Khái quát về quản trị RRTK ở Malaysia và bài học kinh nghiệm đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP kiên long , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 38)

NHTM Việt Nam

1.5.1. Khái quát về quản trị RRTK tại Malaysia

Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) yêu cầu các ngân hàng trong hệ thống phải có chiến lược nội bộ để quản trị RRTK, tuân thủ chặt chẽ theo các quy định của “Khung thanh khoản”, kết hợp với các nguyên tắc quản trị RRTK được khuyến nghị bởi Ủy ban Basel. Theo đó, HĐQT của một ngân hàng là cơ quan duyệt chiến lựợc và các chính sách cơ bản liên quan đến quản trị RRTK của ngân hàng. Các cán bộ quản

trị cao cấp của ngân hàng thực hiện những biện pháp cần thiết, chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát RRTK. Các quy định cụ thể để đo lường và quản trị RRTK như sau:

- Các ngân hàng phải thiết lập một quy trình nội bộ để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát RRTK.

- Các ngân hàng phải sử dụng kế hoạch đa dạng hóa rủi ro chủ yếu là đa dạng hóa các nguồn tài trợ như thu hút lượng tiền gửi từ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau (từ cá nhân, doanh nghiệp nhỏ đến các tập đồn quy mơ) ở các lĩnh vực hoạt động, ngành nghề khác nhau; hoặc đa dạng hóa các cơng cụ tài trợ (CDs, Repos,…) để hấp dẫn các nhà đầu tư và từ đó ngân hàng phát hành dễ dàng có được nguồn tài trợ bổ sung. Việc đa dạng hóa các nguồn và cơng cụ tài trợ cũng phải gắn liền với việc đa dạng hóa các kỳ hạn tài trợ, tránh tập trung quá lớn vào một kỳ hạn cụ thể.

- Các ngân hàng phải chủ động quản lý tài sản thế chấp và xác định trạng thái thanh khoản ròng trong ngày đối với tất cả các loại tiền tệ mà ngân hàng kinh doanh. Theo yêu cầu, các ngân hàng phải phân loại tài sản và nợ phải trả theo 6 kỳ hạn, thời gian có thể từ dưới một tuần đến hơn một năm để xác định mức chênh lệch thanh khoản ròng theo từng kỳ hạn. Sau đó các ngân hàng được yêu cầu tiếp tục tính tốn mức chênh lệch thanh khoản ròng theo 2 kịch bản: (i) sự rút tiền đột ngột của 3% tổng số tiền gửi trong khoảng thời gian một tuần, (ii) sự rút tiền đột ngột của 5% tổng tiền gửi trong khoảng thời gian một tháng. Trong cả hai trường hợp các ngân hàng phải đảm bảo rằng đã nắm giữ đủ lượng tài sản thanh khoản để duy trì được trạng thái thanh khoản ròng dương, đảm bảo đủ thanh khoản để trang trải bất kỳ dòng tiền đột ngột ra khỏi ngân hàng trong vòng một tháng.

- Các ngân hàng phải duy trì một vùng đệm thanh khoản an tồn bao gồm tài sản có tính thanh khoản cao cũng như hạn mức tín dụng sẵn có để có thể chống lại các kịch bản căng thẳng, đặc biệt là để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Thực tiễn tại Malaysia, các ngân hàng rất chú trọng nắm giữ một lượng lớn tài sản thanh khoản. Thật vậy, nguy cơ RRTK cao nhất trong giai đoạn năm 2006 - 2007, khi các ngân hàng rơi vào trạng thái chênh lệch kỳ hạn âm mà chủ yếu là ở khung kỳ hạn ngắn nhất trong thang đo kỳ hạn và sự thiếu kinh nghiệm trong cho vay tài trợ. Mặc dù

vậy, chênh lệch kỳ hạn âm này đã được bù đắp đủ bằng lượng tài sản thanh khoản nhiều nhất trong thời kỳ này.

- Các ngân hàng trong hệ thống bắt buộc phải trải qua các bài kiểm tra sức chịu đựng (stress test) và phân tích các kịch bản nhằm xác định điểm yếu, lỗ hổng vị trí thanh khoản để kịp thời ứng phó khi xảy ra căng thẳng thanh khoản theo định kỳ nửa năm một lần.

