QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

2.1.1 Lịch sử hình thành, quy mơ hoạt động

Tên viết bằng tiếng Việt:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

Tên viết tắt: NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN Tên viết bằng tiếng anh:

VIETNAM THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt: VIETBANK

Địa chỉ trụ sở chính: Số 35 Trần Hưng Đạo, Phường 3, TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng Điện thoại: 079 362.1008-079.362.3646 Fax: 079.362.1858 Website: www.vietbank.com.vn Logo: Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VND (từ ngày 30/12/2010)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) được thành lập theo quyết định số 2399/QĐ-NHNN ngày 15/12/2006 và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/02/2007. Trên cơ sở khôi phục hoạt động của Ngân hàng nông thôn Phú Tâm, VIETBANK dành 02 năm để chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc.

Năm 2009, VIETBANK quyết định xây dựng và phát triển mạng lưới hoạt động của mình tại các thành phố lớn. Mở đầu là khai trương chi nhánh tại TP.HCM và liên tục là các chi nhánh ở Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng và các điểm giao dịch trên tồn quốc. Tính đến hết năm 2011 VIETBANK có 93 điểm giao dịch tại khắp các

vùng trọng điểm trên toàn quốc.

Ngày 30/12/2010, VIETBANK thực hiện tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn của VIETBANK là nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng như vị thế cạnh tranh trên thị trường ngân hàng. Việc tăng vốn ấy cũng chứng tỏ rằng các cổ đơng của VIETBANK rất có tiềm lực về tài chính để cùng xây dựng và phát triển ngân hàng vững mạnh.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của VIETBANK gồm: 1. Đại hội đồng cổ đông

2. Hội đồng quản trị 3. Ban kiểm soát

4. Ban điều hành: Đứng đầu là Ban Tổng giám đốc, dưới gồm Hội sở và Kênh phân phối. Trong đó: Hội sở thực hiện các công tác điều hành chung, các kênh phân phối thực hiện hoạt động kinh doanh.

+ Hội sở bao gồm các bộ phận: Phòng Kế tốn; Phịng Nguồn vốn; Phòng Khách hàng doanh nghiệp; Phòng Khách hàng cá nhân; Phòng Phát triển kinh doanh; Phịng Phân tích và quản lý tín dụng; Phịng Quản lý chất lượng; Phòng Thanh tốn quốc tế; Phịng Thẩm định tài sản; Phòng Marketing và Phát triển hệ thống; Phịng Hành chính; Phịng Cơng nghệ thông tin; Ban Pháp chế.

+ KPP gồm: Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.

2.1.3 Định hướng phát triển

VIETBANK là ngân hàng trẻ, ra đời trong bối cảnh nền kinh tế bước đầu hội nhập nên không tránh khỏi những ảnh hưởng do tác động chung của nền kinh tế. Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể Ban lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên, VIETBANK đã đạt được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ về vốn, mạng lưới, cơng nghệ và hệ thống sản phẩm dịch vụ…

Trong định hướng phát triển của mình, VIETBANK xác định:

TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC: Không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở

Việt Nam.

SỨ MỆNH: Xây dựng VIETBANK trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI:

 Nguồn nhân lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình  Hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại

 Mơ hình tổ chức và quản lý khoa học

MỤC TIÊU: Đem lại lợi ích bền vững cho các cổ đơng dựa trên cơ sở:

(1) Thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng

(2) Tôn trọng và đảm bảo quyền lợi thỏa đáng của nhân viên (3) Duy trì nguyên tắc quản trị và điều hành minh bạch (4) Có trách nhiệm với cộng đồng

2.1.4 Điểm mạnh, điểm yếu

ĐIỂM MẠNH CƠ HỘI

1. Cổ đông của VIETBANK có tiềm lực mạnh về tài chính, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt cổ đông chiến lược của VIETBANK là ACB, là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. 2. Đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động, có tư duy và đạo đức trong kinh doanh. 3. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm, ham học hỏi, nhân viên thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ cơ bản và nâng cao.

4. Định hướng phát triển rõ ràng.

1. Tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm từ ACB để đưa VIETBANK phát triển vững mạnh trong thời kỳ hội nhập.

2. Sự quyết tâm và nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ nhân viên tạo nên sức mạnh tinh thần, tạo sự tự tin trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trong thời kỳ hội nhập.

3. Hệ thống CNTT hiện đại giúp VIETBANK triển khai tốt và hiệu quả các sản phẩm chiến lược.

4. Cơ hội cạnh tranh lành mạnh, khẳng định vị thế đối với các ngân hàng trong và ngồi

5. Mơi trường phát triển ổn định, có sự hỗ trợ từ NHNN.

6. Đã đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

nước trong quá trình khai thác thị trường trong nước.

ĐIỂM YẾU THÁCH THỨC

1. Năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo còn đang được thử thách.

2. Là Ngân hàng mới, đang trong thời gian đầu xây dựng thương hiệu nên uy tín chưa cao.

3. VIETBANK chưa xây dựng được nét văn hóa riêng.

4. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng phong phú.

5. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, chứa đựng nhiều rủi ro.

6. So với các ngân hàng trong khu vực và thế giới, quy mô kinh doanh của VIETBANK còn khá khiêm tốn.

1. Ngân hàng mới, lợi nhuận chưa cao, chế độ lương thưởng chưa đủ cạnh tranh với các ngân hàng có thâm niên trong hệ thống, do đó việc giữ nhân viên gắn bó với VIETBANK là vấn đề cần quan tâm của VIETBANK.

2. Sản phẩm chủ đạo là tín dụng nên sẽ phải cạnh tranh nhiều với các ngân hàng ra đời trước đã có thị phần. Để có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi VIETBANK phải có các sản phẩm ưu việt hơn, các điều kiện cho vay phải cạnh tranh hơn.

3. Bước qua năm 2011, mọi rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 được tháo bỏ, Ngân hàng Việt nam nói chung và VIETBANK nói riêng sẽ gặp phải những đối thủ nặng ký (thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm…) ngay trên thị trường VN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)