Chỉ số tài sản thanh khoản của Kienlongbank từ 2009-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP kiên long , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

giai đoạn 2009 - 2012

Nguồn: BCTC của Kienlongbank và tính tốn của tác giả

Qua biểu đồ nhận thấy, ngoại trừ năm 2010 các tài sản thanh khoản có sự sụt giảm thì giai đoạn từ năm 2010 - 2012, tỷ trọng này đã đuợc cải thiện đáng kể trong TTS, tăng từ 17,40% năm 2010 lên 32,23% trong năm 2012. Tỷ lệ này đã đạt trên mức quy định tối thiểu chung cho các NHTM ở một số nước Châu Á và do đó trong giai đoạn này, Kienlongbank cũng đã đảm bảo được các tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN. Chi tiết như sau:

Bảng 2.3: Tỷ lệ khả năng chi trả của Kienlongbank năm 2009

Tỷ lệ khả năng chi trả Năm 2009

Quy định của NHNN (theo QĐ 457/2005/QĐ-NHNN)

- Tỷ lệ giữa tổng tài sản "Có" có thể thanh tốn ngay và tổng tài sản "Nợ" phải thanh toán trong 7 ngày làm việc tiếp theo

1,02 Tối thiểu bằng 1

- Tỷ lệ giữa giá trị tài sản "Có" có thể thanh toán và các tài sản "Nợ" sẽ đến hạn thanh toán trong 1 tháng tiếp theo

70,6% Tối thiểu bằng 25%

Bảng 2.4: Tỷ lệ khả năng chi trả của Kienlongbank từ năm 2010 - 2012 Tỷ lệ khả năng chi trả 2010 2011 2012 Tỷ lệ khả năng chi trả 2010 2011 2012 Quy định của NHNN (theo Thông tư 13/2010/TT- NHNN) - Tỷ lệ tổng tài sản "Có" thanh

tốn ngay và tổng nợ phải trả 17,65% 17,36% 26,10% Tối thiểu bằng 15% - Tỷ lệ tổng tài sản "Có" đến hạn

thanh toán và tổng nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo

1,14 1,17 1,08 Tối thiểu bằng 1

Nguồn: Báo cáo một số tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Kienlongbank

Trong số những tài sản thanh khoản, tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD chiếm bình quân trên 50%. Thực tế bên cạnh số vốn khả dụng mà Kienlongbank gửi có kỳ hạn tại TCTD khác để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, phần lớn các khoản tiền gửi còn lại là từ nguồn nhận vốn của các TCTD khác, nhằm hưởng phần trăm lãi suất chênh lệch. Do hoạt động liên ngân hàng tại Kienlongbank phát triển rất mạnh, mới bắt đầu tham gia thị trường vào giữa năm 2008 nhưng tính đến đầu năm 2012 đã có trên 40 đối tác TCTD trong và ngồi nước, quy mơ và khối lượng giao dịch nhận hay gửi tiền đều tăng cao. Việc gửi vốn có kỳ hạn cho các TCTD trên thị trường liên ngân hàng đóng góp một phần lợi nhuận đáng kể trong hoạt động của Kienlongbank, đặc biệt vào các năm 2009, 2010 (theo các báo cáo tổng kết tại Kienlongbank, năm 2009 lợi nhuận từ hoạt động liên ngân hàng đạt 8,6 tỷ đồng; năm 2010 đạt 18,2 tỷ đồng).

Như vậy, tiền gửi có kỳ hạn của Kienlongbank tại các TCTD có thể nhanh chóng giảm mạnh khi các khoản kinh doanh nhận gửi vốn LNH đến hạn. Bên cạnh đó, trong điều kiện thanh khoản của một số ngân hàng gặp khó khăn, khơng thanh tốn được các khoản tiền gửi đến hạn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản của Kienlongbank, mặc dù trên bảng CĐKT, tài sản thanh khoản vẫn chiếm tỷ lệ cao. Thật vậy, từ những tháng cuối năm 2011 và kéo dài suốt năm 2012, Kienlongbank vẫn chưa thu hồi hết các khoản tiền gửi quá hạn đã gửi tại các TCTD khác.

Ngồi ra, có một thực tế diễn ra, đó là để tăng TTS vào dịp cuối năm, một số NHTM (trong đó có Kienlongbank) đã thực hiện nhận gửi vốn đối ứng qua lại với một TCTD khác. Do vậy, một phần dòng tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD là dịng tiền khơng thực.

Do đó, nếu loại trừ các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác thì chỉ số tài sản thanh khoản sẽ phản ánh độ an toàn của ngân hàng trước nguy cơ RRTK thơng qua việc dự phịng bao nhiêu tài sản có tính thanh khoản cao một cách chính xác hơn.

Bảng 2.5:Chỉ số tài sản thanh khoản (loại trừ tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD khác) của Kienlongbank từ năm 2009 - 2012

ĐVT: tỷ đồng Chỉ số 2009 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tài sản thanh khoản 244 3.27 1,590 12.50 2,483 13.91 4,382 23.59

Trong đó:

- Tiền mặt 54 0.73 59 0.46 113 0.63 114 0.61

- Tiền gửi tại NHNN 45 0.60 384 3.02 885 4.96 413 2.22

- Tiền gửi không kỳ hạn tại

các TCTD khác 145 1.93 1,148 9.02 1,485 8.32 1,056 5.68 - Chứng khốn Chính phủ - - - - - - 2,800 15.07 2. Tổng tài sản 7,478 100 12,723 100 17,849 100 18,581 100 Chỉ số tài sản thanh khoản (Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/TTS) 3.27% 12.50% 13.91% 23.59%

Nguồn: BCTC của Kienlongbank và tính tốn của tác giả

Theo bảng số liệu ta thấy khi loại trừ các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD khác thì tỷ lệ tài sản thanh khoản của Kienlongbank trong các năm 2009, 2010 và 2011 tương đối thấp, tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 13,91% trong năm 2011 và ngân hàng cũng khơng có bất kỳ khoản đầu tư chứng khốn Chính phủ nào đủ điều kiện tái chiết khấu với NHNN. Tỷ lệ dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao q thấp, nếu có các nhu cầu thanh toán lớn, đột xuất, để đảm bảo khả năng chi trả của mình Kienlongbank sẽ phải bán các tài sản Có khác hoặc buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao, rõ ràng nguy cơ RRTK của ngân hàng rất cao.

Sang năm 2012, nhận thấy được lợi ích từ việc nắm giữ chứng khốn Chính phủ để đảm bảo thanh khoản và một phần vì nguồn vốn ứ đọng trong điều kiện cho vay khó khăn, nợ xấu gia tăng nên từ đầu năm 2012 trở đi, Kienlongbank đã chú trọng hơn đến loại tài sản thanh khoản này. Trong năm, Kienlongbank đã dùng vốn khả dụng để đầu tư mua Trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu NHNN, nâng tỷ lệ chứng khốn Chính phủ trong tổng tài sản lên 15,07%, do đó chỉ số tài sản thanh khoản cũng được cải thiện đáng kể, tăng từ 13,91% năm 2011 lên 23,59% năm 2012, điều này giúp Kienlongbank gia tăng “vùng đệm” phòng tránh nguy cơ RRTK nhưng chi phí cơ hội bỏ ra để dự trữ lượng tài sản thanh khoản này cao nên lợi nhuận ngân hàng cũng sụt giảm.

2.3.3.4. Chỉ số năng lực cho vay

Bảng 2.6: Chỉ số năng lực cho vay của Kienlongbank từ năm 2009 - 2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay 4.874 7.008 8.404 10.183

Tổng tài sản 7.478 12.723 17.849 18.581

Chỉ số năng lực cho vay

(%) 65,18 55,08 47,08 52,11

Nguồn: BCTC của Kienlongbank và tính tốn của tác giả

Qua bảng 2.6 ta thấy hoạt động chủ yếu của Kienlongbank vẫn là hoạt động tín dụng, chỉ số năng lực cho vay qua các năm 2009, 2010, 2012 đều trên 50%, lần lượt là 65,18%; 55,08%; 52,11%. Chỉ riêng năm 2011, chỉ số này dưới mức 50% do trong năm 2011, với quy định tăng trưởng tín dụng của các NHTM tối đa không quá 20%, dẫn đến dư nợ cho vay tăng thấp hơn so với tốc độ tăng tổng tài sản nên chỉ số năng lực cho vay giảm xuống mức 47,08%.

Có thể nói chỉ số năng lực cho vay là chỉ số thanh khoản âm vì trong tổng tài sản “Có” thì cho vay có tính thanh khoản thấp nhất. Do đó trong giai đoạn năm 2009 - 2012, chỉ số năng lực cho vay đều ở mức cao (trên 50%) trong khi các tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay này phần lớn có tính thanh khoản rất thấp (bất động sản và động sản chiếm 88%), dẫn đến RRTK cho ngân hàng.

