Đồ thị 2.17: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của các ngân hàng qua các năm
Nhìn lại tổng hợp các chỉ số thanh khoản của VIETBANK so sánh với các ngân hàng Đại Á, Đại Tín, Kiên Long ta nhận thấy các chỉ số thanh khoản của VIETBANK ngày càng yếu đi, thể hiện ở nhóm chỉ số chứa đựng nhiều rủi ro thì tăng lên, và các chỉ số dự trữ thanh khoản thì lại giảm xuống. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ xấu của VIETBANK có xu hướng tăng cao, tuy công bố lợi nhuận của ngân hàng này ở mức 366 tỷ đồng nhưng rủi ro thanh khoản lại tăng cao từ nguy cơ rủi ro tín dụng.
NGÂN HÀNG Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
2007 2008 2009 2010 2011
VIETBANK 0.00% 0.43% 0.03% 0.42% 5.63%
KIÊN LONG 1.27% 1.66% 1.20% 1.10% 2.77%
ĐẠI Á 0.02% 0.17% 0.13% 0.66% 0.91%
2.3.3 Quan hệ giữa các chỉ số thanh khoản VIETBANK qua mơ hình hồi quy
Dựa trên việc khảo sát tám chỉ số thanh khoản của VIETBANK từ tháng 12/2008 đến tháng 10/2011(Phụ lục 11), chúng ta sẽ sử dụng mơ hình hồi quy để xác định mối quan hệ giữa các chỉ số thanh khoản. Việc xác định các chỉ số thanh khoản có quan hệ với nhau hay không, mối quan hệ giữa các chỉ số thanh khoản (nếu có) như thế nào sẽ giúp cho các nhà quản trị trong việc đưa ra chiến lược quản trị đúng đắn cho từng chỉ số hoặc cho từng nhóm các chỉ số thanh khoản.
Trong xu hướng VIETBANK không ngừng gia tăng lợi nhuận bằng cách ngày càng nắm giữ các tài sản có độ rủi ro cao, như mở rộng cho vay để tăng trưởng dư nợ, đầu tư ngày càng nhiều vào các chứng khốn của cơng ty, làm cho lượng tiền thanh khoản dự trữ ngày càng giảm đi. Đứng trước nguy cơ ngày càng nhiều ngân hàng Việt Nam mất thanh khoản, đặc biệt là sau sự kiện công bố hợp nhất ba ngân hàng Tín Nghĩa, Đệ Nhất, Sài Gòn vào đầu tháng 12/2011 (đây đều là các ngân hàng đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản, hoạt động khơng lành mạnh) thì chỉ số
thanh khoản H3 càng cần được quản trị đặc biệt để có thể ứng phó kịp thời đối với các nhu cầu thanh khoản, tạo sự chủ động trong phòng ngừa rủi ro thanh khoản.
Theo số liệu của BCTC, chỉ số H3 của VIETBANK năm 2010 thấp so với năm 2007 và năm 2008, chỉ số vào năm 2009, 2011 lại là thấp nhất trong các năm. Điều này cho thấy, khi ngân hàng mở rộng quy mô, tăng cường phát triển kinh doanh thì xu hướng chỉ số trạng mái tiền mặt sẽ giảm xuống. Tuy chỉ số này của VIETBANK luôn cao hơn các ngân hàng so sánh vào thời điểm cuối các năm tài chính 2007, 2008, 2009, 2010 nhưng đến năm 2011 chỉ số này lại thấp hơn Đại Á. Thực tế số liệu khảo sát từ tháng 12/2008 đến tháng 10/2011 cho thấy chỉ số trạng thái tiền của VIETBANK lại không ổn định, xu hướng biến động liên tục qua các tháng, có lúc chỉ số này đạt cao nhất là 55%, nhưng cũng có lúc chỉ số này chỉ đạt 8,4%, trong bốn tháng liên tục từ tháng 5/2010 đến tháng 9/2010 chỉ số này đạt tỷ lệ thấp nhất (Đồ thị 2.18). Với đặc điểm tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi các TCTD là nguồn tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu thanh khoản, nên việc chỉ số trạng thái tiền mặt quá thấp sẽ dẫn đến khả năng mất
an tồn thanh khoản. Cịn khi chỉ số này quá cao thì hiệu quả sử dụng vốn của VIETBANK thấp, do lợi nhuận của nguồn dự trữ thanh khoản này thường thấp hơn nhiều so với việc cho vay.
Đồ thị 2.18: Sự biến động của chỉ số trạng thái tiền mặt của VIETBANK từ tháng 12/2008 đến tháng 10/2011
Với ý nghĩa quan trọng của chỉ số H3 như vậy, ta lựa chọn chỉ số H3 làm biến phụ thuộc, các chỉ số H1, H2, H4, H5, H6, H7, H8 làm biến độc lập và sử dụng Eviews 6.0 xác định mối quan hệ giữa các chỉ số. Việc xác định các chỉ số thanh khoản có mối quan hệ với nhau hay khơng, mối quan hệ đó (nếu có) như thế nào sẽ giúp cho nhà quản trị có chiến lược quản trị tốt nhất các chỉ số thanh khoản nói chung và chỉ số H3 nói riêng. Quản trị chỉ số trạng thái tiền mặt phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa với các chỉ số thanh khoản khác để đạt mục tiêu nhà quản trị mong muốn.
Sử dụng công cụ xác định mối tương quan giữa các biến trong Eviews 6.0 ta được ma trận tương quan giữa các biến như sau: