Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước, hiệu quả quản lý Nhà nước
1.3 Hiệu quả quản lý Nhà nước về ngành điện
1.3.2 Thước đo hiệu quả quản lý Nhà nước về dịch vụ điện
1.3.2.1 Công tác quản lý Nhà nước trong việc cấp điện cho khách hàng
Loại hình thứ nhất: Ngành điện thực hiện chức năng QLNN về cung cấp điện cho người sử dụng điện theo một định mức điện năng nhất định. Hoạt động này chỉ đơn thuần là phân phối điện từ nơi sản xuất đến người sử dụng điện một cách ổn định, liên tục với mức giá phù hợp. Với loại hình này người sử dụng điện không được sử dụng điện thoải mái mà phải tuân theo quy định về lượng điện tiêu thụ vì đây là thời kỳ nước ta đang còn trong chế độ bao cấp và còn nhiều thiếu thốn về nguồn cung ứng điện, lưới điện truyền tải, phân phối xuống cấp, thường xuyên xảy ra mất điện đột xuất, không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của người dân.
Chính vì vậy tại thời kỳ này khái niệm về dịch vụ điện chưa thể hiện rõ nét và người tiêu dùng chưa nhận được những quyền lợi thật sự.
Loại hình thứ hai: là loại hình đang áp dụng tại nước ta trong thời điểm hiện nay. Ngành điện là đơn vị cung ứng điện duy nhất tại thị trường điện Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ:
Đầu tiên là nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội để đảm bảo cung ứng điện một cách tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, an ninh năng lượng cho quốc gia và an sinh xã hội cho các đối tượng thuộc diện chính sách và có thu nhập thuộc hộ nghèo trong xã hội.
Tiếp theo là nhiệm vụ kinh doanh điện năng mang lại hiệu quả kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nộp đầy đủ ngân sách Nhà nước, đặc biệt là đảm bảo cung ứng các dịch vụ về điện để phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng điện. Hiện nay người tiêu dùng điện được sử dụng điện trong khả năng chi trả của mình, khơng cịn giới hạn lượng điện tiêu thụ và được hưởng các dịch vụ điện cụ thể như: thu tiền điện tại nhà, qua ngân hàng, các điểm thu tiền điện, thanh toán qua thẻ ATM, được thông báo khi mất điện, được tư vấn các thông tin về điện 24/7 qua trung tâm chăm sóc khách hàng.
Theo Quy định về quy trình cấp điện thì trình tự, thời gian, trách nhiệm thực hiện cấp điện từ lưới điện cao áp 110kV, 220kV và siêu cao áp 500kV cho khách hàng trong nước được thực hiện theo quy trình và cũng là thước đo đánh giá công tác cấp điện cho khách hàng tại các công ty điện lực.
1.3.2.2 Công tác quản lý Nhà nước thông qua chỉ số tiếp câ ̣n điê ̣n năng
Ngành điê ̣n ta ̣o điều kiê ̣n cho khách hàng mua điê ̣n mô ̣t cách dễ dàng từ nhà cung cấp hay còn go ̣i là chỉ số tiếp câ ̣n điê ̣n năng. Chỉ số này được ngân hàng Thế giới đánh giá trên 4 yếu tố: thời gian, đô ̣ tin câ ̣y cung cấp điê ̣n và minh ba ̣ch về giá, thủ tu ̣c, chi phí. Nhâ ̣n thấy tầm quan tro ̣ng, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện việc QLNN của mình với ngành điê ̣n thông qua quyết định số 3575/QĐ-BCT ngày 23/4/2014 và Thông tư 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ công thương đã quy định một số nội dung rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiê ̣n nhiều giải
pháp rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đồng thời nâng cao chỉ số tiếp câ ̣n điê ̣n năng, thực hiện ổn định về giá và sự ổn định trong cung cấp điê ̣n.
