi thành công từ những tổ chức khác”.

Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo tương tác với mơi trường bên ngoài tổ chức gồm bốn biến quan sát và được ký hiệu mã hóa như sau:

Bảng 3.3: Thang đo tương tác với mơi trường bên ngồi tổ chức

Ký hiệu mã hóa Biến quan sát

ENV1 Như một phần của công việc, anh/chị được thu thập, báo cáo

thơng tin về những gì đang diễn ra bên ngồi tổ chức

ENV2 Tổ chức có quy trình tiếp nhận, thu thập, chia sẻ thông tin

đang diễn ra từ mơi trường bên ngồi tổ chức

ENV3 Anh/chị được khuyến khích tương tác với mơi trường bên

ngồi: đối thủ, khách hàng, trường đại học, nhà cung cấp....

ENV4 Quy trình của tổ chức tạo điều kiện cho anh/chị được học hỏi thành công từ những tổ chức khác

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính

Thang đo đối thoại giữa các thành viên trong tổ chức: được kế thừa từ thang đo

của Chiva và Alegre (2009).

Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo gồm bốn biến quan và được ký hiệu mã hóa như sau:

35

Bảng 3.4: Thang đo đối thoại giữa các thành viên trong tổ chức

Ký hiệu mã hóa Biến quan sát

DIA1 Anh/chị được khuyến khích giao tiếp với các thành viên khác trong tổ chức

DIA2 Việc giao tiếp được tự do, cởi mở trong nhóm làm việc của anh/chị

DIA3 Nhà quản lý tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức với nhau

DIA4 Nhiều cá nhân với các chuyên môn khác nhau cùng làm việc trong một nhóm là một thực tế phổ biến tại tổ chức của anh/chị

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính

Thang đo người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định: được kế thừa từ

thang đo của Chiva và Alegre (2009).

Kết quả thảo luận có điều chỉnh biến quan sát nhằm diễn giải cho rõ nghĩa

hơn:

- “Các nhà quản lý trong tổ chức thường để anh/chị tham gia vào những

quyết định quan trọng” thành “Các nhà quản lý trong tổ chức thường tạo

điều kiện để anh/chị tham gia vào những quyết định quan trọng của tổ

chức”.

Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo gồm ba biến quan sát và được ký hiệu mã hóa như sau:

Bảng 3.5: Thang đo người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định

Ký hiệu mã hóa Biến quan sát

PAR1 Các nhà quản lý trong tổ chức thường tạo điều kiện để anh/chị tham gia vào những quyết định quan trọng của tổ chức

PAR2 Các chính sách trong tổ chức thường bị ảnh hưởng đáng kể bởi

quan điểm của anh/chị

PAR3 Anh/chị cảm thấy được tham gia vào các quyết định quan trọng của tổ chức

36

Thang đo sự hài lòng đối với công việc: được kế thừa từ thang đo của Chiva và

Alegre (2009), Di Xie (2005) và Razali và cộng sự (2013).

Kết quả thảo luận có sự điều chỉnh biến quan sát “Anh/chị có cơ hội phát triển

những cách thức làm việc mới, tốt hơn đối với anh/chị” chưa được rõ ràng nên cần

diễn đạt cho rõ nghĩa hơn bằng “Anh/chị có cơ hội để cải thiện những kỹ năng hiện

có cũng như học hỏi, phát triển những kỹ năng mới phù hợp với công việc của anh/chị”.

Do đó, sau khi nghiên cứu định tính thang đo sự hài lịng đối với cơng việc

gồm sáu biến quan sát và được ký hiệu mã hóa như sau:

Bảng 3.6: Thang đo sự hài lịng đối với cơng việc

Ký hiệu mã hóa Biến quan sát

JOB1 Anh/chị có cơ hội để cải thiện những kỹ năng hiện có cũng

như học hỏi, phát triển những kỹ năng mới phù hợp với công việc của anh/chị

JOB2 Anh/chị cảm thấy hài lòng về mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên

JOB3 Anh/chị nhận thấy rằng ý kiến của anh/chị được tôn trọng tại

nơi làm việc

JOB4 Anh/chị cảm thấy hài lòng đối với những thành tích đạt được trong cơng việc

JOB5 Nói chung, anh/chị thích làm việc ở tổ chức của anh/chị

JOB6 Về mặt tổng thể, anh/chị cảm thấy hài lịng đối với cơng việc hiện tại

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính

3.3 Nghiên cứu định lượng 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: người lao động hiện đang làm việc ở các doanh nghiệp CNTT

37

Kích thước mẫu:

Theo Tabachnick và Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất,

kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức N ≥ 50 + 8*n = 90 quan sát (trong đó,

n: số biến độc lập của mơ hình, n = 5 biến độc lập).

