2.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH
2.2.1 Văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản
2.2.1.1 Các văn bản của NHNN
VIETBANK được thành lập tại Việt Nam, do đó mọi hoạt động của VIETBANK đều phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, là cơng cụ để nhà nước thực thi các chính sách tiền tệ và điều hành nền kinh tế vĩ mô của đất nước nên các ngân hàng Việt Nam trong đó có VIETBANK phải ln tuân thủ các quy định của NHNN trong từng thời kỳ.
Trong giai đoạn hiện nay, với diễn biến khủng hoảng tài chính thế giới khá phức tạp, lạm phát trong nước tăng cao, NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ nên công tác quản trị thanh khoản của VIETBANK ln đặt trong tình trạng động, để sẵn sàng thích ứng với mọi sự thay đổi trong chính sách một cách kịp thời nhất.
Các văn bản của NHNN hiện hành chi phối chủ yếu công tác quản trị rủi ro thanh khoản của VIETBANK là thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và các thơng tư sửa đổi bổ sung thông tư số 13 gồm: Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010; Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011; Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011. Bên cạnh đó, VIETBANK cũng phải luôn tuân thủ các văn bản khác của NHNN mang tính nghiệp vụ về huy động, cho vay, lãi suất....
2.2.1.2 Các văn bản nội bộ của VIETBANK
Đối với các quy định về thanh khoản của NHNN mang tính tn thủ, VIETBANK khơng có quy định riêng mà áp dụng quy định của NHNN. Ví dụ: Quy định về Dự trữ bắt buộc, Hệ số an tồn vốn tối thiểu, Hệ số thanh tốn tối thiểu...
Dựa trên các quy định của NHNN, VIETBANK thiết lập hệ thống các quy định, văn bản phục vụ cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp với đặc thù riêng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
VIETBANK khơng có các quy định tổng quan mang tính chất định hướng trong công tác thanh khoản mà đưa ra các văn bản mang tính chất tác nghiệp để thực hiện các chiến lược về thanh khoản. Ví dụ:
- Để đảm bảo an toàn trong hoạt động hàng ngày, Tổng giám đốc ban hành các quy định về định mức tồn quỹ cho từng đơn vị, các quy định xử lý vi phạm các đơn vị khi vượt định mức tồn quỹ. Định mức tồn quỹ quy định số tiền mặt tối đa mà các kênh phân phối được nắm giữ vào cuối ngày hơm trước, đó là lượng tiền vừa đủ để đảm bảo thanh khoản cho từng kênh phân phối vào đầu ngày làm việc tiếp theo.
- Quy định về hoạt động điều phối quỹ trong các đơn vị: Theo quy định này, VIETBANK thành lập các trung tâm điều quỹ theo từng khu vực. Trên cơ sở điều phối quỹ theo nhu cầu từng đơn vị, trung tâm điều quỹ tại các khu vực tiến hành tiếp và điều quỹ cho các đơn vị trực thuộc để đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho các đơn vị dưới sự giám sát điều hành của phòng Nguồn vốn. Trong trường hợp các trung tâm điều quỹ thiếu thanh khoản sẽ được phòng Kế toán Hội sở tiếp quỹ trên cơ sở điều hành nghiệp vụ của phòng Nguồn vốn.
- Nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản cho từng kênh phân phối cũng như cho toàn hệ thống, nhằm hoàn thiện quản lý tập trung hoạt động nguồn vốn và tính tốn chính xác kết quả kinh doanh của từng đơn vị, VIETBANK ban hành cơ chế Điều chuyển vốn nội bộ được áp dụng đối với các KPP trong toàn hệ thống VIETBANK. + Nguyên tắc của cơ chế này là: từng nguồn vốn KPP huy động được của khách hàng đều được điều về Hội sở, KPP gửi về Hội sở đúng số tiền và kỳ hạn huy động, từng khoản KPP cho vay khách hàng đều vay từ Hội sở theo kỳ hạn 1 tháng hoặc 3 tháng.
+ Lãi suất điều chuyển vốn được Tổng giám đốc ban hành từng thời kỳ trên cơ sở tính tốn các chi phí đầu vào (gồm chi phí huy động, dự trữ bắt buộc, chi phí thanh khoản, phí bảo hiểm tiền gửi), chính sách của hệ thống, tình hình thị trường và cộng/trừ thêm phần chênh lệch nhất định cho từng loại kỳ hạn chuẩn.