Quản lý Nhà nước thông qua chỉ số tiếp cận điện năng được Chính phủ, UBND cùng các sở ban ngành chỉ đạo hướng dẫn về thủ tục thực hiện, trình tự giải quyết thông qua các văn bản pháp luật, thông tin trên các trang thơng tin chính thống để khách hàng không mất nhiều thời gian tiếp cận.. Bên ca ̣nh đó ngành điê ̣n ln có hệ thống kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện cấp điện cho khách hàng tại các công ty Điện lực nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác QLNN thơng qua chỉ số tiếp cận điện năng.
Công tác QLNN thông qua chỉ số tiếp cận điện năng được các bộ ban ngành đặc biệt quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Do đó thời gian giải quyết tiếp cận điện năng tại các công ty Điện lực giảm sâu từ 42 ngày còn 18 làm việc (lưới điện 110 kV) và 30 ngày làm việc (lưới điện ≥ 220 kV).
Công tác QLNN đối với chỉ số tiếp cận điện năng còn thể hiện qua việc phối hợp với các cơ quan QLNN như Sở Công Thương, Sở quy hoạch – Kiến trúc, Sở Giao Thông, Sở Xây Dựng, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy…trong việc: xác minh, bổ sung quy hoạch, xác định vị trí cột/ trạm điện, hành lang lưới điện; cấp phép đào đường vỉa hè, thiết kế phòng cháy chữa cháy..
Theo văn bản số 2509/UBND-KT ngày 28/4/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố và văn bản số 4518/SCT-QLNL ngày 18/5/2017 của Sở công thương về hướng dẫn thực hiện thỏa thuận liên ngành về rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ liên quan đến xây dựng cơng trình trạm biến áp chung dùng trên địa bàn hành phố hay còn gọi là chỉ số tiếp cận điện năng.
Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng được Ngân hàng thế giới (WB) đưa vào đánh giá từ năm 2011 tại Báo cáo môi trường kinh doanh Doing Business 2012, tại giai đoạn 2011-2014 chỉ có 3 yếu tố được sử dụng để đánh giá chỉ số này là: số lượng thủ tục, thời gian, chi phí để hồn thành một cơng trình cấp điện đấu nối lưới điện trung áp. Từ năm 2015 tại Báo cáo Doing Business 2016, WB đã bổ sung thêm yếu tố Độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá,
Hình 1.1 Các yếu tố của chỉ số tiếp câ ̣n điê ̣n năng
(Nguồn: http://www.doingbusiness.org)
Tại Việt Nam, theo báo cáo báo cáo DB2014, chỉ số tiếp cận điện năng của nước ta ở vị trí 156. Theo sự chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19, thì các năm 2014, 2015, 2016, EVN đã thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến chỉ số tiếp cận điện năng với 2 mục tiêu:
Thực sự cải cách thủ tục hành chính, thời gian giải quyết để mang lại sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng điện.
Cải thiện chỉ số Tiếp cận điện năng để góp phần nâng cao và phát triển mơi trường kinh doanh của Việt Nam.
1.3.2.3 Công tác quản lý Nhà nước trong việc giảm tổn thất điện năng
Chính phủ ln quan tâm đến cơng tác giảm tổn thất điện năng của ngành điện do vậy ngày 8/9/2016 theo chỉ đạo Cục điều tiết Điện lực tại Hà Nội Tập đoàn điện lực Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về giảm tổn thất điện năng về việc EVN phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng từ 7,94% năm 2015 xuống cịn 6,5% năm 2020. Như vậy có thể thấy giảm tổn thất điện năng luôn được Nhà nước quan tâm và là mục tiêu kinh tế chính trị hàng đầu của ngành điện.
Tập đoàn điện lực Việt Nam đã đưa ra Chỉ thị số 1874/CT-EVN ngày 19/5/2015 về chỉ thị công tác quản lý kỹ thuật lưới điện năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành tốt chỉ tiêu tổn thất điện năng mà Chính phủ giao cho ngành điện.
Theo đó cơng văn số 52-CV/ĐU ngày 07/7/2015 của Đảng ủy Tổng công ty Điện lực TP.HCM về việc giao nhiệm vụ cho các Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020 cũng đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể về việc thực hiện đề án giảm tỷ lệ điện thực hiện để truyền tải và phân phối giai đoạn 2016-2020 cho EVNHCMC thực hiện.