Theo Hair và cộng sự (1998) để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với ít nhất 5 quan sát trên một biến quan sát nên cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (x là tổng số biến quan sát) và cỡ mẫu khơng nên ít hơn 100.

Như vậy, trong nghiên cứu này cỡ mẫu cần thiết để phân tích nhân tố và phân

tích hồi quy bội là N ≥ max (135, 90). Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy của dữ

liệu và có thể loại bỏ những bảng câu hỏi trả lời không hợp lệ nên tác giả chọn kích

thước mẫu hơn gấp đơi so với u cầu.

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế theo 3 bước sau:

Bước 1: Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các thành phần và thuộc tính đo

lường sau khi nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với

5 mức độ từ “hồn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” để đánh giá mức độ

đồng ý/không đồng ý của đối tượng khảo sát.

Bảng 3.7: Bảng thang đo Likert 5 điểm

Hoàn tồn

khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với

khoảng 20 đối tượng khảo sát để đánh giá sơ bộ thang đo và điều chỉnh câu từ cho phù hợp với nội dung nghiên cứu cũng như phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam để

đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu và trả lời đúng với mục đích của bài nghiên

38

Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành

bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm 27 biến quan sát, chia thành 2 phần:

Phần 1: Các câu hỏi nhằm thu thập sự đánh giá của người lao động đối với các thành phần của năng lực học tập của tổ chức và sự hài lịng đối với cơng việc. (27 câu hỏi)

Phần 2: Các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát để phân loại và phân tích dữ liệu về sau. (4 câu hỏi)

3.3.3 Thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu, tác giả phát trực tiếp bảng câu hỏi kết hợp với gửi qua email đến người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp CNTT tại TP. HCM.

Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, phi sác xuất. Thông tin về mẫu thu thập: Có 300 bảng câu hỏi được phát đi (bao gồm trực tiếp 210 bảng câu hỏi và 90 bảng câu hỏi thu thập được qua Google Docs). Sau khi sàng lọc, loại bỏ các kết quả trả lời không hợp lệ (bỏ trống nhiều câu hoặc trả lời giống nhau từ

đầu tới cuối), thu được 287 phiếu hợp lệ (đạt tỉ lệ 95.67%).

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu được dùng trong nghiên cứu bao gồm: phân

tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy.

Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0:

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha: để loại bỏ các biến không phù hợp. Các

biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 được xem xét để loại khỏi thang đo.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): nhằm mục đích kiểm tra và xác định các

nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu từ kết quả phân tích Cronbach’s Alpha để tạo ra các biến mới từ các biến đã cho phù hợp với mẫu xem xét. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Các tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá

39

(EFA) như sau: các biến có hệ tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 đều bị loại.

Phân tích nhân tố được lựa chọn là phương pháp Principal Component Analysis, với phép xoay nhân tố giữ nguyên góc các nhân tố chính Varimax.

Phân tích hồi quy: phương pháp hồi quy tuyến tính phân tích mối quan hệ giữa

một hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng và là phương pháp

được sử dụng phổ biến để kiểm định giả thuyết khoa học. Đối với trường hợp nhiều

biến độc lập tác động vào một biến phụ thuộc như trong nghiên cứu này, mơ hình hồi quy được sử dụng là hồi quy bội (MLR). Nội dung của phương pháp này bao gồm: (1) Ước lượng và kiểm định các hệ số hồi quy; (2) Đánh giá sự phù hợp của mơ hình; (3) Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Phát triển thang đo nháp 1 từ cơ

sở lý thuyết thơng qua nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh thành thang đo chính cho phù hợp hơn bối cảnh Việt Nam đến việc khảo sát chính thức. Đồng thời trong

chương này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát là người lao động làm việc tại các

doanh nghiệp CNTT ở TP. HCM với cỡ mẫu là 287 người, các giai đoạn thiết kế

40

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 tập trung xử lý dữ liệu đã được thu thập và lần lượt thực hiện các

phân tích gồm có: thống kê mô tả mẫu, đánh giá thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy bội.

4.1 Thống kê mô tả mẫu

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 200 69.69 Nữ 87 30.31 Cộng 287 100.00 Tuổi ≤ 26 tuổi 79 27.53 26 tuổi – 35 tuổi 139 48.43 36 tuổi – 45 tuổi 69 24.04 ≥ 45 tuổi 0 0 Cộng 287 100.00 Trình độ học vấn Sau đại học 49 17.07 Đại học 167 58.19 Cao đẳng 57 19.86 Khác 14 4.88 Cộng 287 100.00 Loại hình các doanh nghiệp CNTT Doanh nghiệp phần cứng 81 28.22 Doanh nghiệp phần mềm 141 49.13 Doanh nghiệp dịch vụ CNTT 65 22.65 Cộng 287 100.00

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả thống kê mơ tả mẫu (bảng 4.1) sử dụng để phân tích nghiên cứu như sau:

41

Về giới tính: trong mẫu 287 người khảo sát có 200 nam (69.69%) và 87 nữ

(30.31%)

Về độ tuổi: có 79 người ở độ tuổi nhỏ hơn 26 tuổi chiếm tỷ lệ 27.53%, từ 26

tuổi – 35 tuổi có 139 người chiếm 48.43%, từ 36 tuổi – 45 tuổi có 69 người chiếm tỷ lệ 24.04%.