- Để bảo đảm an toàn thanh khoản, các KPP phải lập kế hoạch về các khoản tiền gửi lớn đến hạn khách hàng có nhu cầu rút để báo về phòng Khách hàng doanh
nghiệp, hoặc phòng Khách hàng cá nhân theo quy định.
- Để chủ động trong công tác thanh khoản VIETBANK ban hành quy định về lập kế hoạch giải ngân cho các KPP và thẩm quyền giải ngân trong từng thời kỳ. Trong giai đọan căng thẳng về thanh khoản, các khoản chuẩn bị giải ngân phải được lên kế hoạch trước và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt. Ngược lại, trong giai đoạn thanh khoản tốt, nguồn tiền dư thừa thì Tổng giám đốc ban hành các quy định về thẩm quyền giải ngân cho trưởng đơn vị với từng hạn mức cụ thể.
- Trạng thái thanh khoản là một trong những yếu tố để Tổng giám đốc xem xét việc điều chỉnh lãi suất huy động. Trong điều kiện thanh khoản tốt, VIETBANK duy trì lãi suất huy động tương đương với các ngân hàng khác. Tuy nhiên trong điều kiện thanh khoản thiếu hụt trong một khoảng thời gian nhất định thì Tổng giám đốc sẽ ban hành biểu lãi suất huy động cạnh tranh để thu hút tiền gửi. Hiện nay do sự khống chế lãi suất trần huy động của NHNN nên để đảm bảo giữ được khách hàng và đảm bảo thanh khoản trong điều kiện lạm phát VIETBANK niêm yết lãi suất huy động theo từng kỳ hạn, tuy nhiên mức cao nhất chỉ là 14%/năm.
- Các quy định về nghiệp vụ liên quan đến công tác thanh khoản như: Quy định về thực hiện các giao dịch vốn trên thị trường liên ngân hàng, quy định về việc phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý thanh khoản...
2.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thanh khoản
VIETBANK thành lập bộ phận Khai thác số liệu trực thuộc phịng Kế tốn, bộ phận này chuyên cung cấp các số liệu để phục vụ cho công tác quản trị, báo cáo. Hiện nay, VIETBANK sử dụng hai hệ thống báo cáo để phục vụ cho công tác quản trị hàng ngày, do các nhân viên phòng Khai thác số liệu viết ra. Gồm:
a) Báo cáo online:
Báo cáo này cung cấp tất cả các thông tin về hoạt động của ngân hàng theo từng đơn vị kinh doanh, trong những khoảng thời gian nhất định.
* Báo cáo cơ bản gồm:
- Chương trình giám sát các hoạt động online: Cung cấp các thông tin tức thời trong hoạt động của toàn hệ thống, gồm các chỉ tiêu: Cho vay, huy động, doanh
thu, chi phí, lợi nhuận, biến động của các chỉ tiêu này và so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch.
- Chương trình báo cáo online: Cung cấp thông tin đã phát sinh ngày hôm trước về các mảng: Các hoạt động chung; Phân tích tổng hợp về thu nhập, chi phí, lợi nhuận; Các modul nghiệp vụ: Chi tiết về các số liệu hoạt động hàng ngày như huy động, cho vay, quản lý khách hàng, chi tiết mua bán vốn,... Trong các modul sẽ có các số liệu chi tiết được khai thác theo các tiêu chí: Thời gian, đối tượng, sản phẩm... của từng chỉ tiêu huy động và cho vay; Chương trình theo dõi các sản phẩm mới đang triển khai.
* Báo cáo online có ưu, nhược điểm: - Ưu điểm:
+ Cập nhật số liệu theo thực tế phát sinh, giúp nhà quản lý giám sát hoạt động liên tục của các phòng, các KPP, từ đó giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định kịp thời trong hoạt động hàng ngày.
+ Số liệu chi tiết nên có thể cung cấp số liệu cho nhiều bộ phận khai thác và sử lý phục vụ cho cơng tác của các phịng ban, các đơn vị.
