Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước, hiệu quả quản lý Nhà nước
2.2 Quản lý Nhà nước tại Tổng Công Ty Điện Lực Tp.Hcm đáp ứng mục tiêu phát
2.2.3 Công tác quản lý Nhà nước trong giảm tổn thất điện năng
Tổng công ty Điện lực TP.HCM xác định công tác giảm tổn thất điện năng trong phân phối điện là công tác quan trọng phải thực hiện liên tục để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà EVNHCMC đã đề ra. Tiến hành tập trung nâng cao khả năng phân phối, vận hành một cách tối ưu hệ thống điện, chống tổn thất bằng việc kiểm tra thay bảo trì cơng tơ điện, tăng cường kiểm ra giám sát chống lấy cắp điện và có sự phối hợp từ các khâu quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, đến quản lý kinh doanh. Theo thước đo thực hiện chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, có thể thấy kết quả thực hiện tổn thất điện năng theo cấp điện áp tại EVNHCMC từ 2011-2017 được ghi nhận như sau:
Bảng 2.3 Tổn thất điện năng của Tổng công ty Điện lực Tp. HCM theo cấp điện áp (%) giai đoa ̣n 2011-2017
Cấp điện áp
Tổn thất điện năng tại EVNHCMC theo cấp điện áp
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
0,4kV 6,16% 5,92% 4,91% 5,09% 4,66% 4,16% 3,72%
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM giai đoạn 2011-2017)
Trong 13 năm qua Tổng Công ty đã không ngừng phấn đấu để tỷ lệ tổn thất trung bình mỗi năm giảm dần. Theo bảng thống kê đã thất được tỷ lệ tổn thất điện năng theo cấp điện áp 0,4kV của EVNHCMC giảm dần theo các năm từ 6,16% năm 2011 xuống còn 3,72% năm 2017. Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm sâu theo từng năm cho thấy các công ty điện lực trực thuộc EVNHCMC đã thực hiện tốt việc QLNN trong việc hoàn thành đúng theo kế hoạch nâng cấp từ 15 lên 22kV trước 02 năm cho 114 tuyến dây từ tháng 07/2017 do EVNHCMC đề ra, kết thúc lộ trình nâng cấp điện áp cho toàn bộ 539/539 tuyến dây trung thế đã mang lại hiệu quả rất tích cực.
Chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống (SAIFI); chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống (SAIDI); chỉ số tần suất mất điện thống qua trung bình của hệ thống tại EVNHCM thực hiện từ năm 2015-2017 như sau:
Bảng 2.4 Chỉ số độ tin cậy lưới điện phân phối tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM thực hiện giai đoạn 2015-2017
Chỉ số độ tin cậy lưới điệnphân phối Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Thực hiện 2017 Năm 2016 so với năm 2015 Năm 2017 so với năm 2016 % Trị số % Trị số MAIFI (lần) 0,053 0,085 0,062 60% 0,032 -22,33% -0,02 SAIFI (lần) 6,72 5,11 3,02 -24% -1,61 -40,81% -2,09 SAIDI (phút) 720 514,37 232,31 -29% -206 -54,80% -281,69
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM giai đoạn 2015-2017)
Để đạt được các chỉ số độ tin cậy lưới điện phân phối đạt hiệu quả trong năm 2017, EVNHCM đã thực hiện công tác QLNN trong việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sửa chữa điện trên đường dây trung thế 22kV đang mang điện (live-line): nâng số đội live-line trung thế từ 5 lên 10 đội, đã thực hiện 3.658 lượt thi cơng, góp phần giảm SAIFI khoảng 5,91 lần và giảm SAIDI khoảng 942,39 phút; Thực hiện 932 phương án đóng kết mạch vịng (674 tuyến dây) – đạt tỷ lệ 100%; Tự sản xuất và đưa vào sử dụng 21 bộ thiết bị vệ sinh lưới điện bằng nước áp lực cao (02 bộ cấp 110kV và 19 bộ cấp 22kV), đã thực hiện vệ sinh cho 23 trạm biến áp và 06 đường dây 110kV, 16 trạm biến áp phân phối và 725 lượt trên lưới điện trung thế.
Bên cạnh đó đối với cơng tác truy thu câu điện bất hợp pháp: Năm 2011 số vụ vi phạm trộm cắp điện được EVNHCMC phát hiện lập biên bản 2039 trường hợp, xử lý truy thu 12,818 triệu kWh tương ứng với số tiền trên 27 tỷ động. Trong năm 2014 tồn Tổng cơng ty đã lập 761 biên bản vi phạm trộm cắp điện, xử lý và truy thu gần 7,7 triệu kWh, tương ứng số tiền truy thu hơn 20 tỷ đồng. Năm 2016 sản lượng điện năng truy thu câu điê ̣n bất hợp pháp trong tồn Tổng cơng ty thực hiện được 6,497 triệu kWh, tương ứng với số tiền truy thu là 17,67 tỉ đồng, đạt 98,15 % so với kế hoạch đề ra của năm 2016.
