Quan điểm, định hướng chung của Đảng, Nhà nước và ngành điện và mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến năm 2030 (Trang 77 - 81)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước, hiệu quả quản lý Nhà nước

3.2 Quan điểm, định hướng chung của Đảng, Nhà nước và ngành điện và mục tiêu

mục tiêu nhiệm vụ của Tổng công ty Điện lực Tp. HCM

3.2.1 Quan điểm của Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng liên quan đến quản lý Nhà nước ngành điện Nhà nước ngành điện

Nghị quyết số 10/NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành trung ương khóa XII đã đưa ra quan điểm chỉ đạo về nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ phải kết hợp phát triển đồng bộ giữa các ngành như: điện,cấp thốt nước, viễn thơng, giao thơng, đơ thị, thủy lợi, xử lý chất thải.

Bên cạnh đó hệ thống pháp luật được hoàn thiện để đẩy mạnh việc hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân trong việc khai thác, đầu tư, kinh doanh giữa các cơng trình, dự án kinh tế, hạ tầng kỹ thuật.

Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, gia tăng hiệu quả kinh tế cho tồn xã hội thì chi phí đầu tư, công tác vận hành và thu hồi vốn của các cơng trình dự án hạ tầng được Nhà nước kiểm sốt chặt chẽ.

Các khu chế xuất, cụm cơng nghiệp, khu công nghệ cao được hỗ trợ đầy đủ về pháp lý, tạo điều kiện về môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, dịch vụ hành chính nhanh chóng thơng qua việc quản lý Nhà nước trong cơng tác hồn thiện quy hoạch và quản lý hành chính.

3.2.2 Quan điểm của Nhà nước về nâng cao vai trò của doanh nghiê ̣p Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, thì các doanh nghiệp Nhà nước cần phát huy Trong nền kinh tế thị trường, thì các doanh nghiệp Nhà nước cần phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dẫn dắt phát triển và cạnh tranh bình đẳng với

triển kinh tế và ổn định xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tiến tới hội nhập quốc tế.

DNNN cần tách bạch giữa 2 nhiệm vụ: sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận và nhiệm vụ chính trị xã hội với việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ cơng.

Chức năng QLNN đối với các hoạt động trong DNNN cần được quan tâm để tăng tính hiệu quả, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động của DN. Đào tạo nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế.

3.2.3 Quan điểm phát triển điện lực quốc gia

Theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 có nội dung sau “(i) Phát triển điện đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; (ii) Sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp trong nước…Ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, tạo đột phá trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện; (iii) Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện trên cơ sở các nguồn lực và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện đầu tư cân đối giữa phát triển nguồn điện và nhu cầu điện giữa các vùng, miền trên cơ sở hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng miền; (iv) Từng bước nâng cao chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao. Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện; khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả; (v) Phát triển thị trường điện lực cạnh tranh theo đúng lộ trình nhằm đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia”

3.2.4 Mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho quản lý Nhà nước tại Tổng công ty Điện lực Tp. HCM

Việc cung cấp điện của EVNHCMC sau nhiều năm thực hiện đến nay có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên vẫn cịn những hạn chế trong cơng tác quản lý chất lượng dịch vụ ở khâu truyền tải, quảng bá thông tin dẫn đến vẫn còn một số trường hợp khách hàng chưa thật sự hài lịng. Do đó EVNHCMC khơng ngừng nâng cao chất lượng DVKH với phương châm “Khách hàng là sự tồn tại của chúng ta”. Mục tiêu đề ra đến năm 2020 là đáp ứng tiêu chí khách hàng “03 dễ”: Dễ tiếp cận dịch vụ; Dễ tham gia dịch vụ; Dễ giám sát về những cam kết Tổng công ty đã công bố công khai với khách hàng và để xác định đúng thực tế về chất lượng cung cấp điện tại EVNHCMC. Các mục tiêu được đề ra như sau: đến năm 2020, 100% các dịch vụ cung cấp điện được thực hiện qua hình thức điện tử; xây dựng các kênh tra cứu điện tử để khách hàng theo dõi về tình hình sử dụng điện, phấn đấu 100% khách hàng thanh toán bằng các hình thức điện tử; 100% điện kế khách hàng sẽ được tự động từ xa; 100% khách hàng được tư vấn các giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Tất cả các mục tiêu mà EVNHCMC đề ra đều hướng đến ba mục tiêu mà QLNN cần đạt được đó là: đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn với chất lượng ngày càng hoàn thiện; đảm bảo phát triển kinh tế và công bằng xã hội; đảm bảo phát triển bền vững đối với nền kinh tế.

Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác QLNN tại EVNHCMC:

Trong công tác cung cấp điện cho khách hàng: Thỏa mãn mọi nhu cầu chính đáng về điện của khách hàng, thực hiện tốt chỉ số tiếp cận điện năng, cung ứng điện nhanh nhất cho khách hàng khi có nhu cầu; cung cấp đến khách hàng các thơng tin liên quan đến thực hiện hợp đồng mua bán điện một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm chăm sóc khách hàng; đào tạo nâng cao năng lực nhân viên tiếp xúc khách hàng; tinh gọn thủ tục hành chính.

Cơng tác đo đếm điện năng: xây dựng quy trình quy định liên quan; mở rộng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ mã vạch quản lý hồ sơ khách hàng, vật tư; hoàn thiện hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến; kiểm tra, rà soát tiêu chuẩn liên quan

Công tác thu tiền điện: đẩy mạnh thu tiền qua ngân hàng với 24 ngân hàng và 06 đối tác thu hộ trên địa bàn TP.HCM, qua các hình thức không dùng tiền mặt, triển khai hóa đơn điện tử, ngăn chặn phát sinh nợ tiền điện khó địi, xây dựng chương trình quản lý ghi thu theo dõi nợ. Triển khai các chương trình khuyến khích vận động khách hàng thanh tốn tiền điện khơng dùng tiền mặt như: quay số trúng thưởng, hỗ trợ chi phí cho các tổ chức/cá nhân tham gia tuyên truyền, vận động. Thực hiện heo chỉ thị 989/CT-EVN về kinh doanh và DVKH về việc CBCNV thuộc các Tổng công ty phải đạt 100% nhân viên đăng ký và thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Công tác quản lý thông tin khách hàng: phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin quản lý cấp nhật thơng tin khách hàng; hồn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ khách hàng và quản lý tốt công tác kinh doanh;

Công tác tuyên truyền, tư vấn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả bằng các chương trình thi đua gia đình tiết kiệm điện hàng năm; tăng cường phối hợp các ban ngành liên quan, tuyên truyền sử dụng điện an tồn tiết kiệm; phát huy vai trị của các đồn thể chính trị - xã hội trong cơng tác tuyên truyền; xây dựng chương trình tiết kiệm điện phong phú để đạt hiệu quả tuyên truyền đến khách hàng sử dụng điện; tham quan học tập kinh nghiệm quản lý năng lượng các nước.

Bên cạnh đó, một nhiệm vụ quan trọng mà trong việc nâng cao hiệu quả QLNN tại EVNHCMC là cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của người dân, đảm bảo cung ứng điện trong các dịp Lễ Tết, thực hiện chính sách giá điện đối với hộ nghèo, gia đình có cơng và cam kết với chủ nhà trọ về thu tiền điện đúng giá quy định. Qua đó góp phần cùng thành phố đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, gắn với tăng trưởng, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến năm 2030 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)