Đánh giá chung thực trạng quản trị RRTK tại Kienlongbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP kiên long , luận văn thạc sĩ (Trang 75)

2.4.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, Kienlongbank đã đưa ra được các tình huống, phương án, trình tự xử lý trong trường hợp thiếu hụt tạm thời về khả năng chi trả và trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản. Do đó, nếu có RRTK xảy ra thì ngân hàng thực hiện theo những kế hoạch đã đề ra mà khơng rơi vào tình trạng lúng túng, bị động khi đối phó.

Thứ hai, thơng qua mơ hình quản lý vốn theo cơ chế tập trung, Hội sở có thể nắm bắt được tình hình thanh khoản của từng chi nhánh để có thể điều hịa vốn thích hợp, đảm bảo khả năng thanh toán hàng ngày, đảm bảo duy trì tiền gửi DTBB cho toàn hệ thống.

Thứ ba, Kienlongbank có các quy định hợp lý về định mức tồn quỹ khác nhau đối với Hội sở và các chi nhánh. Hàng tháng hoặc hàng quý, Tổng Giám đốc sẽ quy

định lại các hạn mức tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác cho chi nhánh căn cứ vào số dư huy động bình quân và đề xuất của chi nhánh. Trên cơ sở đó, đảm bảo khả năng chi trả kịp thời, giảm thiểu rủi ro an toàn kho quỹ cũng như tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Những hạn chế 2.4.2.1. Những hạn chế

Về mơ hình tổ chức, đặc biệt là cơ cấu tổ chức quản trị RRTK của ngân hàng:

Mặc dù trên văn bản đã thành lập Ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) nhưng bộ phận này vẫn chưa thực hiện được chức năng của mình như việc đưa ra các chính sách quản trị, giám sát, dự báo về RRTK… Các công tác cân đối nguồn, điều chuyển vốn, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về trạng thái thanh khoản, đảm bảo DTBB và các tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN… đều tập trung ở Phòng QLKDV và Phòng QLKDV cũng trực tiếp đề xuất, tham mưu với Ban Tổng giám đốc để có các chỉ đạo xử lý trong trường hợp thặng dư hay thiếu hụt thanh khoản. Trên cơ sở những chỉ đạo đó, Phịng QLKDV lại tiếp tục thực hiện các giao dịch vốn trên thị trường LNH, đầu tư GTCG hay ban hành các văn bản quy định nội bộ cho chi nhánh về định mức tồn quỹ, về điều chuyển vốn…

Bên cạnh đó, vai trị của Phịng Quản lý rủi ro và Phịng Kiểm sốt nội bộ cịn khá mờ nhạt trong kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý thanh khoản của ngân hàng, do đó đã khơng phát hiện các thiếu sót và báo cáo kịp thời cho Ban Tổng giám đốc.

Về chiến lược quản trị thanh khoản:

Kienlongbank chưa đưa ra được chiến lược quản trị thanh khoản một cách bài bản mà chủ yếu dựa vào các quy định tác nghiệp cụ thể để thực hiện công tác quản trị thanh khoản. Trong đó, các quy định điều hành thanh khoản trong từng trạng thái dư thừa, thiếu hụt hay khủng hoảng thanh khoản đưa ra còn bao qt, khơng có quy định trách nhiệm cụ thể cho từng phòng ban, đơn vị trong tồn hàng. Khi phát sinh khó khăn thực tế, việc giải quyết thường mang tính tự phát cũng như được xem là nhiệm vụ chính của Ban lãnh đạo và Phòng QLKDV.

Về phương pháp quản trị RRTK:

Kienlongbank chỉ tính tốn độ lệch cung cầu thanh khoản căn cứ vào nguồn vốn dự kiến sẽ thu về và nhu cầu sử dụng vốn theo thời gian đến hạn của các hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền vay, tiền gửi, các cam kết bảo lãnh hoặc trên cơ sở thông tin cung cấp của các đơn vị. Như vậy, hồn tồn khơng có mơ hình dự báo thanh khoản theo sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô như: thay đổi tỷ giá, lãi suất, lạm phát cao, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ... Điều này dẫn đến việc xác định các trạng thái thanh khoản thường thiếu chính xác vì những biến động dịng tiền do khách hàng rút tiền gửi trước hạn, khách hàng đến hạn không trả nợ, các đơn vị cung cấp thơng tin khơng chính xác… Do đó, Ban quản trị Kienlongbank phải thường xuyên xử lý các trạng thái thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản.