2.2.4 Công tác quản lý Nhà nước thông qua việc quản lý thiết bi ̣ đo đếm
Công tác đo đếm điê ̣n năng luôn được EVNHCMC luôn quan tâm để đảm bảo việc đo đếm được thực hiện chính xác và minh bạch, và đi ̣nh kỳ thực hiê ̣n kiểm đi ̣nh các công tơ đo đếm và phải đa ̣t chuẩn trước khi lắp đặt cho khách hàng. Cơng ty Thí nghiệm Điện lực TP. Hồ Chí Minh đươ ̣c Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận có khả năng kiểm đi ̣nh. Hướng dẫn lắp đă ̣t hê ̣ thống đo đếm, kiểm tra sai số đươ ̣c phổ biến công khai ta ̣i các CTĐL trực thuô ̣c EVNHCMC để khách hàng nắm bắt thông tin hiểu rõ về chính sách CSKH của EVNHCMC, đồng thời khi khách hàng có nghi ngờ về tính chính xác của công tơ, các CTĐL sẽ phối hợp với khách hàng kiểm tra sai số ngay tại hiện trường, hoặc thông qua các đơn vị kiểm định độc lập khác như Quatest 3, Chi cục Đo lường TP. Hồ Chí Minh.
EVNHCMC phát triển được thêm gần 80.000 khách hàng mới hàng năm, và phải kiểm định điện kế 3 và 1 pha là 2 năm-5 năm 1 lần nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác bảo trì và phát triển mới thiết bị đo đếm theo đúng quy định của pháp luật giúp nâng cao chất lượng DVKH.
EVNHCMC trang bị thiết bị kiểm chứng điện xách tay PTS để kiểm tra sai số của điện kế theo yêu cầu của khách hàng để giải quyết kịp thời những sai sót của khách hàng về chất lượng đo đếm của điện kế.
Phương pháp quản lý vật tư nhập liệu thủ cơng, khả năng sai sót cao, do vậy việc ứng dụng công nghệ mã vạch vào việc quản lý vật tư thiết bị đo đếm tại cơng ty và xây dựng phần mềm nhằm tích hợp thơng tin của thiết bị đo đếm vào chương trình quản lý dữ liệu khách hàng (CMIS) tạo thuận lợi hơn cho việc quản lý dữ liệu treo tháo thiết bị đo đếm trong quá trình tác nghiệp của các đơn vị nhằm giúp nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.
Trong năm 2016, Tổng công ty đã tổ chức thay bảo trì 502.028 điện kế, đạt tỉ lệ 105,19% so với kế hoạch; thay bảo trì 13.621 TU, TI đạt tỉ lệ 139,47% so với kế hoạch; kết hợp thỏa thuận di dời 95.974 điện kế ra ngoài nhà khách hàng, đạt tỉ lệ 123,7% so với kế hoạch.
Trong năm 2017 EVNHCMC đã chốt chỉ số điện kế và quyết toán điện năng giao nhận giữa các đơn vị bằng hình thức điện tử, áp dụng chữ ký số cơng cộng, loại bỏ hồn tồn hình thức giấy, rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ quyết toán điện năng. Triển khai điện kế điện tử và tiến hành thu thập dữ liệu đo đếm từ xa cho 100% điện kế tổng Trạm biến áp công cộng và Trạm biến áp chuyên dùng khách hàng (27.061 điện kế). Đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển xa tại Trung tâm điều độ hệ thống điện với hệ thống SCADA/DMS được đầu tư hiện đại, bao gồm chức năng quản lý lưới điện phân phối DMS gồm nhiều tính năng tiên tiến như tính tốn tối ưu vận hành, tự động hóa... để giám sát, điều hành tồn bộ lưới điện cao, trung thế.