+ Báo cáo có tốc độ truy cập nhanh. - Nhược điểm:
+ Số liệu phục vụ cho cơng tác quản trị thanh khoản vẫn cịn ở dạng sơ cấp. b) Báo cáo nội bộ:
Báo cáo này theo dõi số liệu trên cơ sở dồn tích. Số liệu xem theo thời điểm, không truy xuất được theo từng thời kỳ. Báo cáo này chia thành 11 modul chính gồm: Tín dụng; Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi tiết kiệm; Phát hành giấy tờ có giá; Ngân quỹ; Nguồn vốn; Kế toán; Khách hàng; Ban kiểm soát, Phát triển kinh doanh; Báo cáo điều hành.
Trong báo cáo này, số liệu phát sinh hàng ngày phục vụ trong công tác quản trị thanh khoản đã được xử lý trong modul Báo cáo điều hành: Tổng hợp tất cả các báo cáo giám sát hoạt động ngân hàng theo các quyết định và thông tư của NHNN. Hiện tại, Báo cáo này được lập theo quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN
ngày 20/05/2010. Báo cáo này rất quan trọng, bởi nó cung cấp kịp thời các số liệu phục vụ cho công tác quản trị thanh khoản tại VIETBANK.
Báo cáo này được viết trên ngơn ngữ lập trình Visual FoxPro 7.0 có ưu điểm là: Cung cấp được các báo cáo an toàn hoạt động, tuy nhiên do dữ liệu nặng nên hệ thống khơng chạy online được địi hỏi các bộ phận hàng ngày phải chép dữ liệu từ Hội sở về báo cáo. Tốc độ báo cáo chậm hơn so với báo cáo online. Chương trình này có độ trễ, do các báo cáo không phải số liệu tức thời mà là các số liệu ngày hôm trước.
c) Ngoài việc cập nhật và hoàn thiện các báo cáo phục vụ cho công tác quản trị, phòng Khai thác số liệu còn cung cấp cho các phòng ban, các KPP số liệu theo yêu cầu của các cấp quản lý.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại VIETBANK VIETBANK
Giám sát và quản lý rủi ro thanh khoản tại VIETBANK thuộc trách nhiệm của Ủy ban Quản lý tài sản Nợ và tài sản Có (Gọi tắt là Ủy ban ALCO).
- Chức năng của Ủy ban ALCO: Quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng đạt lợi nhuận cao cho cổ đông và hạn chế rủi ro trong khuôn khổ bằng văn bản của các chính sách tín dụng, chính sách vốn và chính sách đầu tư; Xây dựng các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ; Giám sát và quản lý các rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro đối tác, rủi ro quốc gia, rủi ro thuế; Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và của NHNN.
- Nhiệm vụ của Ủy ban ALCO: Phân tích kinh tế vĩ mơ, dự báo lãi suất, dự báo tỷ giá, cảnh báo các ngành kinh tế hoặc các khu vực có rủi ro tiềm năng cao về tín dụng; Phân tích thị trường, phân tích đối tác, đối thủ, quyết định chiến lược cho vay, đầu tư và huy động; Xây dựng nhu cầu vốn và huy động vốn. Dự báo các luồng tiền trong tương lai; Quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản bao gồm nội bảng và ngoại bảng, tăng hiệu quả cho việc sử dụng vốn; Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: Thu nhập ròng từ lãi suất, thu nhập ròng phi lãi suất phân tích theo khoản
mục, theo sản phẩm, các ảnh hưởng của Thuế; Quản lý thanh khoản trong điều kiện bình thường và căng thẳng; mức thanh khoản tối ưu, kế hoạch dự phòng thanh khoản; Quản lý rủi ro lãi suất; Quản lý tín dụng và đầu tư; Quyết định các hạn mức kinh doanh, hạn mức đối tác, giá vốn nội bộ; Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước; Mức dự trữ bắt buộc, chỉ tiêu khả năng chi trả, chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn, chỉ tiêu sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, các giới hạn cho vay và đầu tư.