Bên cạnh đó, Kienlongbank cũng chưa coi trọng phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản trong quản trị RRTK. Ngoại trừ các chỉ số về tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN, các chỉ số thanh khoản khác không được sử dụng để theo dõi cũng như quản trị một cách hợp lý. Cũng có nghĩa là, Kienlongbank chưa đưa ra được các giới hạn hạn mức đảm bảo thanh khoản riêng cho bản thân ngân hàng để làm căn cứ giám sát RRTK trong từng thời kỳ cụ thể.

Về tổ chức thực hiện điều hành thanh khoản:

Các công văn, văn bản mà Kienlongbank ban hành về điều hành thanh khoản chỉ chú trọng đến việc quản trị thanh khoản tại Hội sở chính, các chi nhánh chưa hiểu rõ trách nhiệm quản trị RRTK nên chưa thực sự chủ động hỗ trợ Hội sở nhận diện, đánh giá và cung cấp kịp thời các thông tin, số liệu phục vụ quản trị RRTK.

Hoạt động quản trị thanh khoản thực tiễn thiếu hẳn sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bao gồm cả các Phòng ban và các chi nhánh trong tồn hệ thống, chẳng hạn các đơn vị khơng báo cáo kịp thời kế hoạch sử dụng vốn, báo cáo khơng đầy đủ, khơng chính xác làm Phòng QLKDV thường xuyên bị động trong công tác cân đối nguồn; hay trường hợp Phòng Khách hàng doanh nghiệp liên tiếp yêu cầu vốn giải ngân các khoản vay lớn trong tình hình thanh khoản khó khăn…

Cân đối dòng tiền vào ra hàng ngày là một công việc thường xuyên và khá quan trọng trong công tác quản trị thanh khoản, tuy nhiên nhân viên phụ trách vẫn cịn thực hiện một cách thủ cơng, đơn thuần bằng Excel.

Các báo cáo theo thông tư 13 chưa được cập nhật online mà chỉ được thực hiện vào ngày hôm sau. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc SDV trong ngày, không đạt được hiệu quả tối ưu trong SDV. Bên cạnh đó, các báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là báo cáo ngắn hạn (dưới 1 tháng), thiếu các báo cáo phân tích và sử dụng nguồn dài hạn, điều này gây khó khăn cho ban quản trị Kienlongbank trong việc đưa ra kế hoạch sử dụng nguồn vốn trong dài hạn.

Kienlongbank chưa có bộ phận chun phân tích dự báo những diễn biến của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, Ban quản trị ngân hàng khó có thể chủ động phản ứng kịp thời trước những thay đổi của thị trường.

Những hạn chế thơng qua phân tích và kết quả đo lường các chỉ số thanh khoản:

Ngân hàng chưa chú trọng đến việc dự trữ tài sản thanh khoản dự phịng để đối phó với nguy cơ RRTK, thể hiện qua chỉ số tài sản thanh khoản rất thấp. Trong khi đó ngồi tiền mặt, tiền gửi thanh tốn tại các TCTD khác thì các loại chứng khốn Chính phủ cũng dễ dàng được giao dịch trên thị trường mở để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng tức thời. Do khơng có sẵn các loại chứng khoán này, nguồn vốn xử lý khi thiếu hụt thanh khoản chỉ tập trung và phụ thuộc vào nguồn vay tín chấp trên thị trường LNH.

Việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường 2 sẽ dẫn đến nguy cơ RRTK, tuy nhiên việc tận dụng tối đa các giao dịch như gửi vốn, cho vay trên thị trường 2 nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, nhất là khi các ngân hàng đối tác mất khả năng thanh toán hoặc phải ưu tiên chi trả các khoản tiền gửi của khách hàng trên thị trường 1.