- Ngoài ra mỗi ngân hàng phải lập kế hoạch vốn dự phịng, việc này nằm trong chiến lược đối phó với khủng hoảng.

- Các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ DTBB là 8% (với DTBB là thặng dư giữa TSC và TSN trừ đi dự phòng rủi ro). Bên cạnh đó, để xác định trạng thái thanh khoản, dự báo nguy cơ RRTK, các ngân hàng thiết lập các giới hạn nội bộ là các các chỉ số thanh khoản bao gồm: Thặng dư trên chênh lệch dòng tiền; Cho vay trên tổng tiền gửi; Vay nước ngồi rịng/Tổng nợ phải trả trong nước; Vay liên ngân hàng trong nước ròng/Tổng nợ phải trả trong nước; Vay liên ngân hàng trong nước kỳ hạn ngắn/Tổng nguồn vốn ngắn hạn trong nước.

- BNM yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo thơng tin về tình trạng thanh khoản của ngân hàng theo định kỳ hàng tháng. Các báo cáo tập trung các chỉ tiêu về nguồn vốn huy động; tỷ lệ cho vay trên tiền gửi; chi tiết các khoản nợ ngắn hạn; chi tiết các tài sản có tính thanh khoản; báo cáo về độ lệch kỳ hạn; báo cáo về độ lệch cung cầu thanh khoản và một số các tỷ lệ thanh khoản khác.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam

Qua tìm hiểu khái quát quản trị RRTK tại Malaysia, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản trị RRTK cho các NHTM Việt Nam như sau:

- Các NHTM cần phải lập kế hoạch vốn dự phòng và đa dạng các nguồn vốn tài trợ. Việc đa dạng hóa nguồn tài trợ về dạng đầu tư, địa phương, sản phẩm và công cụ đầu tư là một yếu tố quan trọng nhằm gia tăng nguồn cung thanh khoản, cho phép các ngân hàng chủ động trong quản trị RRTK. Đồng thời việc lập kế hoạch vốn dự phòng cho từng giai đoạn cụ thể sẽ giúp các ngân hàng ứng phó kịp thời trước các phản ứng của thị trường khi các chỉ số thanh khoản tăng hoặc giảm trên một số mức ngưỡng.

- Các NHTM cần duy trì một tấm đệm thanh khoản thật vững chắc, đó là một tỷ trọng nhất định TSC có tính thanh khoản cao dễ chuyển đổi thành tiền trong TTS của ngân hàng như Trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ,… điều này sẽ giúp các NHTM tăng năng lực đối phó trước những tác động bất lợi từ các cú sốc thị trường và tạo ra một môi trường hoạt động ổn định để có thể triển khai hiệu quả các phương án kinh doanh.

- Quy trình quản trị thanh khoản nội bộ của mỗi ngân hàng cần được thực hiện minh bạch hơn và cần xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong quy trình này. Các NHTM trong hệ thống cũng cần phải trải qua việc kiểm tra sức chịu đựng trước cú sốc thanh khoản như là một phần bắt buộc trong chính sách quản trị RRTK. Việc kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng giữ vai trò quan trọng giúp các ngân hàng chủ động hơn trước những tình huống căng thẳng thanh khoản có thể xảy ra. Tần số tiến hành các cuộc kiểm tra này có thể định kỳ theo hàng tháng, quý hoặc hàng năm.

- Các ngân hàng cần áp dụng có hiệu quả các biện pháp đo lường và quản trị thanh khoản để nắm chắc trạng thái thanh khoản của mỗi ngân hàng. Đồng thời các ngân hàng phải báo cáo tình hình thanh khoản thường xuyên, chặt chẽ và tương đối toàn diện theo yêu cầu của NHNN.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã tìm hiểu về cơ sở lý luận của thanh khoản, RRTK và quản trị RRTK. Đồng thời cũng nêu lên ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản trị RRTK trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Từ kinh nghiệm quản trị RRTK của Ngân hàng Trung ương Malaysia đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

Trong thời gian qua, khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, các NHTM Việt Nam nói chung và Kienlongbank nói riêng đã gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác quản trị RRTK. Để tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này, ở chương 2 luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng quản trị RRTK tại Kienlongbank trong giai đoạn từ năm 2009 - 2012.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP kiên long , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)