Thước đo đánh giá hiệu quả công tác giảm tổn thất điện năng bao gồm: các chỉ số độ tin cậy lưới điện phân phối như MAIFI (chỉ số tần suất mất điện thoáng qua trung bình của hệ thống), SAIFI (chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống), SAIDI (chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống); tỷ lệ tổn thất điện năng; sự cố lưới điện.
1.3.2.4 Công tác quản lý Nhà nước thông qua quản lý thiết bị đo đếm
Công tác quản lý Nhà nước thông qua thiết bị đo đếm tại ngành điện được thể hiện qua việc các thiết bị đo đếm thuộc ngành điện được thực hiện theo Luật đo lường số 04/2011/QH13 quy định về hoạt động đo lường đối với mọi các nhân và tổ chức tham gia hoạt động đo lường tại Việt Nam.
Theo đó cơng tác QLNN thơng qua thiết bị đo đếm tại các Tổng công ty điện lực được Bộ Khoa học và Công nghệ quy định theo Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN ngày 26/9/2013, về việc các thiết bị đo đếm của các Tổng công ty điện lực được thực hiện kiểm định ban định kỳ và kiểm định sau khi các thiết bị đo đếm được sửa chữa theo đúng thời gian quy định.
Bên cạnh đó các Tổng cơng ty điện lực phải thực hiện lập và phê duyệt kế hoạch kiểm định định kỳ các thiết bị đo đếm đang vận hành trên hệ thống lưới điện theo đúng kế hoạch lắp đặt và sử dụng, đảm bảo không được lưu kho quá 03 tháng sau khi các thiết bị đo đếm đã qua kiểm định. Quy định này thực hiện theo Thông tư 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Công Thương là bộ ngành thực hiện công tác QLNN trực tiếp đối với ngành điện, chính vì thế hệ thống đo đếm, thu thập số liệu của ngành điện trong khâu phát điện, truyền tải và phân phối kinh doanh điện được Bộ Công Thương quy
công tơ đo đếm, hộp nối,các mạch chuyên dụng trong ngành điện phải được chống can thiệp bất hợp pháp bằng việc niêm phong kẹp chì, đăng ký số lượng, mã hiệu, được mã hóa bảo mật bằng mật khẩu để tránh sự can thiệp bên ngoài sau khi thu thập dữ liệu. Tất cả các công tác trên được giao cho cơ quan, cá nhân có quyền hạn và trách nhiệm quản lý, lưu trữ thông qua các biên bản bàn giao.
Theo quy định thước đo đánh giá việc thực hiện quản lý thiết bị đo đếm tại các CTĐL được quy định như sao:
- Việc thiết kế, lắp đặt thiết bị đo đếm thực hiện một các an toàn, bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước hoặc quốc tế.
- Thiết bị đo đếm được lắp đặt đúng vị trí theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm sự thuận lợi, an tồn và mỹ quan trong việc thu thập thơng số đo đếm. Các thiết bị đo đếm được lắp đặt cho khách hàng thuộc sự quản lý của khách hàng.
- Các CTĐL phải thực hiện công tác kiểm tra định kỳ thiết bị đo đếm được lắp cho khách hàng để đảm bảo an toàn kỹ thuật, kiểm tra sai số để kịp thời giải quyết sai sót, đảm bảo tính trung thực và minh bạch đối với các thiết bị đo đếm. Cụ thể kiểm tra 36 tháng/lần đối với công tơ 1 pha trực tiếp, công tơ 3 pha trên dưới 100kWh/tháng thì thực hiện đo đếm từ 6 đến 12 tháng/lần.
1.3.2.5 Công tác quản lý Nhà nước về giá điện và thu tiền điện
Nhà nước thực hiện công tác QLNN về giá điện thông qua việc quy định mức giá điện cho ngành điện. Theo đó cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được thực hiện theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định về giá điện giai đoạn 2014-2017 được thực hiện theo: Thông tư số 16/2014/TT-BCT, ngày 29/5/2014; Quyết đi ̣nh số 2256/QĐ-BCT, ngày 12/3/2015; Quyết đi ̣nh sớ 4495/QĐ-BCT, ngày 30/11/2017. Qua đó đã thấy được ngành điện chịu sự quản lý trực tiếp từ Nhà nước về giá bán điện cho khách hàng sử dụng điện và khơng thể dựa vào ngun tắc chi phí và doanh thu để quyết định giá điện.