Như vậy, mặc dù lợi nhuận thu được chiếm phần lớn từ hoạt động tín dụng, nhưng hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ RRTK cao. Vì vậy, ngân hàng cần có chiến lược cân đối phù hợp giữa quản trị tín dụng và quản trị thanh khoản để mang lại lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất.

2.3.3.5. Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng

Để phân tích rõ hơn tình hình thanh khoản của Kienlongbank chúng ta xem xét thêm tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng (LDR). Thơng qua chỉ số LDR chúng ta có thể đánh giá sơ bộ dư nợ cho vay của Kienlongbank tương ứng bao nhiêu phần trăm trong tổng tiền gửi khách hàng. Tương tự như chỉ số năng lực cho vay, chỉ số LDR càng lớn thì RRTK càng cao hơn.

Bảng 2.7: Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng của Kienlongbank từ năm 2009 - 2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay 4.874 7.008 8.404 10.183

Tiền gửi của khách hàng 4.794 6.597 8.177 11.137

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi

khách hàng (%) 101,67 106,23 102,77 86,95

Nguồn: BCTC của Kienlongbank và tính tốn của tác giả

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng của Kienlongbank từ năm 2009 - 2012

Nguồn: BCTC của Kienlongbank và tính tốn của tác giả

Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 có thể nhận thấy giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, chỉ số LDR của Kienlongbank ln duy trì ở mức lớn hơn 100%, như vậy

Kienlongbank đã dành toàn bộ số tiền gửi huy động được từ khách hàng để cho vay, khơng những thế, cịn cho vay vượt mức huy động.

Nguyên nhân là do Kienlongbank vẫn cịn là ngân hàng có quy mơ nhỏ, chưa tạo được thương hiệu cũng như uy tín cần thiết trên thị trường, nên khả năng thu hút tiền gửi khách hàng cịn rất hạn chế, trong khi đó hoạt động tín dụng lại là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, nguồn vốn huy động thấp và chủ yếu được sử dụng để cho vay ra dẫn đến tỷ lệ này ln vượt mức 100%. Vì vậy, để đảm bảo DTBB và đảm bảo khả năng thanh khoản, Kienlongbank thường phải nhận tiền gửi hoặc vay từ các TCTD khác.

Năm 2012, do hạn chế tăng trưởng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu nên tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm, chỉ đạt 15,23% (năm 2011 đạt 19,91%), trong khi đó tốc độ huy động tiền gửi lại tăng cao hơn so với các năm trước đó, đạt 36,2% (năm 2011 tỷ lệ này là 23,9%) làm cho chỉ số LDR có xu hướng giảm, giảm từ mức 102,77% năm 2011 xuống còn 86,95%.

Mặc dù chỉ số này có xu hướng giảm trong năm 2012, nhưng vẫn ở mức khá cao so với một số các NHTM khác (biểu đồ 2.8). Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng trong điều kiện hệ thống ngân hàng vẫn nhiều cịn khó khăn.

Biểu đồ 2.8: So sánh tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng của một số NHTM năm 2012

2.3.3.6. Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn/tổng tiền gửi của khách hàng

Bên cạnh việc sử dụng vượt mức vốn huy động từ tiền gửi khách hàng để cho vay dẫn đến nguy cơ RRTK như phân tích trên, thì với cơ cấu nguồn vốn huy động của Kienlongbank chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn cũng là mối lo ngại lớn trong công tác quản trị RRTK tại ngân hàng. Bởi ngân hàng huy động tiền gửi ngắn hạn càng nhiều thì khả năng bị rút tiền càng cao khi có biến cố xảy ra.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của Kienlongbank từ năm 2009 - 2012

Nguồn: BCTC của Kienlongbank và tính tốn của tác giả

Qua biểu đồ 2.9 ta thấy cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn tại Kienlongbank chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn, lần lượt chiếm 89,79%, 92,48%, 93,68% trong các năm 2009, 2010, 2011.