Chỉ số năng lực cho vay cao thể hiện ngân hàng quá chú trọng vào tăng trưởng tín dụng là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, trong khi lại chưa cân đối giữa tăng trưởng tín dụng và huy động một cách hợp lý nên đã sử dụng vượt mức nguồn

tiền huy động từ khách hàng để cho vay, điều này đe dọa đến khả năng thanh khoản của ngân hàng

Ngoài ra, Kienlongbank vẫn chưa thực hiện tốt quản lý nguồn vốn theo kỳ hạn, cơ cấu vốn tập trung ngắn hạn trong khi các khoản cho vay thường ở kỳ hạn dài hơn dẫn đến rủi ro kỳ hạn và với tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng, không thu hồi được các khoản gốc, lãi làm cho nguy cơ RRTK cao hơn.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Thứ nhất, là một ngân hàng nhỏ, uy tín cịn chưa cao, nên chiến lược quản trị thanh khoản của Kienlongbank còn chịu nhiều áp lực từ yêu cầu về doanh số và lợi nhuận của các cổ đơng. Do đó mặc dù đã có những đánh giá về tầm quan trọng của việc dự trữ các tài sản thanh khoản hợp lý trước nguy cơ RRTK nhưng Kienlongbank vẫn ưu tiên lựa chọn tăng trưởng tín dụng.

Thứ hai, Ban lãnh đạo cịn thiếu kinh nghiệm trong cơng tác quản trị điều hành, đặc biệt là quản trị RRTK, chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác quản trị RRTK, đánh giá tầm quan trọng của RRTK chưa cao và chưa gắn kết được rủi ro này với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường… Trình độ chun mơn về RRTK và quản trị RRTK của đội ngũ cán bộ nhân viên Kienlongbank còn thấp, chưa được đào tạo bài bản nên trong hoạt động tác nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, khơng chun nghiệp và thiếu tính chủ động sáng tạo. Ngồi ra, do số lượng nhân sự làm công tác quản trị RRTK tại ngân hàng cịn q ít nên áp lực cơng việc lên mỗi cá nhân rất cao.

Thứ ba, Kienlongbank chưa có những thông báo rộng rãi mục tiêu của chính sách quản trị RRTK cho tất cả các cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống.

Thứ tư, Kienlongbank khơng có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện các phương pháp tổ chức cũng như việc tuân thủ các quy định về quản trị RRTK. Bên cạnh đó cũng khơng có các chế tài xử lý trong trường hợp cá nhân hoặc đơn vị sai phạm, làm ảnh hưởng đến công tác quản trị thanh khoản chung của ngân hàng.

Thứ năm, Kienlongbank chưa có phần mềm hỗ trợ cho cơng tác quản trị RRTK nên dẫn đến việc đo lường, dự báo nhu cầu thanh khoản không được kịp thời và chính xác.

Nguyên nhân khách quan từ bên ngồi

Hạn chế về khn khổ pháp lý của NHNN

Hầu hết các văn bản, quyết định của NHNN đều ban hành về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chưa có văn bản pháp luật nào trực tiếp quy định hay hướng dẫn, yêu cầu cách thức về quản trị RRTK trong hệ thống ngân hàng ở các mặt cụ thể như: chính sách, quy định, quy trình hay phương pháp đo lường RRTK. Sự thiếu định hướng này dẫn đến việc điều hành thanh khoản hàng ngày của các NHTM chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Ban lãnh đạo ngân hàng. Các quy chế, quy định quản lý thanh khoản ở các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ thường mang tính lý thuyết trên cơ sở tham khảo các ngân hàng khác.

Hạn chế trong hoạt động thanh tra giám sát của NHNN

Có thể nhận thấy, hoạt động thanh tra giám sát của NHNN về việc đảm bảo thanh khoản của các NHTM còn nhiều bất cập, chủ yếu là theo dõi sự tuân thủ các quy định dựa trên số liệu báo cáo thống kê theo định kỳ, việc xử lý và phân tích thơng tin vẫn chỉ mang tính đơn giản. Thật vậy, nhìn vào các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Thông tư số 19/2010/TT- NHNN hay Thông tư 15/2009/TT-NHNN, hầu hết các NHTM đều đảm bảo tốt. Tuy nhiên thực tế tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro nói chung và RRTK nói riêng. Chẳng hạn trong một thời gian dài, các NHTM liên tiếp ban hành các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn dài nhưng cho phép khách hàng được rút vốn trước hạn và được hưởng lãi suất ưu đãi theo kỳ duy trì thực tế. Đến khi NHNN ban hành văn bản số 3772/NHNN-CSTT ngày 21/6/2012 yêu cầu các TCTD phải niêm yết rõ các mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi rút trước hạn thì một hình thức huy động khác được thay thế, một số NHTM ban hành sản phẩm tiền gửi dài hạn lãi suất cao, khi khách hàng có nhu cầu rút vốn trước hạn thì các tổ chức này sẽ thực hiện hợp đồng vay cầm cố sổ tiết kiệm lại cho khách hàng với lãi suất tiền vay bằng lãi suất tiền gửi. Như vậy khách hàng vẫn có thể rút vốn trước hạn và hưởng lãi suất cao.