2.2.5 Công tác quản lý Nhà nước trong chính sách giá điện và thu tiền điện.
Bảng 2.5 So sánh sản lượng điện thương phẩm, giá bán điện bình quân, và tổn thất điện năng tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM giai đoa ̣n 2015- 2017
Năm Sản lượng điện thương phẩm Giá bán điện bình quân Tổn thất điện năng 2015 20,182 tỷ kWh 1.844,60 đ/kWh 4,66% 2016 21,888 tỷ kWh 1.877,00 đ/kWh 4,16% 2017 22,893 tỷ kWh 1.874,84 đ/kWh 3,72%
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM giai đoạn 2015-2017)
Giá bán điện bình quân năm 2015 đạt 1.844,60 đ/kWh, vượt 12,60 đ/kWh so với kế hoạch Tập đồn giao (là 1.832 đ/kWh). Giá bán bình qn cả năm 2016 đạt 1.877,00 đ/kWh, tăng 32,40 đ/kWh so với cùng kỳ năm 2015 và cao hơn 7,00 đ/kWh so với kế hoạch của Tập đoàn; năm 2017 đạt 1.874,84 đ/kWh, cao hơn 1,84 đ/kWh so với kế hoạch Tập đoàn giao điều chỉnh (1.873 đ/kWh).
Năm 2016 Tổng cơng ty đã triển khai hơn 10 hình thức thanh tốn cho khách hàng như: qua điểm thu tại Điện lực, thu tiền tại nhà, đại lý thu, thu qua ngân hàng, thanh toán điện tử như qua ATM/POS/Internetbanking/Mobilephone, ủy nhiệm thanh toán. Tất cả các hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng điện cho khách hàng mà EVNHCMC đã đề ra. Tính đến cuối tháng 12/2016, tỷ lệ trưng thu và phải thu lần lượt là 100,11% và 99,7% với đạt kế hoạch EVN giao, ứng với số ngày tồn nợ là 2,95 ngày, trong đó số ngày tồn nợ quá hạn (trừ chiếu sáng cơng cộng) tồn Tổng cơng ty là 0,30 ngày.
Năm 2017 giá bán điện được điều chỉnh tăng theo Quyết định số 4495/QĐ- BCT ngày 30/11/2017 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện mới ban hành. Theo đó từ ngày 1/12/2017 giá điện sinh hoạt mới theo từng bậc thang như sau:
Bảng 2.6 Giá bán điện mới năm 2017 theo Quyết định số 4495/QĐ-BCT ngày 30-
11-2017 của Bộ Công Thương
Bậc Giá điện Tỷ lệ giá điện năm 2017 -2015
Bậc 1 (từ 0 đến 50 kWh) 1.549 đồng/kWh Tăng 4,38%. Bậc 2 (từ 51 đến 100 kWh) 1.600 đồng/kWh Tăng 4,37% Bậc 3 (từ 101 đến 200 kWh) 1.858 đồng/kWh Tăng 4,03% Bậc 4 (từ 201 đến 300 kWh) 2.340 đồng/kWh Tăng 4,37% Bậc 5 (từ 301 đến 400 kWh) 2.615 đồng/kWh Tăng 4,47% Bậc 6 (từ 401 kWh trở lên) 2.701 đồng/kWh Tăng 4,41%
(Nguồn: Quyết định số 4495/QĐ-BCT ngày 30/11/2017 của Bộ Công Thương)
Sự điều chỉnh giá điện năm 2017 được EVN điều chỉnh với mức tăng hợp lý phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương thông qua Quyết định số 4495/QĐ-BCT ngày 30/11/2017. Tuy nhiên giá điện thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng nhóm kinh doanh dịch vụ và
trong xã hội. Theo đó mức giá điện đối nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ được điều chỉnh với mức giá cao nhất trong khi nhóm đối tượng sản xuất có mức giá điều chỉnh thấp nhất.
Thực hiện chỉ đạo của các cơ quan QLNN Tổng công ty Điện lực Tp.HCM đã thực hiện cơng tác chốt chỉ số điện kế đối với nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ, sản xuất; đăng thông tin trên các phương tiện truyền thơng, qua các trang thơng tin chính thống của EVNHCM; giải đáp các thắc mắc kiến nghị của khách hàng về sự thay đổi giá điện trong năm 2017 để khách hàng có thể kịp thời nắm rõ và hài lòng về dịch vụ điện tại EVNHCMC.
Về thu qua ngân hàng: Theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, EVNHCMC đã đẩy mạnh việc hợp tác với đối tác thu hộ là các ngân hàng và các tổ chức trung gian để đa dạng hóa hình thức thanh tốn tiền điện với tiêu chí nhanh chóng, an toàn và tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng điện. Theo đó, Tổng cơng ty đang nỗ lực khuyến khích, vận động tất cả các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP.HCM chuyển dần sang các hình thức tiện lợi khác như thanh tốn qua ngân hàng, các bưu cục, cửa hàng tiện lợi. Đến năm 2020, tất cả các hộ gia đình sẽ thanh tốn tiền điện bằng hình thức khơng dùng tiền mặt.
