1.3. Quản trị rủi ro thanh khoản
1.3.4.3. Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản
Để dự báo thanh khoản, các ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
Phương pháp này bắt nguồn từ hai thực tế đơn giản sau:
- Một là, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm;
- Hai là, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng.
Ngay từ đầu năm, ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trong năm. Bất cứ khi nào cung thanh khoản và cầu thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản. Độ lệch này được xác định như sau:
Độ lệch thanh khoản (liquidity gap) = Tổng cung thanh khoản (1) - Tổng cầu thanh khoản (2)
Khi (1) > (2): Độ lệch thanh khoản dương. Ngân hàng phải nhanh chóng đầu tư phần thanh khoản dương này để sinh lợi.
Khi (1) < (2): Độ lệch thanh khoản âm. Ngân hàng phải tìm kiếm kịp thời các nguồn tài trợ khác nhau với chi phí thấp nhất để bù đắp cho phần thanh khoản thiếu hụt.
Trên thực tế, các bước cơ bản trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn như sau:
- Tiền vay và tiền gửi phải được dự báo trong khoảng thời gian hoạch định thanh khoản đã cho (ngày, tháng, quý).
- Những thay đổi về tiền vay và tiền gửi phải được tính tốn cho cùng khoảng thời gian xác định đó.
- Nhà quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng, hoặc thặng dư hay thiếu hụt dựa vào sự biến đổi của tiền gửi và cho vay.
Để xây dựng mơ hình dự báo về tiền gửi và tiền vay trong tương lai, nhà quản trị có thể sử dụng các kỹ thuật thống kê khác nhau cộng với kinh nghiệm của mình. Chẳng hạn, một mơ hình dự báo về sự thay đổi trong tiền gửi và tiền vay có thể như sau:
- Thay đổi dự kiến của tiền vay phụ thuộc vào các biến số: Tăng trưởng GDP dự kiến, lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến, tỷ lệ tăng trưởng về cung ứng tiền của NHNN, tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng, tỷ lệ lạm phát ước tính.
- Thay đổi dự kiến của tiền gửi phụ thuộc vào các biến số: Tăng trưởng về thu nhập cá nhân dự kiến, mức tăng bán lẻ ước tính, tỷ lệ tăng trưởng về cung tiền của NHNN, lãi suất dự kiến của tiền gửi trên thị trường tiền tệ, tỷ lệ lạm phát dự kiến. Sau khi xây dựng được mơ hình dự báo nêu trên, ngân hàng có thể ước lượng nhu cầu thanh khoản bằng cách tính:
Mức thặng dư (+) hay thiếu hụt (-) thanh khoản = Thay đổi dự kiến của tiền gửi – Thay đổi dự kiến của tiền vay
Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn
Phương pháp này được tiến hành theo trình tự hai bước:
Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành nhiều loại trên cơ sở ước lượng xác suất rút tiền của khách hàng. Chẳng hạn, tiền gửi và các nguồn khác của ngân hàng có thể chia thành 3 loại:
Loại 1: Ổn định thấp;
Loại 2: Ổn định vừa phải;
Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại tiền gửi trên cơ sở ấn định tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng. Ví dụ:
Loại 1: 95%
Loại 2: 40%
Loại 3: 20%
Như vậy, nhu cầu thanh khoản cho tổng các loại tiền gửi được tính như sau:
Dự trữ thanh khoản cho tài sản nợ huy động = 95% x (Loại 1 – DTBB) + 40% x (Loại 2 – DTBB) + 20% x (Loại 3 – DTBB)
Đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phải sẵn sàng khi khách hàng có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện tín dụng tức là các khoản vay có chất lượng cao. Trong trường hợp này, tổng nhu cầu thanh khoản là:
Dự trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản cho tài sản nợ huy động + Nhu cầu tiền vay tiềm năng.
Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống
Phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước:
Bước 1: Ngân hàng dự đoán khả năng xảy ra của mỗi trạng thái thanh khoản theo ba cấp độ:
- Khả năng xấu nhất khi: tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền vay lên cao trên mức dự kiến.
- Khả năng tốt nhất khi: tiền gửi lên cao trên mức dự kiến hoặc tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến.
- Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức:
Trong đó:
Pi: Xác suất tương ứng với một trong ba khả năng
SDi: Thặng dư hay thiếu hụt thanh khoản theo mỗi khả năng
Trạng thái thanh khoản dự kiến =
i
n
Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản
Phương pháp tính tốn nhu cầu thanh khoản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Các chỉ số này cũng có thể được dùng để đo lường thanh khoản trong ngân hàng và tạo ra giới hạn cho việc quản trị RRTK. Việc phân tích xu hướng phát triển của các chỉ số này có thể giúp ngân hàng đưa ra cảnh báo khi tình huống trở nên xấu đi. Trong quá trình đánh giá, các chỉ số cần được đánh giá theo thời gian, so sánh với hạn mức quy định và các mức cảnh báo, kết hợp các chỉ số thanh khoản với nhau để có cái nhìn tồn diện. Thơng thường các chỉ số thanh khoản sau đây được sử dụng:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR):
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM hiện nay là 9%, tăng 1% so với quy định của Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005.