Nguyên nhân vào giai đoạn này, NHNN quy định mức lãi suất tối đa bằng nhau cho tất cả các kỳ hạn; bên cạnh đó, nguồn vốn khan hiếm khiến thị trường luôn có hiện tượng “vượt trần”, chạy đua cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM. Trong bối cảnh đó, việc thu hút nguồn vốn dài hạn vơ cùng khó khăn. Thật vậy, mặc dù các NHTM nói chung và Kienlongbank nói riêng đã tung ra nhiều sản phẩm huy động kỳ hạn dài với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng nhưng không thành công, khách hàng có xu hướng chọn lựa gửi tiền ở kỳ hạn ngắn vì tính linh hoạt. Tính linh hoạt thể hiện ở việc khách hàng có thể dễ dàng chuyển tiền gửi sang kênh đầu tư khác, chuyển sang gửi tại NHTM khác có nhiều ưu đãi hơn, trong khi lãi suất không chênh lệch lớn so với kỳ hạn dài, thậm chí lợi tức thu được cịn cao hơn.

Tuy nhiên trong năm 2012, có một sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu huy động theo kỳ hạn của Kienlongbank, tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn từ 6,32% năm 2011 tăng lên 22,54% trong năm 2012, tương ứng tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn giảm từ 93,68% giảm xuống cịn 77,46%. Bởi vì trong năm NHNN đã từng bước nới lỏng quy định trần lãi suất. Cụ thể, đầu tháng 6/2012, theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN, NHNN đã bỏ quy định trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, theo đó Kienlongbank đã thu hút được khách hàng gửi tiền ở các kỳ hạn dài hơn với cơ chế thỏa thuận lãi suất, đặc biệt với những sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi linh hoạt theo tháng, quý.

Như vậy tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn trong tổng nguồn huy động tiền gửi khách hàng có xu hướng giảm trong năm 2012, nhưng nhìn chung qua các năm tỷ lệ này vẫn rất cao. Việc huy động tiền gửi chủ yếu kỳ hạn ngắn và sử dụng hết nguồn này để cho vay sẽ dẫn đến Kienlongbank phải đối mặt với rủi ro kỳ hạn do việc sử dụng nguồn tiền gửi khách hàng ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Bảng 2.8: Tương quan kỳ hạn tiền gửi và cho vay của Kienlongbank từ năm 2009 – 2012 Đvt: tỷ đồng ≤ 3 tháng 3-12 tháng ≥ 12 tháng Năm 2009 Cho vay khách hàng 1,170 2,501 1,204 Tiền gửi khách hàng 3,913 392 489 Chênh lệch ròng -2,743 2,109 714 Năm 2010 Cho vay khách hàng 1,822 2,839 2,348 Tiền gửi khách hàng 5,748 353 496 Chênh lệch ròng -3,926 2,486 1,851 Năm 2011 Cho vay khách hàng 2,269 4,055 2,080 Tiền gửi khách hàng 7,527 147 518 Chênh lệch ròng -5,258 3,908 1,562 Năm 2012 Cho vay khách hàng 2,905 1,544 5,234 Tiền gửi khách hàng 8,433 194 2,510 Chênh lệch ròng -5,528 1,350 2,724

Bảng 2.8 cho thấy cơ cấu tiền gửi khách hàng tập trung chủ yếu ở kỳ hạn dưới hoặc bằng 3 tháng, tỷ lệ này bình quân qua các năm chiếm 84,09% trong tổng nguồn huy động tiền gửi khách hàng. Trong khi đó, dư nợ cho vay có kỳ hạn dưới hoặc bằng 3 tháng bình quân chỉ chiếm 26,75% tổng dư nợ cho vay. Vì vậy chênh lệch thanh khoản rịng kỳ hạn này ln bị âm.

2.3.3.7. Tỷ lệ tiền gửi và cho vay TT2 /tiền gửi và vay từ TT2

Còn gọi là chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD, phản ánh về hoạt động thị trường 2. Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Vì khi đó ngân hàng đang đi gửi nhiều hơn đi vay trên thị trường 2, do đó có thể nắm quyền chủ động trong thanh khoản và ngược lại.

Biểu đồ 2.10: Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD của Kienlongbank từ năm 2009 - 2012

Nguồn: BCTC của Kienlongbank và tính tốn của tác giả

Qua biểu đồ 2.10 nhận thấy, chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD lần lượt đạt 68,48% và 80,55% trong hai năm 2009 và 2010, vì tốc độ huy động khơng đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng cũng như do chưa đủ các điều kiện để tham gia nghiệp vụ thị trường mở, nên Kienlongbank thường xuyên phải vay mượn trên thị trường 2 để đảm bảo thanh khoản, đảm bảo DTBB thậm chí đáp ứng cho các nhu cầu kinh doanh khác. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ RRTK, đặc biệt vào dịp cuối năm, bởi lẽ vốn vay từ thị trường 2 là nguồn mang tính chất khơng ổn định và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP kiên long , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)