Năm 2015 đã hợp tác chính thức với 24 ngân hàng và 06 đối tác về dịch vụ thu hộ tiền điện với 2.331 điểm thu của 24 ngân hàng, hơn 900 điểm thu của các cửa hàng tiện lợi, hơn 200 điểm thu tại bưu cục trực thuộc Bưu điện TP.HCM và 2.145 địa điểm đặt máy ATM, đặc biệt là các hình thức thu mới qua điện tử như: website, mobile banking, internet banking, SMS banking.
Năm 2016 Tổng công ty đã hợp tác với 24 ngân hàng và 06 đối tác thu hộ trên địa bàn TP.HCM, đồng thời triển khai các chương trình khuyến khích vận động khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng cũng như các hoạt động hỗ trợ chi
phí cho các tổ chức/các nhân hỗ trợ, vận động với tổng số 2.528 giải thưởng, tương ứng 1,7 tỷ đồng.
Năm 2017 Tổng công ty đã thực hiện: đẩy mạnh các dịch vụ trực tuyến của ngành điện: 19 loại hình dịch vụ điện được công bố đều đáp ứng tiếp nhận trực tuyến cấp độ 4; đã thiết lập tuyến kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công trực tuyến của Thành phố. Đã có 1.769.213/1.999.271 yêu cầu dịch vụ điện được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến. Nâng cao hiệu quả hoạt động thu tiền điện thông qua thực hiện, đẩy mạnh thu qua các hình thức điện tử, ngân hàng, đối tác thu hộ (đã phát triển thêm 2.646 điểm thu, nâng tổng số điểm thu hiện nay là 6.468 điểm)
Bảng 2.7 Số khách hàng ký thỏa thuận khơng thanh tốn tại nhà giai đoa ̣n 2015- 2017
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Khách hàng ký thỏa thuận khơng thanh tốn tại nhà 180.052 433.626 587.284
Tỉ lệ thu qua ngân hàng và đối tác trung gian 55,56% 59,08% 97,98%
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM giai đoạn 2015-2017)
2.2.6 Cơng tác quản lý Nhà nước trong chăm sóc khách hàng và đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Công tác QLNN trong việc CSKH, đánh giá sự hài lịng của khách hàng ln là vấn đề được EVNHCMC quan tâm.
Trong năm 2015 chất lượng dịch vụ khách hàng tiếp tục được nâng cao, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu theo chỉ thị 898/CT-EVN ngày 18/3/2015 của Tập đồn. Trong năm Tổng cơng ty tiếp tục mở rộng nhiều tiện ích trong phục vụ khách hàng: ứng dụng GIS trong quản lý chăm sóc khách hàng; chấm nợ online trên máy POS trong thu tiền và máy tính bảng trong cắt điện để giảm thu trùng; mở rộng thêm hơn 900 điểm thanh toán tiền điện qua các hệ thống cửa hàng tiện lợi 24/7, các siêu thị điện máy để khách hàng dễ dàng hơn trong việc thanh toán tiền điện; triển khai ứng dụng chăm sóc khách hàng trên các thiết bị di động OTT đã góp phần tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng điện trong q trình tra cứu thơng tin, thanh tốn trực tuyến và thuận lợi trong cơng tác theo
dõi giám sát các tiến độ giải quyết yêu cầu. Hoạt động của các kênh thông tin này góp phần giảm tải cuộc gọi của khách hàng vào tổng đài của Trung tâm Chăm sóc khách hàng. Trong ba năm từ 2015-2017 kết quả thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng tại EVNHCMC từ năm 2015 đến 2017như sau:
Bảng 2.8 Kết quả thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng tại Tổng cơng ty Điện lực Tp. HCM giai đoạn 2015-2017
STT Hình thức giao dịch Số lượng năm 2015
Số lượng năm 2016
Số lượng năm 2017
1 Qua điện thoại 1,444,577 1,644,684 1.842.500
2 Qua website CSKH 3,451,343 5,091,679 4.507.904
3 Qua SMS 10,874,637 15,874,637 11.391.457
4 Qua ứng du ̣ng 8,000 638,000 1.763.224
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM năm 2015-2017)
Bảng 2.9 Chỉ tiêu về di ̣ch vu ̣ khách hàng ước đạt chỉ tiêu EVN giao tại chỉ thị 989/CT-EVN giai đoạn 2015- 2017
STT Nội dung Chỉ tiêu Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 Nhận xét
2 Phục hồi cấp điện trở lại sau
sự cố ≤ 2 giờ 0,79 giờ 0,71 giờ 0,70 giờ Đạt
3 Thông báo ngừng, giảm cung
cấp điện không khẩn cấp ≥05 ngày 5,81 ngày 6,64 ngày 6,0 ngày Đạt