Chỉ số chứng khoán trên tổng tài sản Có (H6)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠ

2.3.2.6 Chỉ số chứng khoán trên tổng tài sản Có (H6)

Bảng 2.14: Bảng chỉ số H6 các ngân hàng qua các năm

NGÂN HÀNG Chỉ số H6 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 VIETBANK 11 8 11 15 16 KIÊN LONG 2 0 7 16 17 ĐẠI Á 2 10 4 15 11 ĐẠI TÍN 1 0 8 16 17

Chứng khoán thanh khoản là các trái phiếu chính phủ mới có thể được chuyển đổi nhanh chóng ra tiền khi các ngân hàng đem giao dịch trên thị trường mở. Tuy nhiên, các ngân hàng chúng ta đang so sánh chủ yếu là nắm giữ chứng khoán nợ từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, bản thân nó cũng chứa đựng nhiều sự rủi ro và như vậy, sự chuyển hóa các chứng khốn này thành tiền sẽ gặp khó khăn khi mà khả năng tài chính của các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế phát hành gặp khó khăn. Tuy khơng thể giao dịch thuận lợi như trái phiếu chính phủ, nhưng nếu các ngân hàng này đều nắm giữ chứng khốn của các TCTD có uy tín, nguồn lực tài chính mạnh thì khả năng chuyển hóa thành tiền của các chứng khốn này cũng dễ dang hơn khi cần. Vì vậy nắm giữ nhiều chứng khoán này cũng là con dao hai lưỡi.

Đồ thị 2.14: Chỉ số H6 các ngân hàng qua các năm

2.3.2.7 Chỉ số trạng thái rịng đối với các tổ chức tín dụng (H7)

Chỉ số H7 các ngân hàng phản ánh tỷ lệ giữa tiền gửi và cho vay các TCTD/tiền gửi và tiền vay từ các TCTD. Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của các ngân hàng càng tốt. Sự biến động của chỉ số này ở các ngân hàng

được thể hiện trên đồ thị 2.15. Đến năm 2011, chỉ số này ở các ngân hàng cũng có xu hướng giảm và đều ở trạng thái âm. Điều này cho thấy thanh khoản của các ngân hàng này đều đang phụ thuộc vào các tổ chức tín dụng khác.

Bảng 2.15: Bảng chỉ số H7 các ngân hàng qua các năm

NGÂN HÀNG Chỉ số H7 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 VIETBANK 155 396 245 70 61 KIÊN LONG 95 263 110 123 87 ĐẠI Á 4.038 253 278 185 96 ĐẠI TÍN 55 106 48 60 55

Đồ thị 2.15: Chỉ số H7 các ngân hàng qua các năm

2.3.2.8 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi NHNN + Tiền gửi tại các TCTD)/Tiền gửi khách hàng (H8) khách hàng (H8)

Từ năm 2007 đến năm 2010, chỉ số H8 của VIETBANK đều cao hơn các ngân hàng khác bởi VIETBANK dự trữ lượng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi tại các TCTD khá lớn so với lượng tiền huy động được từ phía khách hàng. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản của VIETBANK phản ánh qua chỉ số này tốt hơn các ngân hàng khác. Năm 2011, các ngân hàng so sánh đều đang cải thiện tích cực chỉ số này, tuy nhiên chỉ có Đại Á có sự thay đổi đáng kể và vượt qua VIETBANK về chỉ số này. VIETBANK và Đại Á là hai ngân hàng dự trữ lượng tiền vượt mức so với lượng tiền gửi khách hàng trong khi Đại Tín và Kiên Long dự trữ khá thấp. Điều này cho thấy khả năng ứng phó với sự rút vốn từ phía khách hàng của VIETBANK và Đại Á tốt hơn so với hai ngân hàng còn lại.

Bảng 2.16: Bảng chỉ số H8 các ngân hàng qua các năm NGÂN HÀNG Chỉ số H8 (%) NGÂN HÀNG Chỉ số H8 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 VIETBANK 693 1.090 49 117 109 KIÊN LONG 69 31 35 34 63 ĐẠI Á 13 39 42 66 225 ĐẠI TÍN 49 48 31 41 43

Đồ thị 2.16: Chỉ số H8 các ngân hàng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)