Trong xu thế hội nhập quốc tế thì việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) là một xu thế tất yếu trong tất cả các hoạt động giao dịch trên thị trường. Nhận thấy tầm quan trọng, tiện ích của việc TTKDTM Nhà nước đã xây
dựng hành lang pháp lý để tăng cường hiệu quả quản lý trong hoạt động TTKDTM với Nghị Định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi thay thế một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM; Thông tư 39/2014/TT- NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn; Thơng tư 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 sửa đổi bổ sung một số thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh tốn nhằm triển khai có hiệu quả công tác TTKDTM đến người dân và các DN. Khơng nằm ngồi xu thế chung của đất nước, ngành điện đã và đang triển khai việc thanh toán tiền điện khơng dùng tiền mặt trên tồn hệ thớng các CTĐL trên toàn quốc với thủ tục đơn giản, thanh tốn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của khách hàng thơng qua hệ thống: trích nợ tự động tài khoản, thanh toán qua Internet banking/Mobile banking, thanh tốn tại phịng giao dịch các ngân hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, thanh tốn qua ví điện tử, thanh tốn tại phịng giao dịch khách hàng của các CTĐL. Việc triển khai việc thu tiền điện qua hệ thống ngân hàng mang lợi ích cho khách hàng về sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, giúp nâng cao năng suất lao động và tối ưu hóa nguồn nhân lực của ngành điện, đồng thời tăng cường sự quản lý của Nhà nước về tính minh bạch trong thu chi, chống thất thu thuế, tăng nguồn thu ngân sách. Từ những kết quả đạt được trên trong giai đoạn 2016-2012, ước tính 70% các đơn vị cấp điện, nước, viễn thông thực hiện thanh tốn hóa đơn của khách hàng bằng hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh tốn hiện đại phục vụ các khu vực nội và ngoại thành, vùng sâu vùng xa nhằm thúc đẩy tài chính tồn diện.
Theo quy định việc thực hiện thu tiền điện được đánh giá theo tiêu chuẩn sau:
- Thuận tiện cho khách hàng thanh tốn mọi lúc, mọi nơi với các hình thức thanh tốn đa dạng. Khuyến khích khách hàng thực hiện thanh tốn bằng các hình thức khơng dùng tiền mặt.
- Quản lý chặt chẽ hóa đơn, biên nhận thanh tốn, bảng kê, tiền mặt, chứng từ, ủy nhiệm chi, của khách hàng.
- Thực hiện thu tiền điện đúng và đủ theo hóa đơn, nộp đúng và đủ số tiền đã thu về cho đơn vị quản lý.
- Quản lý, kiểm tra giám sát, thu đúng hạn, giải quyết các thiếu sót kịp thời trong q trình thực hiện thanh tốn tiền điện cho khách hàng.
1.3.2.6 Công tác quản lý Nhà nước trong việc chăm sóc khách hàng, đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc giao các sở ban ngành tăng cường quản lý kiểm tra sự thực hiện hệ thống đánh giá hài lòng của tổ chức, người dân với DVKH tại các cơ quan, DNNN. Tích cực tuyên truyền đến các tổ chức, người dân tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ cung ứng tại các đơn vị hành chính và DNNN trên địa bàn để đạt mức độ hài lòng của khách hàng ngày càng cao. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Cơng thương EVN là DNNN đầu tiên thuê tư vấn độc lập khảo sát chấm điểm các DVKH theo phương pháp tiên tiến trên thế giới. Với hệ thống 900 phòng giao dịch khách hàng được hoàn thiện, 5 trung tâm chăm sóc khách hàng trên tồn quốc và có thể tra cứu thơng tin về lịch sử sử dụng điện, hóa