Cách xác định hệ số CAR:
Hệ số CAR thể hiện mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng. Nói cách khác, CAR thể hiện khả năng chống lại những cú sốc về tài chính của các ngân hàng.
- Chỉ số giới hạn huy động vốn
Chỉ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990, các NHTM phải duy trì chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 5%. Chỉ số này càng cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng càng được đảm bảo.
Hệ số CAR = Vốn tự có
Tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi
Chỉ số giới hạn huy động vốn =
Vốn tự có
- Chỉ số vốn tự có trên Tổng tài sản
Chỉ số này phản ánh vốn tự có chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm so với tổng tài sản của ngân hàng. Theo quyết định 107/QĐ/NH.5 ngày 9/6/1992 các TCTD phải duy trì tỷ lệ này tối thiểu là 5%. Cũng giống như chỉ số giới hạn huy động vốn, chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng được đảm bảo.
- Chỉ số tài sản thanh khoản
Đây là một trong các chỉ số đánh giá sự lành mạnh về thanh khoản của ngân hàng theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF đã được nhiều nước áp dụng.
Trong bảng cân đối của ngân hàng, tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác và các chứng khoán thanh khoản như Trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc… (được gọi chung là chứng khốn Chính phủ) là những TSC có tính thanh khoản cao nhất nên có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt [1, tr. 486]. Vì vậy, đây cũng chính là “vùng đệm” cho các ngân hàng để sẵn sàng đối phó với các tình huống căng thẳng thanh khoản bất kỳ lúc nào. Chỉ số tài sản thanh khoản so với TTS được tính như sau:
Chỉ số tài sản thanh khoản càng lớn thì khả năng chống đỡ với áp lực thanh khoản càng cao; nói cách khác, chỉ số này càng cao, ngân hàng càng ít có nguy cơ gặp RRTK. Tuy nhiên, việc duy trì chỉ số này cao khơng hồn tồn là có lợi. Vì hầu hết các tài sản thanh khoản trên đều có khả năng sinh lợi thấp. Chính vì vậy, nếu duy trì quá nhiều các TSC loại này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, hay nói cách khác, ngân hàng sẽ tốn chi phí cơ hội khi không dùng khoản tiền này để đầu tư cho một khoản mục có mức sinh lợi cao hơn.
=
Tổng tài sản Chỉ số tài sản
thanh khoản
Tiền mặt + Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại TCTD Chứng khốn thanh khoản + Chỉ số vốn tự có/ Tổng tài sản = Vốn tự có Tổng tài sản
- Chỉ số năng lực cho vay
Các khoản cho vay là phần tài sản kém tính thanh khoản nhất. Tỷ lệ phần tài sản này trong TTS càng lớn thì có nghĩa là ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản kém thanh khoản, do đó tính thanh khoản của ngân hàng cũng giảm tương ứng.
- Chỉ số dư nợ trên tiền gửi của khách hàng
Chỉ số dư nợ trên tiền gửi của khách hàng thể hiện mối tương quan giữa huy động vốn và cho vay hay ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
Ngoài các chỉ số trên, ngân hàng cũng có thể sử dụng các chỉ số thanh khoản khác nhằm giám sát tốt hơn tình trạng RRTK của mình, gồm có:
- Nhóm các tỷ lệ về nguồn vốn: tỷ lệ tiền gửi khơng kỳ hạn/ tiền gửi có kỳ hạn; Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn / tổng nguồn vốn; Tỷ lệ khách hàng có tiền gửi lớn/ tổng vốn huy động khách hàng; Tỷ lệ vốn huy động thị t ruờng 2/tổng nguồn vốn; Tỷ lệ vốn huy động t hị t ruờng 2/TTS;…
- Nhóm tỷ lệ về sử dụng vốn: Tỷ lệ đầu tư GTCG/ TTS; Tỷ lệ cho vay thị trường 2/ tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ hoặc Tỷ lệ nợ xấu/ TTS;…
- Nhóm tỷ lệ về cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn: Tỷ lệ tiền gửi và cho vay trên thị trường 2/ tỷ lệ tiền gửi và đi vay từ thị trường 2; Tỷ lệ tổng huy động khách hàng/tổng cho vay khách hàng;…
(Trong đó: thị trường 1 là thị trường diễn ra các giao dịch (huy động
hoặc cho vay) giữa TCTD với khách hàng là TCKT hay dân cư; còn thị trường 2
là thị trường liên ngân hàng, tức là nơi diễn ra các giao dịch giữa các TCTD với nhau.)
Chỉ số dư nợ/ Tiền gửi khách hàng
Dư nợ
Tiền gửi của khách hàng =
Chỉ số năng lực cho vay Dư nợ Tổng tài sản =