Phân tích tổng hợp các chỉ số của VIETBANK các năm 2007, 2008,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 59)

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠ

2.3.1.9 Phân tích tổng hợp các chỉ số của VIETBANK các năm 2007, 2008,

2009, 2010, 2011

Các ngân hàng hoạt động trước hết phải tuân thủ các quy định về các chỉ số an toàn của ngân hàng nhà nước. Tùy từng đặc điểm của các ngân hàng mà các chỉ số an tồn được duy trì ở các mức độ khác nhau. Nhìn một chỉ số chúng ta khơng thể nhận định tình hình thanh khoản của ngân hàng đó đang ở mức độ an toàn cao hay thấp, mà ta phải nhìn tổng quan các chi số, đặt trong mối quan hệ với tình hình thị trường ngành ngân hàng. Ví dụ, trong bối cảnh lạm phát, ngân hàng nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thặt chặt, NHNN kiểm soát mức lãi suất trần huy động mà mức lãi suất này không thu hút được người dân gửi tiền thì đương nhiên việc huy động vốn của ngân hàng đó sẽ gặp khó khăn. Khi đó các chỉ số có liên quan đến chỉ tiêu huy động tiền gửi khách hàng sẽ bị ảnh hưởng như H5, H8. Hay trong bối cảnh NHNN kiểm sốt việc tăng trưởng tín dụng, khi đó tổng tài sản Có của ngân hàng cũng sẽ bị khống chế tăng trưởng ở mức độ nhất định do chỉ tiêu cho vay là một bộ phận cấu thành chủ yếu lên tổng tài sản Có của ngân hàng. Dư nợ càng cao thì khả năng thanh khoản càng thấp và ngược lại dư nợ thấp thì thanh khoản càng cao. Tuy nhiên, thanh khoản cao do dư nợ thấp hầu như không phải là lựa chọn của các ngân hàng bởi dư nợ cao thì đồng nghĩa với nguồn thu nhập cũng gia tăng.

Chúng ta nhận thấy rằng năm 2008, 2009, 2010 đều là những năm hoạt động của VIETBANK đều có những biến động đặc biệt, những biến động đó đều ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số thanh khoản.

động với quy mơ của một Sở giao dịch tại Sóc trăng do đó các chỉ số đều cao so với năm 2007. Các chỉ số H1, H2, H3, H5, H7, H8 đều cao hơn so với năm 2009, 2010 và

chỉ số H4 năm 2008 thấp hơn năm 2009, 2010. Chỉ số H6 của VIETBANK trong năm này thấp hơn các năm khác là do ngân hàng nắm giữa rất ít các chứng khốn đầu tư. Tuy nhiên thực tế VIETBANK không cần phải duy trì chỉ số H6 cao với mục đích dự trữ thanh khoản khi mà ngân hàng đã chủ động thực hiện phương án tăng vốn cho chiến lược phát triển mở rộng vào năm 2009.

Năm 2009 là năm VIETBANK thực hiện mở rộng mạng lưới rộng khắp tại các tỉnh thành phố lớn. Từ quy mô hoạt động với một Sở giao dịch, đến cuối năm 2009 VIETBANK đã có tới 33 điểm giao dịch đặt tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Cùng với việc mở rộng hệ thống là các chương trình phát triển sản phẩm huy động và sản phẩm cho vay, do đó, so với năm 2008, các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán đều tăng trưởng rất cao. Vì thế các chỉ số phản ánh trạng thái thanh khoản trong năm 2009 đều biến động giảm rất nhiều so với năm 2008.

Đến năm 2010, vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao với việc tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, cùng với việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ, các hệ số của VIETBANK vẫn ở các con số an toàn khi kết thúc năm tài chính.

Năm 2011, khi hệ thống hoạt động đã đi vào ổn định thì cúng là lúc thị trường đầy biến động, các chỉ số thanh khoản của VIETBANK đều có xu hướng biến động yếu đi so với các chỉ số trong năm 2010, tiêu biểu là các chỉ số chứa đựng nhiều rủi ro thì tăng lên (gồm H4, H5) còn các chỉ số dự trữ thanh khoản lại giảm (gồm H3, H7, H8) (Xem tổng hợp các hệ số thanh khoản của VIETBANK qua các năm ở phụ lục 5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)