Về trình độ học vấn: có 49 người có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 17.07%,

167 người ở trình độ đại học chiếm 58.19%, trình độ cao đẳng có 57 người chiếm

19.86% và trình độ khác 14 người chiếm 4.88%.

Về các loại hình doanh nghiệp CNTT: có 81 người làm việc tại các doanh

nghiệp phần cứng chiếm tỷ lệ 28.22%, 141 người làm việc tại các doanh nghiệp phần mềm chiếm tỷ lệ 49.13% và các doanh nghiệp dịch vụ CNTT là 65 người chiếm tỷ lệ 22.65%.

4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy tất cả các thang đo đều được chấp nhận vì có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.60 (thấp nhất là thang đo người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định có Cronbach’s Alpha = 0.748) và tất cả các biến quan sát đều có

tương quan biến tổng > 0.30 (nhỏ nhất là biến PAR2 có tương quan biến tổng là

0.481). Mặc dù, thang đo người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định khi loại biến PAR2 thì hệ số Cronbach’s Alpha tăng từ 0.748 lên 0.765 nhưng xét về

mặt ý nghĩa thì biến PAR2 khơng vi phạm giá trị nội dung của thang đo và mức

tăng của Cronbach’s Alpha cũng không đáng kể nên không loại hai biến PAR2. Vì

vậy tất cả các thành phần thang đo trong mơ hình nghiên cứu và 27 biến quan sát

điều thỏa điều kiện, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

42

Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha các thang đo Biến Biến

quan sát

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Thử nghiệm những ý tưởng mới: Cronbach’s Alpha = 0.853

EXP1 14.12 7.902 0.702 0.813 EXP2 14.39 7.945 0.729 0.807 EXP3 14.32 7.994 0.706 0.812 EXP4 14.31 8.188 0.569 0.852 EXP5 14.43 8.819 0.646 0.830

Chấp nhận rủi ro: Cronbach’s Alpha = 0.859

RISK1 13.87 7.493 0.677 0.829 RISK2 14.02 7.563 0.636 0.840 RISK3 13.80 7.871 0.669 0.831 RISK4 13.87 7.544 0.674 0.830 RISK5 13.87 7.595 0.725 0.817

Tương tác với mơi trường bên ngồi tổ chức: Cronbach’s Alpha = 0.787

ENV1 9.28 4.333 0.577 0.745 ENV2 9.11 4.445 0.531 0.766 ENV3 9.27 3.449 0.679 0.691 ENV4 9.14 4.083 0.608 0.729

Đối thoại giữa các thành viên trong tổ chức: Cronbach’s Alpha = 0.848

DIA1 11.07 5.957 0.594 0.848 DIA2 11.13 5.507 0.763 0.773 DIA3 11.14 5.824 0.711 0.797 DIA4 11.16 5.956 0.685 0.808

Người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định: Cronbach’s Alpha =

0.748

PAR1 5.44 1.758 0.644 0.579 PAR2 5.50 2.286 0.481 0.765 PAR3 5.47 2.019 0.610 0.624

Sự hài lịng đối với cơng việc: Cronbach’s Alpha = 0.890

JOB1 16.34 12.624 0.630 0.883 JOB2 16.55 11.514 0.764 0.862 JOB3 16.56 13.484 0.613 0.885 JOB4 16.58 12.615 0.653 0.880 JOB5 16.47 11.655 0.833 0.851 JOB6 16.49 11.719 0.765 0.862

43

4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá các thành phần của thang đo năng lực học tập của tố chức tập của tố chức

Trước hết, để phân tích nhân tố khám phá ta kiểm tra một số điều kiện để sử

dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA):

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO 0.798 Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 2952.392

df 210

Sig. 0.000

Nguồn Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kiểm định Bartlett: giá trị p (Sig) = 0.000 < 0.05 do vậy các biến độc lập có quan hệ với nhau.

Kiểm định KMO: hệ số KMO = 0.798 > 0.5 đạt yêu cầu, thể hiện phần chung giữa các biến lớn.

Kết quả bảng 4.4 cho thấy tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp trích nhân tố Principal Components Analysis và phép quay Varimax có 21 biến quan sát được nhóm thành 5 nhân tố với tổng phương sai trích (TVE) 66.771% > 50% và các nhân tố đều có hệ số tải của các biến đạt yêu cầu (> 0.50).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa năng lực học tập của tổ chức và sự hài lòng đối với công việc của người lao động, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)