Những điều này giúp các NHTM giảm mức tiền gửi DTBB tại NHNN, thu hút khách hàng trong cuộc chạy đua huy động vốn, đồng thời đáp ứng được quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là 30%. Tuy nhiên đã có một sự chênh lệch lớn giữa kỳ hạn danh nghĩa và kỳ hạn phải hoàn trả vốn thực tế mà chưa thấy sự cảnh báo rủi ro của Cơ quan thanh tra giám sát.

Hạn chế trong điều hành quản lý hoạt động thị trường LNH của NHNN

Thị trường LNH với chức năng chính là bù đắp thiếu hụt tạm thời DTBB, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn. Tuy nhiên thực tế trong nhiều năm qua, các ngân hàng có khuynh hướng kinh doanh vốn trên thị trường này. Thật vậy, các NHTM có quy mơ nhỏ thường nhận vốn LNH và xoay vòng đồng vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh dài hạn như cho vay, đầu tư… Trong khi đó các NHTM quy mơ lớn, nguồn vốn khả dụng tương đối dồi dào, thay vì cho vay khách hàng, đã sử dụng vốn để cho vay trên thị trường LNH nhằm tìm kiếm mức chênh lệch lãi suất cao hơn trong thời điểm căng thẳng thanh khoản. Thật vậy, giai đoạn từ năm 2009 - 2011, nhu cầu thanh khoản khiến lãi suất trên thị trường LNH có lúc đã tăng vọt trên 30%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Như vậy, với cơ chế buông lỏng quản lý của NHNN, thị trường LNH gần như đã không được tổ chức và sắp xếp một thời gian dài dẫn đến hệ quả tất yếu là những bất ổn về lãi suất, nợ xấu. Đỉnh điểm căng thẳng vào thời điểm cuối năm 2011, khi không thu hồi được các khoản nợ của khách hàng, các ngân hàng đi vay đã không thanh toán được các khoản vay vốn LNH đáo hạn, các ngân hàng chủ nợ cũng bị đẩy vào tình trạng bị động trong cân đối nguồn, từ đó làm nợ xấu cho vay LNH càng tăng cao và đe dọa tình hình thanh khoản của tồn hệ thống.

Mặc dù Thơng tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay giữa các TCTD cho thấy NHNN đã có sự sắp xếp và lập lại trật tự trên thị trường LNH. Tuy nhiên thơng tư 21 chính thức có hiệu lực vào ngày 01/09/2012 trong khi việc chây ì trả nợ của các NHTM là từ thời điểm tháng 9, tháng 10/2011 và cho đến cuối năm 2012, giữa các ngân hàng vẫn chưa có hướng để giải quyết, xử lý các khoản nợ này. Điều này gây giảm sút nghiêm trọng về uy tín trong tồn hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc các ngân hàng thừa thanh khoản chỉ thận trọng cho vay các ngân hàng

quy mô lớn với mức lãi suất khá khiêm tốn (có thời điểm 2 - 3%/năm kỳ hạn 1 tuần) hoặc yêu cầu các ngân hàng đi vay phải có tài sản đảm bảo. Do đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình thanh khoản của tồn hệ thống trong giai đoạn này.

Tính liên kết trong hệ thống các NHTM chưa cao

Các ngân hàng vì cạnh tranh nhau, bằng nhiều hình thức vượt trần lãi suất quy định, đẩy cao lãi suất lên tạo khe hở cho khách hàng “làm giá”, đòi thỏa thuận tăng lãi suất với ngân hàng. Giai đoạn từ năm 2009 - 2011 thường xuyên có hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP kiên long , luận văn thạc sĩ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)