- Thành phần Ủy ban ALCO gồm: + Chủ tịch Ủy ban: Tổng giám đốc + Phó chủ tịch: Phó Tổng Giám đốc
+ Trưởng phịng phân tích và quản lý tín dụng: Thành viên + Trưởng phịng nguồn vốn: Thành viên
+ Kế tốn trưởng: Thành viên
+ Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp: Thành viên + Trưởng phòng khách hàng cá nhân: Thành viên + Nhân viên quản lý thanh khoản:Thành viên
- Tổ chức hoạt động: Ủy ban họp hàng ngày dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch/Phó chủ tịch (khi chủ tích vắng mặt). Ủy ban ALCO quyết định mọi vấn đề về công tác quản lý tài sản Nợ và tài sản Có, trong đó có cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản. Trên cơ sở quyết định của Ủy ban ALCO, các phòng ban chủ động phối hợp với nhau để thực hiện tốt công tác quản lý thanh khoản. Hàng ngày:
+ Phịng Phân tích và quản lý tín dụng: Lên kế hoạch về các khoản dự kiến giải ngân và dòng tiền thu về từ các khoản đã cho vay.
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Theo dõi và báo cáo kế hoạch các khoản tiền gửi lớn của các tổ chức vào và ra khỏi VIETBANK.
+ Phòng Khách hàng cá nhân: Theo dõi và báo cáo kế hoạch các khoản tiền gửi lớn của các cá nhân vào và ra khỏi VIETBANK.
+ Phịng nguồn vốn:
dương thì cân với phần dự trữ bắt buộc. Sau khi cân đối với dự trữ bắt buộc mà vẫn cịn thừa thì phịng Nguồn vốn sẽ thực hiện chức năng kinh doanh vốn để kiếm lời dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn. Nếu dòng tiền âm, trình phương án bù đắp. Hiện nay, để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh khoản VIETBANK thường tìm kiếm nguồn qua thị trường liên ngân hàng chủ yếu.
_Thực hiện các chức năng: Quản lý thanh khoản tiền mặt, quản lý thanh khoản tiền chuyển khoản.
_Thực hiện các báo cáo cung cấp cho Ủy ban ALCO: Báo cáo về dự báo nhu cầu vốn huy động, các tỷ lệ về tình hình thanh khoản, kế hoạch thanh khoản dự phịng, phân tích và dự đốn luồng tiền mặt.
+ Phịng kế tốn: Cung cấp các báo cáo cho phòng Nguồn vốn, thực hiện hỗ trợ phòng Nguồn vốn trong công tác kinh doanh vốn.
+ Trung tâm điều quỹ: Thực hiện tiếp và điều quỹ giữa các đơn vị, nhằm phân bổ quỹ từ nơi thừa về nơi thiếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các đơn vị. Trung tâm này hoạt động theo sự chỉ đạo của phòng Nguồn vốn.
2.2.4 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản tại VIETBANK
VIETBANK theo đuổi chiến lược quản trị thanh khoản kết hợp giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Trên nguyên tắc vận dụng linh hoạt các nguồn tài sản, ưu tiên sử dụng các nguồn vốn rẻ, rủi ro thấp. Các nhu cầu thanh khoản thường xuyên hàng ngày sẽ được đáp ứng bằng dự trữ (tiền mặt tại quỹ, các chứng khoán khả mại và tiền gửi tại các ngân hàng khác); các nhu cầu thanh khoản khơng thường xun nhưng có thể dự đoán trước (theo thời vụ, chu kỳ và xu hướng) sẽ được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ ngân hàng ACB. Với nhu cầu thanh khoản có tính đột xuất khơng thể lường trước thì được đáp ứng từ vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định và nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn hạn và trung hạn, chứng khốn sẽ chuyển hóa nhanh thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản tại VIETBANK luôn gắn với việc tuân thủ các quy định của nhà nước.
2.2.5 Các phương pháp quản lý thanh khoản được sử dụng tại VIETBANK
a) Phương pháp quản lý thanh khoản dựa trên các chỉ số thanh khoản
VIETBANK sử dụng các chỉ số thanh khoản để dự báo và điều hành công tác quản trị thanh khoản. Các chỉ số này do hệ thống báo cáo nội bộ cung cấp hàng ngày dựa trên các quy định của NHNN. Các chỉ số của VIETBANK được tính tốn trên quy định của NHNN và đã được cập nhật theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN